Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Liệu Trung Quốc có thâu tóm ngành than Việt Nam?

 Boxitvn

Hoàng Mai
1. Vài suy nghĩ về ngành than Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh
Có lẽ, trong tâm trí người Việt, ngành khai thác than đá và ngành trồng và khai thác mủ cao su là hai ngành đã hình thành nên “giai cấp công nhân” Việt Nam, do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Và vì vậy, ngành khai thác than là ngành công nghiệp lâu đời nhất của Việt Nam.
Nói đến than, người Việt nghĩ ngay đến tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh giáp với Trung Quốc, là tỉnh có địa danh nổi tiếng là Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới”, và là nơi có Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, một dòng thiền Việt Nam đời Trần, do vua Trần Nhân Tông sáng lập vào năm 1293.


clip_image002
Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam National Coal-Mineral Industries Group-Vinacomin), tên viết tắt tiếng Việt là TKV, là một tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam, với lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. Tập đoàn được thành lập năm 2005, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam(1). Gồm 63 các Công ty mẹ, công ty con, và 3 trường Đào tạo nghề mỏ.
Trong mấy năm gần đây, KTV rất nổi tiếng trên diễn đàn mạng tại nước ta, vì được Bộ Công thương giao làm chủ đầu tư “Dự án Bô xít Tây Nguyên”, một dự án đầy tranh cãi và tai tiếng, và nếu vẫn duy trì hoạt động, thì từ nay đến năm 2020, mỗi ngày phải bù lỗ khoảng 1,79 tỷ đồng(2).
Từ vài nét khái quát trên đây, ta thấy, với quy mô của KTV và vị trí đắc địa của tỉnh Quảng Ninh; thì ngành KTV và tỉnh Quảng Ninh liên quan mật thiết đến chủ quyền và an ninh quốc gia của nước ta. Nếu để Trung Quốc nắm được ngành than, ắt họ nắm được tỉnh Quảng Ninh, và như vậy, nguy cơ đối với Việt Nam là không lường hết được.
2. Liệu Trung Quốc có thâu tóm ngành than Việt Nam?
Đây là câu hỏi cần phải được đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà chủ trương của Chính phủ là “cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết từ mức 49% lên tận 60%”(3), nghĩa là nắm phần (quyền) chi phối, và được toàn quyền quyết định phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu không có sự quyết tâm của những người yêu nước, thì hoàn toàn có thể Trung Quốc sẽ mua đứt KTV. Sở dĩ, có thể khẳng định được như vậy là bởi vì:
1. Việc Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã từng buộc phải để Trung Quốc vào khai thác Bô xít tại Tây Nguyên, cho thấy sự phụ thuộc đối với Bắc Kinh. Do đó, sự thua lỗ của KTV là cái cớ để Trung Quốc nhảy vào thâu tóm bằng được KTV (Lấy lý do sẽ tạo việc làm và “ổn định đời sống” cho hơn 100.000 CB-CVN ngành than, và cùng với “tay trong”, thì Trung Quốc sẽ chiếm được toàn bộ ngành than Việt Nam).
2. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã từng có ý định “đề xuất cho thuê đất 120 năm”(4); Không khó để nhận ra, ai là người “tham mưu” cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về đề xuất này. Một việc làm mà phóng viên Trường Giang trong bài báo nói trên đã phải thốt lên: “Với những nơi tiền tiêu trọng yếu này, việc rước người nước ngoài vào “trấn giữ” 120 năm quả thật quá mạo hiểm và chưa từng có trong lịch sử bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước ta.
3. Nếu như để Trung Quốc thâu tóm được KTV, thì chỉ trong vòng 10 đến 20 năm, Trung Quốc sẽ khai thác cạn kiệt các mỏ than tại Quảng Ninh và chuyển về Trung Quốc bằng đường biển [chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2013 đã xuất khẩu lậu 2 triệu tấn than sang Trung Quốc(5)]. Việt Nam xem như sẽ xóa sổ ngành than sau khoảng 20 đến 25 năm nữa.
clip_image003
Khi đã thâu tóm được KTV và tỉnh Quảng Ninh thì Trung Quốc hoàn toàn làm chủ Vịnh Bắc Bộ
và khống chế các cảng chính ở miền Bắc. Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2014/03/tai-sao-trung-quoc-lai-au-tu-lon-vao.html
4. Khi đã thâu tóm được KTV và tỉnh Quảng Ninh, thì cùng với tam giác quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt ở phía Nam, Trung Quốc hoàn toàn làm chủ Vịnh Bắc Bộ và khống chế các cảng chính ở miền Bắc. Thậm chí, khi đã hoàn toàn làm chủ Vịnh Bắc Bộ, họ lại đòi chủ quyền của Đảo Bạch Long Vĩ, mà báo chí Trung Quốc đã có lần đề cập đến.
3. Kiến nghị:
1. Từ chủ trương “cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết từ mức 49% lên tận 60%”, Kiến nghị thành lập “Hội đồng cổ phần hóa doanh nghiệp cấp nhà nước”, với thành phần rộng rãi gồm nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ.
2. Cần có chính sách ưu tiên và khuyến khích đối với những cá nhân, doanh nhiệp trong nước, và đặc biệt là Việt kiều, để mua lại cổ phần. Nên ưu tiên người Nhật trong vấn đề này để tranh thủ công nghệ Nhật Bản, và những lợi ích khác mà hai nước Việt-Nhật cùng quan tâm.
3. Tuyệt đối, không được Cổ phần hóa và bán cho Trung Quốc (cá nhân hoặc tổ chức kinh tế) bất kỳ một mỏ khoáng sản nào trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc sẽ khai thác cạn kiệt, đưa người sang ở lâu dài và gây thảm họa môi trường; Chúng ta đều biết, ngay cả ở Trung Quốc, người Trung Quốc cũng đang gây ra thảm họa về môi trường. Với tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc lại càng phải cảnh giác.
4. Không chỉ riêng về khoáng sản, đối với các dự án liên quan đến đất đai (Nông-Lâm nghiệp), đặc biệt là đất biên giới, tuyệt đối không được cổ phần hóa theo chủ trương như trên. Thậm chí, mạnh dạn giải thể các lâm trường (thực ra, việc phá rừng chính là do lực lượng kiểm lâm là chính), giao đất lại cho địa phương (cấp xã) quản lý và giao cho cấp xã thực hiện việc khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng đến từng hộ dân.

01.5.2014
H.M
Tác giả gửi BVN

Bài tham khảo:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét