VNTB
Phùng Hoài Ngọc biên dịch và giới thiệu(VNTB) - Mời bạn nhân dịp Tết Ất Mùi đi du lịch quần đảo Hoàng Sa quá giang sách giáo khoa Tàu.
課文22 : 富饶的西沙群岛
(Bài học 22: Phú nhiêu đích Tây Sa* quần đảo)
Đó là tên bài học số 22 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp Ba quyển 1
xuất bản ở Thượng Hải, Trung Quốc (xuất bản lần đầu 2003, tái bản 2013,
trang 87-89, bản in).Bài học yêu cầu trình độ học sinh lớp Ba của Trung cộng phải được biết về Hoàng Sa như thế.
Nhớ lại chuyện ở Việt Nam, năm 2007 những người yêu nước tự nguyện đi biểu tình đòi hai quần đảo, một lão bí thư chi bộ ở vùng Sài Gòn (TP.HCM) le te mắng mỏ những người biểu tình ấy. Một phóng viên chià mic ra phỏng vấn lão, lão đáp tỉnh queo rằng “có cái bãi hoang chim ỉa thôi mà đòi ầm ĩ làm chi”. Đó là một kiểu bí thư chi bộ điển hình ở Việt Nam, chả cần biết quần đảo Hoàng Sa là cái ất giáp gì, cũng như nhiều việc khác, bí thư chi bộ chẳng cần tư duy, chỉ cần nói dựa theo ý cấp trên là xong. Đáng phê phán và thương hại biết bao !
Một gợi ý nên chăng: đảng bộ TP.HCM bố trí cho lão bí thư ấy và những bí thư tương tự đi du học lớp Ba tiểu học bên xứ 16 vàng 4 tốt để xứng đáng làm bí thư chi bộ đảng cộng sản Việt Nam nha.
Bài số 22. Quần đảo Tây Sa giàu đẹpBìa sách Ngữ văn lớp 3 quyển thượng xuất bản ở Thượng Hải:
Quần đảo Tây Sa là một quần đảo nằm trên Nam Hải (Biển Đông), là tuyến tiền tiêu phòng vệ trên biển của tổ quốc ta. Nơi đó cảnh quan đẹp tuyệt, sản vật thiên nhiên phong phú, là một xứ đáng yêu.
Quần đảo Tây Sa có dải nước biển tươi đẹp lấp lánh, tráng lệ không nơi nào sánh được: nước biển có lúc xanh lam, có lúc xanh nhạt, có lúc xanh lục nhạt, có lúc màu vàng quả quất. Từng khối, từng dòng đan xen nhau. Vì đáy biển mấp mô không bằng phẳng, có những vách đá, khe ngòi, nước biển khi đậm khi nhạt, nhìn theo mặt biển, màu sắc khác nhau không đều.
Trên các mỏm đá dưới đáy biển mọc lên các loại san hô, có loại giống đóa hoa đang nở e ấp, có loại phân nhánh như sừng hươu. Hải sâm khắp nơi đều có, dưới đáy biển đung đưa chậm rãi. Loài tôm hùm toàn thân trùm vỏ bọc xẻ rãnh, kéo nhau lượn qua lượn lại, trông vẻ khoan thai oai vệ.
Cá quần tụ thành đàn lũ lượt bơi xuyên qua các bụi cây san hô rất đẹp mắt. Có loài toàn thân chúng như được bao bọc hoa văn nhiều màu sắc; có loài trên đầu mọc lên một cái tua màu hồng, có loài toàn thân giống như gắn những chiếc quạt, lúc bơi lượn lờ mềm mại; có loại mắt tròn bóng loáng, trên thân mọc đầy gai, lúc phồng lên tròn như quả cầu da. Số lượng các loài cá nhiều không kể hết. Cũng như nhiều người thường nói, quần đảo Tây Sa một nửa là nước, một nửa là cá.
Trên bãi biển có nhiều vỏ sò xinh đẹp đếm không thể hết, loại lớn, loại nhỏ mảu sắc không đều, đủ thứ hình thù kì lạ. Thú vị nhất phải kể rùa biển, khoảng thời gian tháng Tư tháng Năm, rùa biển loại lớn kết thành từng đàn kéo nhau bò lên bãi biển đẻ trứng. Ngư dân lật ngửa mình rùa biển khiến bốn chân nó hướng lên trời, không thể nào chạy trốn được.
Quần đảo Tây Sa cũng là thế giới của chim. Trên đảo có từng mảng rừng rậm rạp, trong rừng cây có nhiều loại chim biển làm tổ ở. Khắp nơi là trứng chim rải rác. Dưới mỗi gốc cây là những đống phân chim dày, đó là loại phân bón rất quý giá.
Quần đảo Tây Sa giàu đẹp ấy là nơi sinh trưởng của nhiều thế hệ tổ tiên chúng ta. Cùng với công cuộc xây dựng tổ quốc, quần đảo Tây Sa ắt sẽ thay đổi ngày càng xinh đẹp, giàu có hơn.
Chú thích: *Người Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands) hiện là huyện Hoàng Sa biên chế vào thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Vùng biển của quần đảo Hoàng Sa rộng hơn 500.000 km², có tổng cộng 40 đảo chia ra hai nhóm trong đó có nhóm 29 đảo nổi lên trên mặt biển.
Tiếp theo, mời bạn đọc hãy xem Trung cộng nhồi nhét quần đảo Trường Sa vào đầu óc non nớt của học sinh lớp Ba ở Giang Tô như thế nào.
苏教版三年级语文下册
(Tô giáo bản tam niên cấp Ngữ văn hạ sách)
Bản in của tỉnh Giang Tô: Ngữ văn lớp Ba quyển hạ
課文 2:“美丽的南沙群岛”
Quần đảo Nam Sa mỹ lệ
Bài học số 2. (bản dịch)- Theo truyền thuyết, một tiên nữ giáng cõi trần, ném xuống vùng biển rộng lớn xa xôi phía Nam Trung Quốc từng xâu chuỗi hạt trân châu bóng ngời, đó là quần đảo Nam Sa mỹ lệ. Nam Sa quần đảo nằm ở chót cực nam của tổ quốc chúng ta, với hơn hai trăm đảo nhỏ, những tảng đá lớn ngầm bủa giăng chằng chịt bày ra như bàn cờ.
- Nam Sa là một kho tàng chứa bảo vật màu lam khổng lồ của tổ quốc. Nàng tiên nữ đã cho chúng ta một nguồn sinh vật biển quý giá với số lượng nhiều khó đo lường được, cất giữ che giấu một nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, lưu trữ nguồn năng lượng biển dùng không bao giờ hết. Dưới những tầng cát sâu, chứa đựng trữ lượng dầu khí vô cùng dồi dào mà thiên hạ ca tụng là “vịnh Ba Tư thứ hai”.
- Nam Sa cũng là một thế giới đẹp mê người. Trời xanh một màu xanh lam ngọc, biển là một khối ngọc phỉ thúy. Trông xa, trời nước nối liền, phỉ thủy hòa lẫn lam ngọc hợp bích, diện mạo thật hùng tráng, sung mãn. Cúi nhìn nước biển xanh trong, sáng ngời thấy rõ những con tôm hùm, cá chim, rùa biển ngũ sắc rực rỡ, khiến tâm hồn con người rất phóng khoáng vui vẻ. Những làn sóng xanh bao la bát ngát trên vùng biển Nam Sa, miên man sóng bạc đầu, từng lớp từng lớp nâng đỡ rồi tung lên những bọt sóng tuyệt đẹp, chừng như đang nhảy múa dâng hoa chào đón mọi người. Có thể khẳng định, quần đảo Nam Sa trong tương lai sẽ là một nơi thắng cảnh cực kỳ hấp dẫn du khách bốn phương.
揮
Chú thíchNgười Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands)
Trường Sa diện tích gần 160.000 km, kích thước 800 kmx 600 km, khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (phía TQ),
Tổng diện tích đất nổi thường xuyên của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km² tới 11 km², phần còn lại bị chìm khuất khi thủy triều lên. Đảo Song Tử Tây là đảo san hô, cao nhất với cao độ 4 m so với mực nước biển.
Hiện còn tranh chấp giữa Việt Nam với Brunei, Philippins, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc (riêng TQ và Đài Loan tự ý vạch ra đường chữ U-chín khúc- lưỡi bò tham lam trùm tất cả).
Tin mới nhận: Trung cộng đang cho xây các đảo nhân tạo nhô lên trên các bãi ngầm, đảo ngầm ở Trường Sa làm căn cứ quân sự. Giới bình luận quốc tế cho rằng quốc tế sẽ không công nhận những “lãnh địa” nhân tạo.
Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Khi sắp kết thúc bài viết này, chúng tôi mới nghe tin: hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã vào chương trình dạy của các trường học ở Sài Gòn – TP. HCM từ năm học 2015.
Vậy là, Sài Gòn đã đi trước Hà Nội một bước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét