Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Thư gửi ông giáo Vũ Quang Hiển


Lịch sử phải là những sự kiện có thật 100% như nó vốn đã xảy ra. [«Sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang tùy ý muốn của mình»]. (Xã luận trên Báo Nhân Dân, ngày 29/05/1978).
Kính thưa ông PG$ Vũ Quang Hiển,
Ông có biết chăng “il vaut mieux garder votre gueule fermée et laissez les gens pensent que vous êtes un imbécile, que de l’ouvrir et d’y enlever tout leur doute”. Tôi buộc phải dịch ra tiếng Việt vì chủ quan tin rằng ông đếch biết tiếng Pháp: Chẳng thà không nói, để thiên hạ tưởng mình là một đứa ngu ngốc, còn hơn mở họng ra và xoá hết mọi nghi ngờ.» (Mark Twain). Nội mấy lời phát ngôn về hậu 30-4-1975 này, ông đã bổng dưng nổi tiếng, nhưng là lưu xú vạn niên, thưa ông PG$ VQH. Nah.

 
Đại Nghĩa (Danlambao) – Nhân đọc bài của Phó giáo sư sử học Vũ Quang Hiển trên đài BBC (*) ngày 18-4-2015 tôi bỗng thấy mình có thắc mắc, không biết ông Phó giáo sư này có như giáo sư sử học Hà Văn Thịnh trước đây không?
Tôi còn nhớ khi trả lời phóng viên Mạc Việt Hồng trên báo mạng Đàn Chim Việt ngày 19-5-2010, giáo sư Thịnh đã có can đảm nói ra một sự thật phũ phàng mà ngày nay tôi thấy ông giáo Hiển cũng lại phải bệnh nói dối, nói “dối lem lẻm”, nói dối không biết ngượng, Giáo sư Thịnh đã thú nhận rằng:
“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được…
 
Sự dối trá làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, ‘Lịch sử theo trang sách học trò’, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. (ĐanChimViet online ngày 19-5-2010)
Chính vì những vị giáo sư dậy sử nói dối, trong đó có cả Phó giáo sư Vũ Quang Hiển cho nên học sinh ngày nay không thích học môn sử nữa, để chứng minh điều này, “Học sinh xé giấy mừng không thi tốt nghiệp môn sử”, bài được báo mạng nhà nước VNExpress đăng ngày chúa nhật 7-4-2013)
“Rất đông học sinh tập trung ra hành lang, hò hét và đồng loạt xé giấy thả xuống rơi trắng cả sân trường”. 
Qua sự việc kể trên, tôi thấy khi trả lời Đài BBC, ông giáo Hiển thứ nhứt đã không nắm bắt được tình hình thực tế đã xảy ra trước mắt suốt 40 năm qua, thứ hai giáo sư Hiển chỉ là một con vẹt lập lại những điều tuyên truyền láo khoét của đảng CSVN cho nên ông đã nói:
1- “Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc”.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, là con của một vị khai quốc công thần của chế độ, người nầy chắc chắn có đầy đủ tư cách và uy tín hơn ông giáo Hiển nhiều đã vạch rõ cái điều mà ông giáo Hiển đã bố láo.
“Cái chuyện bắt và đưa đi cải tạo hay là giam một cách trá hình như thế rất nhiều quân nhân và viên chức của chính quyền Sài Gòn thì tôi cho đấy là hành vi phản bội dân tộc. Bởi vì dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn nói là anh em, đồng bào, tức cùng một mẹ đẻ ra, cùng là người Việt, cùng một nguồn gốc. Đánh thắng rồi lại muốn tiếp tục tiêu diệt người ta sau khi chiến thắng thì tôi cho đấy là một tội ác”.(RFA online ngày 31-8-2013)
Ông giáo Hiển đã nói:
2- “Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó”.
Ông giáo Hiển bảo đây là chính sách công khai ấy thế mà phải dùng biện pháp đánh lừa thiên hạ. Nhà báo cộng sản Huy Đức đã vạch trần cái mưu mẹo nầy trong tác phẩm “Bên thắng cuộc” như sau:
“Theo ông Võ Văn Kiệt, đảng ủy Quân quản và Trung ương Cục cũng đã bàn luận rất nhiều, không chỉ là tính những thủ thuật để hàng trăm nghìn sĩ quan quân đội Miền Nam tự khăn gói vào tù mà còn đề ra mục tiêu chính trị cho việc tập trung cải tạo”. (Bên thắng cuộc. I – trang 65)
Ngoài ra Việt cộng còn xấc xược tuyên bố rằng:
Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính”. (Bên thắng cuộc.I – trang 66)
Ông giáo Hiển lại bố láo thêm:
3- “Thế còn việc tập trung học tập cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đày. Nếu nói là tù đày, thì tôi nghĩ đó là sự xuyên tạc”.
Giáo sư tiến sĩ Địa chất Nguyễn Thanh Giang, người đảng viên cộng sản từ những năm chống Pháp hiện ở Hà Nội trả lời cho ông Hiển như sau:
Hàng loạt nhà tù trắng trợn, nhà tù trá hình được dựng lên để cùm kẹp, để cải tạo, để giáo dục, để chỉnh huấn…với đằng đẵng thời gian và muôn vàn phương thức đày ải. Cho đến con cháu, họ hàng của những người tù, những ‘cải tạo viên’ cũng bị phân biệt đối xử, bị tước bỏ bớt nhân quyền so với cái nhân quyền chung của dân tộc Việt Nam vốn đã như ‘miếng da lừa’. Đến nỗi hàng vạn, hàng triệu người phải cắn môi, gạt nước mắt giã từ bè bạn, chia tay họ hàng, từ bỏ tài sản, rời bỏ quê hương đi biệt xứ”. (Thông Luận online ngày 14-11-2007)
Với những chứng minh kể trên thiển nghĩ đã đủ để cho một “sử gia từ Hà Nội” bớt khua môi múa mỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét