Nguoiduatin.vn
TQ, Thái Lan hợp tác xây kênh đào để không phải đi qua Eo Malacca
Vị trí mà Trung Quốc và Thái Lan sẽ tiến hành xây dựng con kênh này được xác định nằm ở Kra Isthmus – vùng đất hẹp nhất trên bán đảo Malay ở miền Nam Thái Lan.
Dự án tham vọng của TQ và Thái Lan nhằm chấm dứt hoạt động lưu thông tàu bè qua Eo Malacca, nơi có sự hiện diện của tàu chiến Mỹ
Tờ Phương Đông Nhật Báo tại Hồng Kông, Trung Quốc đưa tin cho biết, gần đây, chính quyền Trung Quốc và chính quyền Thái Lan đã đạt được một thoả thuận quan trọng và tham vọng khi nhóm họp tại Quảng Châu trong đó hai nước này sẽ hợp tác xây dựng một kênh đào dài hơn 100 km để không phải đi qua Eo Malacca.
Vị trí mà Trung Quốc và Thái Lan sẽ tiến hành xây dựng con kênh này được xác định nằm ở Kra Isthmus – vùng đất hẹp nhất trên bán đảo Malay ở miền Nam Thái Lan. Dự kiến công trình này sẽ sớm được Trung Quốc và Thái Lan bắt tay khởi công xây dựng – báo Phương Đông Nhật Báo cho hay.
Về sự kiện này, báo chí Đài Loan bình luận, đây là thoả thuận giữa Bắc Kinh và Băng Cốc được đưa ra sau nhiều nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 và Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới của Tập Cận Bình.
Hiện nay, Trung Quốc cũng đã thiết lập một hàng lang kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan và dự án đường sắt cao tốc nối liền với Nga.
Về kênh đào ở Đông Nam Á, sau khi được xây dựng xong, con kênh dài hơn 100 km này sẽ cho phép tàu bè của Trung Quốc, Thái Lan hay các đối tác có trả phí sẽ có thể đi qua Vịnh Thái Lan tiến vào Thái Bình Dương hay Biển Andaman ở Ấn Độ Dương một cách nhanh chóng.
Tàu bè thương mại qua Eo Malacca sẽ chấm dứt trong 10 năm tới?
Con kênh này dự kiến sẽ rút ngắn quãng đương đi và tới hai đại dướng lớn khoảng 1200 km.Thoả thuận Quảng Châu
Theo báo chí Trung Quốc, tại các phiên đàm phán về hợp tác đầu tư tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc. Thái Lan và Trung Quốc đã ký kết một biên bản ghi nhớ về dự án xây dựng kênh đào tham vọng tại khu vực Kra Isthmus.
Theo đó, dự án này sẽ sớm đi vào hiện thực. Theo tính toán của Trung Quốc và Thái Lan, để đào xong con kênh này sẽ mất khoảng 10 năm, tổng số tiền sẽ dùng đến khoảng 28 tỷ USD.
Kênh đào này sẽ phục vụ chủ yếu là các tàu vận tải, thương mại chở dầu từ Trung Đông đến Trung Quốc mà không cần đi qua Eo Malacca.
Hiện nay, Eo biển Malacca là tuyến đường thông thương trên biển quan trọng nhất đối với hệ thống cung cấp, vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc. 80% lượng dầu mỏ của Trung Quốc nhập từ Trung Đông và châu Phí đều phải đi quan đây. Bên cạnh các tính toán chiến lược, tuyến đường biển quan trọng này cũng xuất hiện rất nhiều vụ cướp do hải tặc gây ra.
Nhận định của giới chuyên gia
Liang Yunxiang – một giáo sư củaTrường nghiên cứu quốc tế của Đại học Peking cho biết, thoả thuận ghi nhớ này đưa ra các gợi ý cho thấy Trung Quốc sẽ là nước điều hành chính khi dự án kênh đào tham vọng này được hoàn thiện. Điều này với Trung Quốc sẽ có ý nghĩa chính trị và chiến lược vô cùng to lớn.
Liang Yunxiang cho biết dự án này sẽ giúp cho Trung Quốc tăng cường và củng bố hợp tác của nước này với các thành viên của khối ASEAN trong chương trình Khu vực mậu dịch tự do khi không còn phụ thuộc vào Eo Malacca nữa.
Khi hoàn thành con kênh, việc di chuyển bằng thuyền sẽ được cắt giảm đi còn 2 đến 5 ngày, chi phí cũng sẽ giảm đáng kể. Số tiền này sẽ được dùng để đầu tư để phát triển cho các cảng chính ở Hồng Kông và lục địa Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, Trung Quốc cũng có thể gặp rủi ro chính trị khi thực hiện dự án này, đặc biệt là khi quan hệ giữa các thành viên trong khối ASEAN và Mỹ cũng như quan hệ Thái Lan – Hoa Kỳ vốn cũng có ảnh hưởng không kém ở khu vực.
Động thái của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh cũng cảm thấy lo ngại và sợ hãi trước viễn cảnh Hoa Kỳ dùng sức mạnh quân sự phong toả Eo Malacca, cắt đứt tuyến đường cung cấp dầu của Trung Quốc.
Sâu, rộng hơn kênh đào Panama
Kênh đào Panama
Huang Dong – một chuyên gia phân tích quân sự tại Ma Cao cho rằng, khi xây xong kênh đào ở Thái Lan, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc cũng được tăng cường hơn để có khả năng phản ứng với các cuộc xung đột. Việc Hải quân TQ gần đây đưa chiến hạm đến Yemen để sơ tán công dân cũng là một ví dụ dễ nhận thấy khi tình hình xung đột bạo lực tại quốc gia này đang gia tăng.Li Zhenfu – một giáo sư tại Đại học hàng hải Đại Liên, Trung Quốc cho biết, các công ty của Trung Quốc sẽ tham gia vào dự án tham vọng này, chắc chắc Trung Quốc sẽ có nhiều quyền hành trong việc điều hành con kênh khi nó được khai trương.
Thậm chí Trung Quốc có thể đàm phán hoặc từ chối cho tàu chiến của nước khác đi qua kênh đào trên lãnh thổ của Thái Lan, mục đích cuối cùng là gia tăng ảnh hưởng và bảo vệ các lợi ích mà Trung Quốc có được ở khu vực.
Trước đó, ý tưởng xây dựng một con kênh đào ở châu Á đã được hình thành từ thế kỷ thứ 17. Hơn 10 năm trước, Quốc vương của nhà nước Siam Chulalongkorn đã đưa ra đề nghị này nhưng khi đó khả năng của người Thái không thể thực hiện được dự án siêu lớn này.
Trung Quốc và Thái Lan đã đưa ra đề án xây dựng kênh đào qua Kra Isthmus với hai chiều lưu thông, sâu 25 mét, dài 102 km và rộng 400 mét. Kênh đào nổi tiếng thế giới Panama cũng chỉ sâu 15 mét, rộng 304 mét.
Hoà Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét