Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Hoan hô Chủ tịch nước đã “yêu cầu xử nghiêm vụ công an dùng nhục hình”, nhắc thêm ông hãy nhớ lại vụ tử hình CSGT Tùng Dương 20 năm trước

Chepsuviet
 
Không biết có phải như cách dân gian hay nói, là lời nhắc nhở ông cách đây 5 ngày, trong bài “Ban chỉ đạo cải cách tư pháp họp và “Bản án bị phản đối toàn diện” cho 5 công an đánh chết người“, đã làm cho ông “nhảy mũi”/”hắt hơi” … văng ra cái ý kiến chỉ đạo kia.

Thế nhưng vẫn cần phải nhắc thêm ông một điều nữa, khi mà cũng biết ông vốn là một nhà giáo, chắc chẳng khoái gì chuyện giết chóc nếu như mình phải chỉ đạo để đem tới 1, 2 cái án tử hình nghiêm minh. Lại giữa lúc nội bộ lắm chuyện, ba bè bảy mối, làm mếch lòng ngành này, địa phương kia chỉ vì chuyện “cỏn con” của người dân, là sẽ khó cho mình trong đại sự quốc gia. 

Lời nhắc này để ông “học tập” cái khôn ngoan của một nhà lãnh đạo, nhà chính trị từ người đi trước – ông TBT Đỗ Mười lúc đương chức. Đồng thời, lời nhắc cũng giúp ông chút ít để so sánh hai vụ án.
Cách đây đúng 20 năm, vụ án viên Cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương bắn chết anh Nguyễn Việt Phương trên Cầu Chương Dương, Hà Nội đã làm chấn động dư luận. Nếu so với hành vi cướp đi mạng sống một người vô tội của Tùng Dương với 5 viên công an Phú Yên thì có thể gọi là khác nhau xa.
Tùng Dương bị tử hình vì bị buộc tội giết người, (định) cướp của. Thế nhưng vẫn có những dư luận hai chiều, cho là do bị sức ép dư luận khi đó căm ghét công an nhất là cảnh sát giao thông quá nên đã đi đến kết cục đó. Bằng chứng cho việc Tùng Dương cố ý nổ súng và định cướp của là rất yếu. 
Còn 5 viên công an Phú Yên, những tình tiết tăng nặng cho tội danh giết người của họ rất nhiều, là cố ý, là dã man, thậm chí có thể chứng minh rằng đó là “có tổ chức”. 
Khi đó, có thông tin cho là đích thân ông TBT Đỗ Mười đã chỉ đạo “phải xử nghiêm”, sau khi dư luận phản ứng rất mạnh sau phiên tòa sơ thẩm. 
So với hôm nay, sau 20 năm, nào là vào Hội đồng nhân quyền LHQ, tham gia ký Công ước chống tra tấn, lại còn cải cách tư pháp ròng rã bao nhiêu năm rồi, chưa nói tới thông tin qua báo mạng, mạng xã hội tác động tới công luận mạnh gấp ngàn lần 20 năm trước, mà lại để xảy ra một phiên tòa ô nhục vừa qua, thì có lẽ phải đảo ngược thời gian, trở lại trước cả cái thời xử bắn Tùng Dương … 20 năm mới phải, khi nước ta đang còn có chiến tranh.
Còn một điều nữa cũng muốn nhắc ông và các vị lãnh đạo, là những vụ dân chết “trong tay” công an đã quá nhiều rồi, cần nghĩ tới biết đâu sẽ có một ngày, lại xảy ra chuyện giọt nước tràn ly, như vụ anh Vươn, anh Viết, chỉ vì một vụ nào đó nữa xảy ra, không khéo bùng nổ một làn sóng phản kháng đe dọa dọa chế độ, theo cách đơn giản như ở Tuynisia, khởi nguồn chỉ vì một anh “Mohamed Bouazizi đã tự thiêu sau khi cảnh sát tịch thu hàng sản xuất của mình”.
Thử hình dung, trong hai, ba tháng tới, một phiên tòa phúc thẩm được mở, tuyên tử hình một, hai viên công an đã đánh chết anh Ngô Thanh Kiều, thì dư luận sẽ nức lòng tới đâu, sẽ khen cho ý kiến chỉ đạo của ông Chủ tịch nước ra sao.
Vừa kết thúc bài viết thì VTV1-Thời sự cũng đã loan tin mừng này, mong là các báo hãy tiếp tay cùng loan tải và bình luận. 
-
Thông tấn xã Việt Nam/Vietnam +

Chủ tịch nước yêu cầu xử nghiêm vụ công an dùng “nhục hình”

(TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 09/04/14 10:27
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm
Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến việc Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo nguyên sỹ quan công an về tội danh dùng nhục hình, gây tử vong. 

Nhiều cơ quan truyền thông theo dõi phiên tòa đã nêu vấn đề về mức án tòa tuyên dành cho các bị cáo là chưa hợp lý.

Sau khi xem xét, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.

Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan pháp luật nói trên để thực hiện./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét