Motthegioi
Trung Quốc đã trở thành đại công xưởng của thế giới. Nhưng họ vẫn cần có khách hàng. Trong ảnh: sản xuất điện thoại di động tại Thâm Quyến (Trung Quốc).
Tuần qua, trên nhiều trang mạng xã hội đã sục sôi các cuộc vận động
sôi nổi tẩy chay hàng Trung Quốc trước hành động gây hấn của Trung Quốc
trên Biển Đông. Chỉ trong thời gian rất ngắn, thống kê sơ bộ của các
nhà bán lẻ cho thấy doanh số hàng Trung Quốc rơi rụng mạnh.
Người tiêu dùng Việt Nam đã và đang thực
hiện “chủ trương nói không với hàng Trung Quốc độc hại” từ nhiều năm nay
nhưng lần này có lẽ “mức độ và ý chí quyết tâm” cao hơn, triệt để hơn
như lời một facebooker chia sẻ!
Các bà nội trợ từ lâu đã biết sợ những
mặt hàng thực phẩm do chính các công ty của Trung Quốc sản xuất, từ hàng
rau củ quả tươi cho đến hàng đã qua chế biến. Kế tiếp là nhóm hàng quần
áo, đồ chơi, dược phẩm, mỹ phẩm, điện gia dụng, điện tử, kỹ thuật số…
Sợ chính là ghét. Từ ghét, người tiêu dùng có hành động mạnh hơn, mang
tính chính trị hơn, chính là tẩy chay với những mức độ khác nhau, tuỳ
theo từng nhóm hàng.
Nhiều
người đã “like” mạnh và “comment” những chủ đề tẩy chay hàng Trung
Quốc. Bởi lẽ, nỗi phẫn uất của một người dân Việt đối với nước láng
giềng ngày càng chất chồng, lòng tự trọng bị tổn thương sẽ dẫn dắt họ
hành xử.
Năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung
Quốc lượng hàng hoá khoảng 24 tỉ USD/131,3 tỉ USD, từ máy móc nông
nghiệp, linh kiện điện tử, phân bón, hoá chất… cho đến sợi dây thun trị
giá vài đồng/sợi! Từ những đại siêu thị cho đến quán tạp hoá ở những bản
làng xa xôi tràn ngập hàng Trung Quốc. Những siêu thị lớn nhập hàng của
các hãng có uy tín trên toàn cầu. Các cửa hàng nhỏ bán những mặt hàng
không rõ nhà sản xuất, chỉ thấy chằng chịt chữ Hán… Từ lâu, Việt Nam đã
trở thành bạn hàng lớn của Trung Quốc và có đóng góp nhiều cho nền kinh
tế Trung Quốc.
Khuynh hướng “chán” hàng Trung Quốc chưa có dấu hiệu nguôi ngoai…
Gia Vinh – TGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét