Đatviet
(Thị trường) - Bộ Công thương tính dành kinh phí thuê nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu, đưa ra tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
- Thương lái Trung Quốc chỉ "lừa" tại Việt Nam: Lỗi tại ai?
- Thương lái Trung Quốc lừa: Lỗi nông dân một, quản lý mười!
Liên quan đến câu chuyện sản
xuất và tiêu thụ nông sản còn bất cập, trong đó câu chuyện dưa hấu xuất
khẩu sang Trung Quốc ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) thời gian
qua, trả lời câu hỏi của báo chí rằng, lâu nay nói đến tiêu thụ nông
sản gặp khó, thường có nguyên nhân do sản xuất thiếu kế hoạch.
Do
đó, vấn đề đặt ra là, trong kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ, Bộ
Công Thương đã có nghiên cứu về sức tiêu thụ từng loại nông sản hay
chưa? Đơn cử như với dưa hấu, sức tiêu thụ tại thị trường nội địa như
thế nào? Và ngoài thị trường Trung Quốc, cơ hội cho nông sản Việt Nam
tại các thị trường cụ thể khác như thế nào, nhất là thị trường trong khu
vực ASEAN?
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục
Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)khẳng định: “Hiện nay, các cơ quan nhà
nước đã có những nghiên cứu như thế, nhưng còn rất hạn chế. Bộ Công
Thương và Bộ NN- PTNT đã đưa ra đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang
thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu nông sản, trừ mặt hàng gạo đã
có truyền thống, còn một số mặt hàng khác còn mới. Nghiên cứu về thị
trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam còn chưa
đầy đủ”.
Dưa hấu rớt giá, khó tiêu thụ, nông dân Quảng Ngãi đổ dưa hấu cho bò ăn (Ảnh VNE) |
Ông
Trần Thanh Hải thông tin, một trong những biện pháp Bộ Công thương đang
tính đến đó là sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê
các nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu để đưa
ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
Trước
biện pháp vị đại diện Bộ Công thương đưa ra, GS Võ Tòng Xuân, chuyên
gia về nông nghiệp đã đặt câu hỏi: “Tại sao nhờ chuyên gia Trung Quốc
sang làm gì? Đâu bí đến mức phải thuê nhà tư vấn Trung Quốc nghiên cứu
thị trường để đưa ra tư vấn cho Việt Nam?”.
Theo GS
Võ Tòng Xuân, vấn đề là Bộ Công thương phải có những người sành sỏi về
thương trường Trung Quốc, qua đó để biết nhu cầu của họ như thế nào. Ví
dụ như dưa hấu phải có ước tính, Trung Quốc cần bao nhiêu ngàn tấn dưa
hấu, mỗi thời điểm như thế nào rồi về mới tổ chức sản xuất thay vì không
tổ chức mà cứ đâm đầu làm.
“Đưa chuyên gia Trung
Quốc về đây họ làm gì? Bộ Công thương tính toán thế này, Việt Nam nghèo
là đúng rồi. Bộ Công thương có bộ phận Xúc tiến thương mại phải đi khắp
nơi trên thế giới để tìm kiếm thị trường cho mỗi nông sản của Việt Nam
rồi mới báo lại cho hệ thống sản xuất, nắm được thông tin để sản xuất.
Mời chuyên gia nước ngoài đến không ăn thua, họ tới họ nói như mình.
Phải qua tận nơi để nắm thị trường”, GS Võ Tòng Xuân nói.
GS
Võ Tòng Xuân lấy dẫn chứng, các nước láng giềng như Lào, Campuchia,
Myanmar... luôn luôn tìm thị trường rồi mới cho các công ty tổ chức sản
xuất, thay vì thụ động như Việt Nam và cũng không có chuyện thuê chuyên
gia nước nào để làm việc tư vấn cho họ, đặc biệt là Trung Quốc.
GS
Võ Tòng Xuân cũng bày tỏ lo ngại rằng, việc mời chuyên gia, tư vấn của
Trung Quốc đến Việt Nam một mặt sẽ tốn thêm kinh phí, mặt khác nếu đối
tác có mục tiêu không trong sáng thì sẽ gây hại nhiều hơn.
Liên
quan đến kế hoạch tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, Thứ trưởng Bộ
Công thương Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm rằng, doanh nghiệp, thương lái có
vai trò quan trọng.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Đỗ
Thắng Hải nền kinh tế Việt Nam đang theo là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, đã gọi là kinh tế thị trường thì phải
ưu tiên theo thị trường.
“Nếu chúng ta nói nhiều
quá đến kế hoạch có khi lại quay lại thời bao cấp ngày xưa. Theo đúng
kinh tế thị trường, từ những nước đang phát triển nhất (Mỹ, EU...) chủ
yếu do người nông dân và các doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, hiện vẫn đang
ở mức phát triển thấp hơn nên trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành,
địa phương phải hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp.
Nhưng
rõ ràng, năm nay có thể là vấn đề của dưa hấu, sang năm có thể lại là
mặt hàng khác, chứ không phải tất cả chúng ta đều có thể dự báo được.
Đương nhiên chúng ta cần thông tin, dự báo, nhưng quan trọng hơn là các
doanh nghiệp, nhất là thương lái đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc định hướng thị trường, tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam”, Thứ
trưởng Hải nói.
Tâm An
**********************************
-
Tham nhũng qoá lắm rồi. Chỉ biết vơ tiền của dân đóng thuế,đúng là vo tích sự .nhục không thể nói ,ban qoá nhiều bệ cũng lắm ,lũ con ông cháu cha này định làm trò gì thế? Anhdan+0
-
Nhục cho cả một nền kinh tế. Nhất là nhưngx tấm bằng cái được gọi là tiến sỹ .Rồi cả một cơ chế lãnh đạo từ cấp nhỏ nhất là phường xã ??. Anh dan+0
-
Không hiểu mấy ngài ngoài Hà nội nghĩ như thế nào mà mời người Trung quốc làm tư vấn Người nông dân họ "mù" vì họ đâu có đủ kinh phí để qua Trung quốc hoặc nước ngoài nghiên cứu ...+0
-
ngoài bắc sắp đến vụ vải, vụ nhãn rồi đấy, đừng lại đổ đống sang biên giới TQ nhé. Phải xem năm nay có được mùa mà vận động dần đi. Tất cả các loại hoa quả nhập qua TQ phải đóng...+0
-
nghi lại có hối lộ , thuê giặc về phá nhà mình à , hay các ông chỉ lo bản thân các ông còn người dân thì mặc kệ hay sao? bao bao nhiêu tiến sĩ , sinh viên đ...
- Thuê chuyên gia TQ bằng trao trứng cho Ác ...!./.+0
- Tiến sĩ giấy nhiều quá, con ông cháu cha nằm hết vào các vị trí nghiên cứu chiến lược nên thế đó+3
- Giáo sư tiến sỹ đâu, bằng đỏ bằng xanh đau mà phải thuê TQ tư vấn. đúng là vô dụng+3
- viet nam la the chi thich loi ich nhom. theu thi phai co tien , tien moi gioi lai vao tay cac bo haaaaaaaaaaa the nay mai mai nong nghiep viet nam khong ngoc dau len duoc .+1
- vẫn các chú vào còm à tổ các chú ăn nên làm ra phết ^^
(Xem tiếp ở Bài chủ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét