Tác giả bài viết so sánh cuộc thanh trừng hiện nay tại Trung
Quốc với các chiến dịch tiêu diệt « kẻ thù Cách mạng » dưới thời Mao
cách đây hơn nửa thế kỷ. Bộ máy kỷ luật nội bộ và cơ quan điều tra của
Đảng được quyền làm mọi thứ, bất chấp luật pháp, nhằm vãn hồi uy tín
đang tan nát của chế độ.
Le Monde điểm lại các diễn biến chính của cuộc thanh trừng, kể từ hồi một với vụ bắt giữ nhân vật số hai của tỉnh Tứ Xuyên Lý Xuân Thành (Li Chungcheng), tháng 12/2012, cho đến vụ nhà sản xuất phim Lý Minh (Li Ming), người được hưởng nhiều hợp đồng rất béo bở với truyền hình trung ương Trung Quốc, tử vong sau khi bị các thanh tra nội bộ đảng thẩm vấn, hồi tháng 1/2014.
Điểm chung duy nhất giữa những người bị giam giữ trong đợt thanh trừng này, từ lãnh đạo một tập đoàn kinh tế đang ngày càng có ảnh hưởng quốc tế lớn, một thứ trưởng công an, một ông chủ tập đoàn khách sạn hay một giám đốc mật vụ thành phố Bắc Kinh là quan hệ thân cận có thực, hay được giả định với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Tại Trung Quốc, trên báo chí chính thức, danh tính của Chu Vĩnh Khang – cái đích cuối cùng của chiến dịch này - hiếm khi được nhắc đến, cho dù gọng kìm dường như ngày càng khép lại xung quanh con người này.
Từ California, bà Mary Zhan Minli, 71 tuổi - có con gái kết hôn với ông Chu Bân (Zhou Bin), con trai của ông Chu Vĩnh Khang – cho tờ Wall Street Journal biết hồi cuối tháng 3/2014, rằng bà không còn liên lạc được với các con và chồng, một người Mỹ gốc Hoa, sau cuộc đàm thoại qua Skype cuối năm 2013, bị cắt nửa chừng. Bà thông gia với ông Chu Vĩnh Khang cho hay rất hoảng sợ với « cuộc đấu đá chính trị » nhắm vào gia đình Chu Vĩnh Khang, nhưng bản thân bà cũng thừa nhận đã đứng tên cho một trong các công ty mà người con rể lập ra tại Trung Quốc, chuyên cung cấp thiết bị tin học cho tập đoàn dầu khí của nhà nước ….
Le Monde nhắc đến thủ tục « lưỡng quy » nội bộ, do các thanh tra của một ủy ban kỷ luật nội bộ của Đảng thực thi. Đây là bộ máy tự tung tự tác, có quyền bắt bớ và hành hạ bất cứ ai được coi là đối tượng điều tra, mà không gặp bất cứ trở ngại nào về pháp lý. Chính cơ quan kỷ luật nội bộ này đã được sử dụng trong chiến dịch triệt hạ vây cánh của Chu Vĩnh Khang.
Le Monde so sánh chiến dịch tiêu diệt « cả ruồi, lẫn hổ » (tức các giới chức bị cáo buộc tham nhũng) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuộc thanh trừng quy mô khổng lồ, được Mao Trạch Đông từng dùng để loại trừ các đối thủ, với hàng trăm nghìn người bị bắt bớ giam cần. Rất nhiều trong số đó bị tra tấn, hành quyết… Cuộc thanh trừng được kể lại trong cuốn "The Tragedy of Liberation : a History of the Chinese Revolution 1945-1957” (Tấn thảm kịch của cuộc giải phóng : Lịch sử cuộc cách mạng Trung Quốc 1945-1957) của nhà sử học Frank Dikotter, vừa ra mắt năm 2013.
“Con hổ lớn nhất” bị Mao hạ thủ vào thời điểm đó cũng là một lãnh đạo ngành an ninh.
Dù sao, trong thời đại truyền thông mạng, các thông tin về cuộc thanh trừng nội bộ hiện nay của ông Tập Cận Bình, đang dần dần lọt ra ngoài, phơi bày thực trạng kinh hoàng của hệ thống công an trị tại Trung Quốc.
Vì sao an ninh-cảnh sát miền đông Ukraina hiếm khi tuân lệnh Kiev ?
Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục là chủ đề nóng trên các báo Pháp. “Lối chơi của Putin nhằm bẻ gẫy Ukraina” là tựa bài xã luận của Le Monde. Vẫn về Ukraina, Le Monde có bài phóng sự “Hết thành phố này đến thành phố khác của Ukraina ngả về phe ly khai”. Hôm qua, trước tình hình diễn biến nhanh chóng, Kiev buộc phải đưa ra đề nghị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc thiết lập chế độ liên bang.
Le Figaro bên cạnh phóng sự về “Cuộc chiến về thế trận tại Sloviansk” (thành phố đông nam Ukraina, giáp với Nga), có bài nhận định đáng chú ý “Tại miền đông, hiếm có đơn vị an ninh nào tuân lệnh chính quyền trung ương Kiev”. Trả lời câu hỏi vì sao an ninh miền đông bất tuân lệnh trên ? Le Figaro dẫn lời ông Alexander Sergeievitch, một chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Alfa, vùng Donetsk. Chỉ huy an ninh này từ chối tham gia vào chiến dịch chống khủng bố tại miền đông, với lời giải thích nhóm thân Nga, chiếm giữ các trụ sở tại Sloviansk dùng thường dân làm lá chắn.
Bên cạnh đó, hồi ức về cuộc nổi dậy Maidan cũng gây nhiều mặc cảm cho các nhân viên an ninh, khi chính lực lượng an ninh bị cáo buộc đã gây ra cái chết của những người biểu tình.
Cảm thấy khó xử khi trả lời báo giới về lòng trung thành với chính quyền Kiev, hai người phát ngôn cảnh sát địa phương cáo ốm. Nhiều cảnh sát Ukraina tại miền Đông, thậm chí phủ nhận có phong trào ly khai đang diễn ra, khi cho rằng những người biểu tình thân Nga tại khu vực này cũng chỉ làm những điều tương tự như những người biểu tình ở quảng trường Maidan hồi đầu năm.
Theo một chuyên gia tại Viện Gorshenin (Kiev), một vấn đề khác của an ninh miền đông là, từ lâu, lực lượng này đã trở nên hư hỏng, thay vì duy trì trật tự, thì họ làm công việc “bảo kê các mạng lưới buôn lậu”. Tình trạng này, ngoài lý do thu nhập thấp của cảnh sát, theo nhà chính trị học độc lập Igor Tanshin, là kết quả của một chủ trương được Nga lập kế hoạch từ lâu. Theo đó, tình báo Nga đã tuyển mộ nhiều giới chức chủ chốt, có mặt ở tất cả các thang bậc trong hệ thống an ninh Ukraina. Giờ đây, chính những người này chống lại chính quyền Kiev đến cùng.
“Liên minh thuế quan”, lá chủ bài của nước Nga
Cũng liên quan đến hồ sơ Ukraina, báo l’Humanité có bài viết đáng chú ý “Liên minh thế quan, con chủ bài của nước Nga”, nhấn mạnh đến việc bất chấp khủng hoảng kinh tế, năm 2012 các trao đổi giữa Nga và hai thành viên trong liên minh, Bielorussia và Kazakhstan đã tăng 87% trong vòng hai năm. Liên minh thuế quan là định chế kinh tế mà Nga muốn thúc đẩy Ukraina gia nhập, để đối lại việc Kiev muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Châu Âu.
Mới đây, vào thời điểm Crimée ly khai khỏi Ukraina là chủ đề thời sự quốc tế nổi bật, một phái đoàn liên minh thuế quan, mà Nga là trụ cột, đã có vòng đàm phán thứ tư với Việt Nam nhằm chuẩn bị cho một hiệp định mậu dịch tự do giữa hai bên. Israel và Ấn Độ cũng đang chuẩn bị thương thuyết với Liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo.
Uy tín Tổng thống Pháp xuống kỷ lục, chính phủ bị cáo buộc “lừa dối”
Trở lại với thời sự nước Pháp, chủ đề chính của hầu hết các nhật báo hôm nay. “Bruxelles và Berlin buộc Hollande phải giữ các cam kết về ngân sách” là hàng tựa Le Monde. Le Monde cho biết chính phủ của Thủ tướng Valls phải đưa được thâm hụt ngân sách tại Pháp xuống dưới 3% GDP vào năm 2015. Việc Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố thực hiện cam kết này, được Le Monde đánh giá là một bước lùi so với tuyên bố chung trước đó ít hôm.
Như vậy, nếu không có tăng trưởng, Pháp sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn khoản 50 tỷ euro đã tuyên bố. Bài “Hành pháp nghiên về chiến lược giảm bớt quỹ An sinh” của Le Monde nhận xét : “Tìm được 50 tỷ euro mà không gây ra các phản đối dữ dội là lộ trình hành động của hành pháp, trong bối cảnh các quyết định cuối cùng về cắt giảm phải được Tổng thống Hollande đưa ra chậm nhất là vào ngày 23/04…”. An sinh xã hội là một lĩnh vực vốn dễ gây bùng nổ các phản kháng xã hội tại Pháp.
Trong khi đó, theo Le Figaro, uy tín của Tổng thống Hollande xuống thấp chưa từng thấy. Nếu diễn ra vòng một cuộc bầu cử tổng thống vào thời điểm này, ông Hollande chỉ xếp thứ ba với 19% phiếu bầu, đứng sau lãnh đạo cực hữu Mặt trận Quốc gia (theo điều tra của OpinionWay). Bài xã luận tờ báo đối lập nhận định : “Lựa chọn duy nhất đúng với ông ta hiện nay là cam kết lập lại cân bằng ngân sách của đất nước.
Cắt giảm mạnh tay các chi phí, xem xét lại mô hình xã hội, tóm lại xem xét lại những gì được coi là thành quả đạt được từ lâu nay. Làm như vậy François Hollande chắc chắn sẽ làm các cử tri của mình thất vọng. (…) Ông muốn chọn sự thất bại của một nhà cải cách dũng cảm, thua cuộc trong danh dự, hay của một con người chọn con đường đi ngoắt nghéo quanh co, để làm nước Pháp phải mất toi cả 5 năm trời ?”.
Cũng về vấn đề chính sách của chính phủ Pháp, Libération chạy tựa lớn trên trang nhất “Đảng Xã hội bị cắm sừng”, với nhận định “Ngược lại với các cam kết của Tổng thống Hollande và Thủ tướngValls trong nội bộ, Paris đã không dám yêu cầu Bruxelles nới lỏng các đòi hỏi về ngân sách”. “Lừa dối” là tựa bài xã luận của tờ báo.
Cũng trong hồ sơ này, Libération có bài “François Hollande, viên thuyền trưởng bị bỏ rơi” với câu hỏi : “Liệu Thủ tướng và Tổng thống còn có thể dựa vào những người cùng cánh, ngày càng bất tuân phục ?”. Libération cho biết thêm chi tiết mới phát hiện về việc chính phủ Pháp gây thất vọng cao độ trong nội bộ đảng Xã hội, khi không hề chính thức đưa ra với Bruxelles bất cứ đề nghị nào về triển hạn cân bằng ngân sách. Libération cũng ghi nhận khoảng cách giữa uy tín Tổng thống và Thủ tướng Pháp lên cao chưa từng thấy : ông Hollande được 18% ủng hộ, trong khi ông Valls được 58% (theo điều tra của Ifop và báo JDD).
Phát hiện khoa học : Bụi siêu nhỏ khiến mưa dữ hơn
Liên quan đến môi trường, Le Figaro cho biết một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học Mỹ PNAS), cho biết ô nhiễm bụi siêu nhỏ tại Châu Á không những có thể tham gia vào việc trái đất bị hâm nóng, mà còn làm tăng lượng mưa.
Hàng năm Trung Quốc và các quốc gia láng giềng thải ra khoảng 18 triệu tấn hạt siêu nhỏ. Những hạt này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như các nghiên cứu gần đây cho thấy, mà còn là một nhân tố tác động mạnh đến môi trường nói chung. Có đến một phần tư của khối lượng 18 triệu tấn bụi siêu nhỏ này vượt qua Thái Bình Dương đến tận nước Mỹ.
Theo các nhà khoa học, các hạt bụi siêu nhỏ kết hợp với hơi nước và các xon khí từ đại dương và từ sa mạc, đã góp phần làm cho các đám mây trên Thái Bình Dương có thể tích lớn hơn, và vì vậy gây ra các trận mưa to hơn.
Cơ chế của tác động này hiện nay còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Theo nhận định của các chuyên gia, các hoạt động của con người ngày càng tạo ra nhiều hạt siêu nhỏ. Tác động của những hạt này đến môi trường tự nhiên và khí hậu vì thế là một hiện tượng hàng đầu cần sớm được giải mã.
Le Monde điểm lại các diễn biến chính của cuộc thanh trừng, kể từ hồi một với vụ bắt giữ nhân vật số hai của tỉnh Tứ Xuyên Lý Xuân Thành (Li Chungcheng), tháng 12/2012, cho đến vụ nhà sản xuất phim Lý Minh (Li Ming), người được hưởng nhiều hợp đồng rất béo bở với truyền hình trung ương Trung Quốc, tử vong sau khi bị các thanh tra nội bộ đảng thẩm vấn, hồi tháng 1/2014.
Điểm chung duy nhất giữa những người bị giam giữ trong đợt thanh trừng này, từ lãnh đạo một tập đoàn kinh tế đang ngày càng có ảnh hưởng quốc tế lớn, một thứ trưởng công an, một ông chủ tập đoàn khách sạn hay một giám đốc mật vụ thành phố Bắc Kinh là quan hệ thân cận có thực, hay được giả định với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Tại Trung Quốc, trên báo chí chính thức, danh tính của Chu Vĩnh Khang – cái đích cuối cùng của chiến dịch này - hiếm khi được nhắc đến, cho dù gọng kìm dường như ngày càng khép lại xung quanh con người này.
Từ California, bà Mary Zhan Minli, 71 tuổi - có con gái kết hôn với ông Chu Bân (Zhou Bin), con trai của ông Chu Vĩnh Khang – cho tờ Wall Street Journal biết hồi cuối tháng 3/2014, rằng bà không còn liên lạc được với các con và chồng, một người Mỹ gốc Hoa, sau cuộc đàm thoại qua Skype cuối năm 2013, bị cắt nửa chừng. Bà thông gia với ông Chu Vĩnh Khang cho hay rất hoảng sợ với « cuộc đấu đá chính trị » nhắm vào gia đình Chu Vĩnh Khang, nhưng bản thân bà cũng thừa nhận đã đứng tên cho một trong các công ty mà người con rể lập ra tại Trung Quốc, chuyên cung cấp thiết bị tin học cho tập đoàn dầu khí của nhà nước ….
Le Monde nhắc đến thủ tục « lưỡng quy » nội bộ, do các thanh tra của một ủy ban kỷ luật nội bộ của Đảng thực thi. Đây là bộ máy tự tung tự tác, có quyền bắt bớ và hành hạ bất cứ ai được coi là đối tượng điều tra, mà không gặp bất cứ trở ngại nào về pháp lý. Chính cơ quan kỷ luật nội bộ này đã được sử dụng trong chiến dịch triệt hạ vây cánh của Chu Vĩnh Khang.
Le Monde so sánh chiến dịch tiêu diệt « cả ruồi, lẫn hổ » (tức các giới chức bị cáo buộc tham nhũng) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuộc thanh trừng quy mô khổng lồ, được Mao Trạch Đông từng dùng để loại trừ các đối thủ, với hàng trăm nghìn người bị bắt bớ giam cần. Rất nhiều trong số đó bị tra tấn, hành quyết… Cuộc thanh trừng được kể lại trong cuốn "The Tragedy of Liberation : a History of the Chinese Revolution 1945-1957” (Tấn thảm kịch của cuộc giải phóng : Lịch sử cuộc cách mạng Trung Quốc 1945-1957) của nhà sử học Frank Dikotter, vừa ra mắt năm 2013.
“Con hổ lớn nhất” bị Mao hạ thủ vào thời điểm đó cũng là một lãnh đạo ngành an ninh.
Dù sao, trong thời đại truyền thông mạng, các thông tin về cuộc thanh trừng nội bộ hiện nay của ông Tập Cận Bình, đang dần dần lọt ra ngoài, phơi bày thực trạng kinh hoàng của hệ thống công an trị tại Trung Quốc.
Vì sao an ninh-cảnh sát miền đông Ukraina hiếm khi tuân lệnh Kiev ?
Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục là chủ đề nóng trên các báo Pháp. “Lối chơi của Putin nhằm bẻ gẫy Ukraina” là tựa bài xã luận của Le Monde. Vẫn về Ukraina, Le Monde có bài phóng sự “Hết thành phố này đến thành phố khác của Ukraina ngả về phe ly khai”. Hôm qua, trước tình hình diễn biến nhanh chóng, Kiev buộc phải đưa ra đề nghị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc thiết lập chế độ liên bang.
Le Figaro bên cạnh phóng sự về “Cuộc chiến về thế trận tại Sloviansk” (thành phố đông nam Ukraina, giáp với Nga), có bài nhận định đáng chú ý “Tại miền đông, hiếm có đơn vị an ninh nào tuân lệnh chính quyền trung ương Kiev”. Trả lời câu hỏi vì sao an ninh miền đông bất tuân lệnh trên ? Le Figaro dẫn lời ông Alexander Sergeievitch, một chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Alfa, vùng Donetsk. Chỉ huy an ninh này từ chối tham gia vào chiến dịch chống khủng bố tại miền đông, với lời giải thích nhóm thân Nga, chiếm giữ các trụ sở tại Sloviansk dùng thường dân làm lá chắn.
Bên cạnh đó, hồi ức về cuộc nổi dậy Maidan cũng gây nhiều mặc cảm cho các nhân viên an ninh, khi chính lực lượng an ninh bị cáo buộc đã gây ra cái chết của những người biểu tình.
Cảm thấy khó xử khi trả lời báo giới về lòng trung thành với chính quyền Kiev, hai người phát ngôn cảnh sát địa phương cáo ốm. Nhiều cảnh sát Ukraina tại miền Đông, thậm chí phủ nhận có phong trào ly khai đang diễn ra, khi cho rằng những người biểu tình thân Nga tại khu vực này cũng chỉ làm những điều tương tự như những người biểu tình ở quảng trường Maidan hồi đầu năm.
Theo một chuyên gia tại Viện Gorshenin (Kiev), một vấn đề khác của an ninh miền đông là, từ lâu, lực lượng này đã trở nên hư hỏng, thay vì duy trì trật tự, thì họ làm công việc “bảo kê các mạng lưới buôn lậu”. Tình trạng này, ngoài lý do thu nhập thấp của cảnh sát, theo nhà chính trị học độc lập Igor Tanshin, là kết quả của một chủ trương được Nga lập kế hoạch từ lâu. Theo đó, tình báo Nga đã tuyển mộ nhiều giới chức chủ chốt, có mặt ở tất cả các thang bậc trong hệ thống an ninh Ukraina. Giờ đây, chính những người này chống lại chính quyền Kiev đến cùng.
“Liên minh thuế quan”, lá chủ bài của nước Nga
Cũng liên quan đến hồ sơ Ukraina, báo l’Humanité có bài viết đáng chú ý “Liên minh thế quan, con chủ bài của nước Nga”, nhấn mạnh đến việc bất chấp khủng hoảng kinh tế, năm 2012 các trao đổi giữa Nga và hai thành viên trong liên minh, Bielorussia và Kazakhstan đã tăng 87% trong vòng hai năm. Liên minh thuế quan là định chế kinh tế mà Nga muốn thúc đẩy Ukraina gia nhập, để đối lại việc Kiev muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Châu Âu.
Mới đây, vào thời điểm Crimée ly khai khỏi Ukraina là chủ đề thời sự quốc tế nổi bật, một phái đoàn liên minh thuế quan, mà Nga là trụ cột, đã có vòng đàm phán thứ tư với Việt Nam nhằm chuẩn bị cho một hiệp định mậu dịch tự do giữa hai bên. Israel và Ấn Độ cũng đang chuẩn bị thương thuyết với Liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo.
Uy tín Tổng thống Pháp xuống kỷ lục, chính phủ bị cáo buộc “lừa dối”
Trở lại với thời sự nước Pháp, chủ đề chính của hầu hết các nhật báo hôm nay. “Bruxelles và Berlin buộc Hollande phải giữ các cam kết về ngân sách” là hàng tựa Le Monde. Le Monde cho biết chính phủ của Thủ tướng Valls phải đưa được thâm hụt ngân sách tại Pháp xuống dưới 3% GDP vào năm 2015. Việc Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố thực hiện cam kết này, được Le Monde đánh giá là một bước lùi so với tuyên bố chung trước đó ít hôm.
Như vậy, nếu không có tăng trưởng, Pháp sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn khoản 50 tỷ euro đã tuyên bố. Bài “Hành pháp nghiên về chiến lược giảm bớt quỹ An sinh” của Le Monde nhận xét : “Tìm được 50 tỷ euro mà không gây ra các phản đối dữ dội là lộ trình hành động của hành pháp, trong bối cảnh các quyết định cuối cùng về cắt giảm phải được Tổng thống Hollande đưa ra chậm nhất là vào ngày 23/04…”. An sinh xã hội là một lĩnh vực vốn dễ gây bùng nổ các phản kháng xã hội tại Pháp.
Trong khi đó, theo Le Figaro, uy tín của Tổng thống Hollande xuống thấp chưa từng thấy. Nếu diễn ra vòng một cuộc bầu cử tổng thống vào thời điểm này, ông Hollande chỉ xếp thứ ba với 19% phiếu bầu, đứng sau lãnh đạo cực hữu Mặt trận Quốc gia (theo điều tra của OpinionWay). Bài xã luận tờ báo đối lập nhận định : “Lựa chọn duy nhất đúng với ông ta hiện nay là cam kết lập lại cân bằng ngân sách của đất nước.
Cắt giảm mạnh tay các chi phí, xem xét lại mô hình xã hội, tóm lại xem xét lại những gì được coi là thành quả đạt được từ lâu nay. Làm như vậy François Hollande chắc chắn sẽ làm các cử tri của mình thất vọng. (…) Ông muốn chọn sự thất bại của một nhà cải cách dũng cảm, thua cuộc trong danh dự, hay của một con người chọn con đường đi ngoắt nghéo quanh co, để làm nước Pháp phải mất toi cả 5 năm trời ?”.
Cũng về vấn đề chính sách của chính phủ Pháp, Libération chạy tựa lớn trên trang nhất “Đảng Xã hội bị cắm sừng”, với nhận định “Ngược lại với các cam kết của Tổng thống Hollande và Thủ tướngValls trong nội bộ, Paris đã không dám yêu cầu Bruxelles nới lỏng các đòi hỏi về ngân sách”. “Lừa dối” là tựa bài xã luận của tờ báo.
Cũng trong hồ sơ này, Libération có bài “François Hollande, viên thuyền trưởng bị bỏ rơi” với câu hỏi : “Liệu Thủ tướng và Tổng thống còn có thể dựa vào những người cùng cánh, ngày càng bất tuân phục ?”. Libération cho biết thêm chi tiết mới phát hiện về việc chính phủ Pháp gây thất vọng cao độ trong nội bộ đảng Xã hội, khi không hề chính thức đưa ra với Bruxelles bất cứ đề nghị nào về triển hạn cân bằng ngân sách. Libération cũng ghi nhận khoảng cách giữa uy tín Tổng thống và Thủ tướng Pháp lên cao chưa từng thấy : ông Hollande được 18% ủng hộ, trong khi ông Valls được 58% (theo điều tra của Ifop và báo JDD).
Phát hiện khoa học : Bụi siêu nhỏ khiến mưa dữ hơn
Liên quan đến môi trường, Le Figaro cho biết một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học Mỹ PNAS), cho biết ô nhiễm bụi siêu nhỏ tại Châu Á không những có thể tham gia vào việc trái đất bị hâm nóng, mà còn làm tăng lượng mưa.
Hàng năm Trung Quốc và các quốc gia láng giềng thải ra khoảng 18 triệu tấn hạt siêu nhỏ. Những hạt này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như các nghiên cứu gần đây cho thấy, mà còn là một nhân tố tác động mạnh đến môi trường nói chung. Có đến một phần tư của khối lượng 18 triệu tấn bụi siêu nhỏ này vượt qua Thái Bình Dương đến tận nước Mỹ.
Theo các nhà khoa học, các hạt bụi siêu nhỏ kết hợp với hơi nước và các xon khí từ đại dương và từ sa mạc, đã góp phần làm cho các đám mây trên Thái Bình Dương có thể tích lớn hơn, và vì vậy gây ra các trận mưa to hơn.
Cơ chế của tác động này hiện nay còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Theo nhận định của các chuyên gia, các hoạt động của con người ngày càng tạo ra nhiều hạt siêu nhỏ. Tác động của những hạt này đến môi trường tự nhiên và khí hậu vì thế là một hiện tượng hàng đầu cần sớm được giải mã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét