Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-04-2
Diễn dàn công dân ASEAN lần thứ 10
Sáng hôm nay 22 tháng 4, bốn ngày trước khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 khai mạc, Diễn dàn công dân ASEAN lần thứ 10 chính thức diễn ra tại Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia với đông đảo người tham dự đến từ đến nhiều quốc gia. Bên cạnh công dân ASEAN còn có cả người đang sinh sống tại nước ngoài quan tâm đến Diễn đàn này không ngại đường xa trở về nhằm góp phần tạo cơ hội cho Diễn đàn có tiếng nói chung, trung thực và hiệu quả hơn.
Diễn đàn Công dân ASEAN được gọi tắt là APF (ASEAN People’s Forum) được nguyên Thủ tướng Malaysia là ông Abdulah Badawi có sáng kiến mở ra mười năm về trước. Trong suốt thời gian đó các tổ chức núp dưới danh xưng Xã hội dân sự nhưng thật ra do nhà nước thành lập đã liên tục điều phối Diễn đàn dưới tên gọi GONGO (government organized NGO), tức là tổ chức phi chính phủ nhưng lại do chính phủ quản lý điều hành, và vì vậy các tổ chức Xã hội dân sự độc lập không có cơ hội tham gia vào Diễn đàn này hầu góp tiếng nói của mình cho Diễn đàn quan trọng nhất Đông nam á.
Từ trong nước, trước khi Diễn đàn khai mạc, một tuyên bố chung có chữ ký của 21 tổ chức Xã hội dân sự độc lập được gửi tới cho Diễn đàn Công dân ASEAN nhằm khẳng định tính chính đáng của mình là những tổ chức Xã hội dân sự độc lập bất kể sự không thừa nhận của nhà nước.
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện cho Giáo dân Cồn Dầu có mặt tại Diễn đàn ngày hôm nay cho biết mục đích của chuyến đi dài từ Hoa Kỳ về Malaysia để tham gia hội nghị:
Chúng tôi đại diện cho giáo dân Cồn Dầu và qua đó tất cả những tổ chức Xã hội dân sự độc lập của VN không được phép tham dự thì chúng tôi lên tiếng cho các tổ chức Xã hội dân sự đó của VN để có tiếng nói trong Diễn đàn xã hội dân sự của ĐNÁ là một diễn đàn rất quan trọng qua đó phát huy dân chủ, tự do cho ĐNÁ-Tôi tên Trần Thanh Tùng đại diện cho giáo dân Cồn Dầu đây là lần đầu tiên tôi tham dự diễn đàn này nhưng trước đây ba tháng tôi đã có cơ hội đại diện cho giáo dân Cồn Dầu tham gia việc chuẩn bị cho kỳ đại hội này. Hôm nay tôi cùng phái đoàn từ Hoa Kỳ cũng như trong nước có mặt ở đây cùng với Ban tổ chức chúng tôi đại diện cho giáo dân Cồn Dầu và qua đó tất cả những tổ chức Xã hội dân sự độc lập của Việt Nam không được phép tham dự thì chúng tôi lên tiếng cho các tổ chức Xã hội dân sự đó của Việt Nam để có tiếng nói trong Diễn đàn xã hội dân sự của Đông Nam á là một diễn đàn rất quan trọng qua đó phát huy dân chủ, tự do cho Đông Nam á cũng như đất nước Việt Nam.
Ông Trần Thanh Tùng
Bà Debbie Storhard một công dân Malaysia, thành viên tổ chức của Diễn đàn cho biết cảm tưởng của mình trước sự kiện quan trọng này:
-Tôi là Debbie Storhard, là một người Malaysia làm việc cho tổ chức Nhân quyền và dân chủ cho Miến Điện đã 26 năm, tôi hãnh diện được là người tham gia tổ chức cho hội nghị APF lần này vì tôi rất quan tâm đối với những người đang hoạt động tại Miến. Rất nhiều người bạn của chúng tôi đã không đến Malaysia để tham dự được hội nghị quan trọng này.
Nhiều người hoạt động cho dân chủ nhân quyền đang bị càn quét và kết án bởi chính phủ. Sinh viên bị bắt, bị sách nhiễu vì đã tham gia biểu tình một cách ôn hòa chống lại bản hiến pháp. Hàng trăm nông dân và người dân vùng thôn quê đang đối diện với nhà tù vì chống lại biện pháp cưỡng chế đất đai của chính quyền. Người dân tại khu vực San đang là đối tượng bị tấn công bởi quân đội và bây giờ đang bước vào năm thứ tư của cuộc nội chiến. Người Rohinya và Hồi giáo bị kết án ngày một nhiều hơn và chính quyền Miến Điện đã thông qua đạo luật chống lại những người không phải là Phật giáo và can thiệp thô bạo vào hôn nhân của những người khác tín ngưỡng.
Tôi hy vọng hội nghị APF lần này sẽ báo động cho các thành viên ASEAN biết những gì đang xảy ra tại Miến Điện.
Bốn chủ đề chính của APF
Căn cứ trên nguyên tắc lấy người dân ASEAN làm trung tâm, mục tiêu mà APF đặt ra trong năm nay có bốn chủ đề chính. Thứ nhất phải đảm bảo công lý trong khi phát triển. Thứ hai, trong tiến trình quản lý quốc gia, dân chủ và các quyền tự do cơ bản của người dân phải được tôn trọng. Thứ ba, hòa bình và an ninh khu vực phải được các nước cam kết đặt trọng tâm vào các cuộc đàm phán, tôn trọng lẫn nhau trong đó phải tôn trọng quyền lợi của xã hội. Thứ tư, phải chấm dứt tình trạng phân biệt và đối xử bất bình đẳng giữa chính phủ và công dân.
Cảm tưởng của tôi đối với Diễn Đàn Công dân ASEAN là rất hồi hộp vì sẽ thấy chính người dân ASEAN lên tiếng về ASEAN. Bởi vì ASEAN là một đề án rất chuyên biệt và tiếng nói của chính người dân tại đây sẽ tác động lên các chính quyềnAnh Salam Em Saram đến từ Cambodia cho biết sự quan tâm của mình đối với Diễn đàn:
Marina Kristina (Indonesia)
–Tên tôi là Salam Em Saram đến từ Cambodia. Tôi rất hồi hộp có mặt tại đây vì muốn tìm hiểu thêm các hoạt động dân sự của người dân các nước ASEAN các vấn đề phát triển đặc biệt là vấn đề môi sinh cho cư dân trong khu vực.
Một người Lào khác, anh Saksakih tuy sống ở Mỹ nhưng cũng trở về tham dự Diễn đàn cho biết cảm tưởng của mình:
-Tên tôi là Saksakih Silum Shak tôi đến từ Hoa Kỳ tôi đến đây theo dõi Diễn đàn công dân ASEAN với hy vọng một sự chuyển đổi nào đó từ cộng sản sang tự do dân chủ. Tôi là người Lào nhưng sống tại Mỹ và đến đây để giúp cho đồng bào tôi những người không thể lên tiếng biết thêm thông tin của diễn đàn này.
Diễn đàn không những theo đuổi bốn mục tiêu như đã nói mà còn chú ý đào sâu những vấn đề khác của các quốc gia ASEAN. Từ chuyện bảo vệ người phụ nữ cho tới việc điều hành Internet của các chính phủ. Từ vấn đề môi sinh cho tới chống tra tấn và bảo vệ nhân quyền, những quan tâm này sẽ được thảo luận và kiến nghị cho các lãnh đạo ASEAN.
Bà Marina Kristina với quốc tịch Indonesia cho biết hy vọng của bà trước tầm quan trọng của Diễn đàn, bà nói:
-Tôi là Marina Kristina, là người Indonesia nhưng làm việc tại Kuala Lumpur. Cảm tưởng của tôi đối với Diễn Đàn Công dân ASEAN là rất hồi hộp vì sẽ thấy chính người dân ASEAN lên tiếng về ASEAN. Bởi vì ASEAN là một đề án rất chuyên biệt và tiếng nói của chính người dân tại đây sẽ tác động lên các chính quyền . Đây là thời điểm rất tốt để diễn đàn này cất lên tiếng nói chung cho chính họ.
Theo thông lệ, bản tuyên bố chung của Diễn đàn được thành lập sau khi hội nghị kết thúc và sẽ được gửi đến lãnh đạo ASEAN nhưng lần này, Ban tổ chức đã quyết định tập họp lấy ý kiến chung từ các Tổ chức xã hội dân sự trước khi hội nghị khai mạc nhằm có một nội dung đa dạng và phong phú hơn, nhất là tạo điều kiện cho các tổ chức độc lập có thêm tiếng nói. Ông Trần Thanh Tùng cho biết thêm chi tiết về vấn đề này:
-Trước đây ba tháng chúng tôi có tham dự các cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị này và trong kỳ họp đó chúng tôi góp ý cho bản thông cáo chung của Diễn đàn công dân ASEAN, trong đó xác định những mục tiêu đã đạt được cho tất cả các quốc gia Đông Nam á trong đó có những điều chúng tôi đòi hỏi phải được ghi vào như vấn đề đa đảng, vấn đề dân chủ, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí….những điều này đã được ghi trong thông cáo chung cho Diễn đàn công dân ASEAN ngày hôm nay.
Diễn đàn Công dân ASEAN kéo dài ba ngày từ 22 tới 24 tháng 4 năm 2015 với hàng chục buổi hội thảo quan trọng của tham dự viên. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin cho tới ngày bế mạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét