Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Biển Đông bên bờ vực của chiến tranh- Điên lên vì các hòn đảo

Trần Hoàng

Bọn bán biển đảo của cha ông ta sẽ cảm thấy nhục nhã sau khi xem phim nầy.
Một phóng viên của đài truyền hình ABC của Úc đã muốn thăm viếng vùng đảo Trường Sa trong 20 năm qua nhưng lần nào cũng bị từ chối, mãi tới tháng 5/2014, ông mới được toại nguyện theo chân một tàu tiếp tế cho các đảo TS do Phi Luật Tân đang chiếm giữ. 
Các nước đều TIN rằng khu vực biển đảo này rất giàu tài nguyên dầu khí, nên họ tranh chấp nhau chiếm và giữ đảo. 

Đảo Trường Sa gồm hàng trăm đảo nhỏ, rặng san hô chìm dưới nước biển, các bãi các, các vùng đá ngầm,…và 6 quốc gia đang tranh giành quần đảo Trường Sa. Chuyến đi tiếp tế lương thực và nước uống cho 2 hòn đảo thuộc Phi Luật Tân. 
-Đảo Pagasa (đảo Thị Tứ): Đảo nầy Philippines đã chiếm của  VNCH trong những năm 1970s. 
-Đảo Ayungin Shoal. 
Một toán lính Thủy Quân Lục Chiến Phi Luật Tân đã ở trên một con tàu hư hại và rách nát đã đậu tại đây từ 1999. Họ ở trên con tàu ma nầy để bảo vệ chủ quyền một hải đảo ngập nước. Chung quanh họ, là hai tàu Trung Quốc vây  hãm suốt ngày đêm và có ý định chiếm đảo ngầm nầy bất cứ lúc nào. Các tàu TQ cô lập lính Phi và ngăn chận các con tàu tiếp tế chở đến cho họ nguồn thức ăn, nước uống, và các thứ nhu yếu của đời sống. Mỗi tháng 1 lần, có máy bay tiếp tế hàng hóa và thức ăn cho họ bằng cách thả dù. Gần đó, là nơi TQ đang khai thác và phá hủy các vùng san hô nằm dưới mặt biển...

Biển Đông bên bờ vực của chiến tranh-

Điên lên vì các hòn đảo

Phóng sự truyền hình của đài ABC ÚC, tháng 5-2014 


( Video của bài kế trước)

———-


Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ,

Trường Sa?

Nhật Huy - theo Trí Thức Trẻ | 17/01/2014 

(Soha.vn) – Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Philippines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.

Việc giới truyền thông Trung Quốc tiết lộ kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong năm nay đã khiến dư luận trong khu vực quan tâm, lo ngại. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu nhận định của GS Carl Thayer, giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia) về vấn đề này. Bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật Bản).
Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao do quy định khai thác hải sản mới mà Trung Quốc áp đặt lên 60% phần diện tích Biển Đông, một tờ báo mạng Hoa ngữ có tên là Qianzhan đã cho đăng bài viết của một tác giả ẩn danh, trong đó lập luận rằng việc đánh chiếm đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép -ND) trong năm nay như là một bước trong kế hoạch dài hạn mở rộng hải quân, tăng cường bành trướng ở Biển Đông.
Bài viết này có lẽ đã không được quốc tế biết đến nếu không có một bài dịch tóm tắt bằng Tiếng Anh xuất hiện trên tờ China Daily Mail ngày 13/01 vừa qua, với tiêu đề: “Trung Quốc và Philippines: Lý do tại sao một trận chiến ở đảo Thị Tứ là không thể tránh khỏi.”
Việc những sĩ quan quân đội về hưu hay những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan viết các bài báo về Biển Đông và đe doạ trừng phạt Việt Nam, Philippines vì lý do mà họ đưa ra là “chiếm lãnh hải của Trung Quốc” diễn ra khá thường xuyên. Theo bài viết của Qianzhan thì hải quân Trung Quốc đã lập kế hoạch chi tiết để chiếm Thị Tứ trong năm nay vì tầm quan trọng chiến lược của nó.
Đảo Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Trường Sa, với diện tích 0,36 kilomet vuông, sau đảo Ba Bình rộng 0,5 kilomet vuông, hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Thị Tứ là một đảo san hô, nằm tách biệt ở rìa góc tây bắc của Trường Sa. Kể từ khi chiếm đóng trái phép hòn đảo này, Philippines coi Thị Tứ là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Kalayaan, với dân số gần 200 người. Trên đảo có 1 số công trình, gồm toà thị chính, hội trường, trung tâm y tế, nhà trẻ, nhà máy lọc nước, đài thông tin và đường băng.
Được gọi là sân bay Rancudo, đường băng này dài 1.400m và phục vụ cả máy bay dân sự và quân sự, trong đó có C-130 của không quân Philippines. Tháng 3/2011, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Eduardo Oban, thông báo một kế hoạch nâng cấp sân bay này và doanh trại quân đồn trú. Hiện có khoảng 50 lính Philippines đóng tại đây.
Việc chiếm đảo và xây dựng căn cứ hải quân, không quân ở đây sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát một phần lớn diện tích Biển Đông. Theo lời tác giả bài báo thì ‘tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay, USS Gerald Ford, tốn 13 tỷ USD, nhưng chỉ có diện tích 0,026 kilomet vuông. Một căn cứ không quân ở Thị Tứ sẽ có diện tích lớn hơn nhiều, nhưng cũng rẻ hơn nhiều, không thể bị đánh chìm, và có tuổi thọ rất cao”.
Kịch bản của Qianzhan và hậu quả của nó
Trung Quốc có thể tạo ra sự bất ngờ mang tính chiến lược và đánh chiếm đảo Thị Tứ. Nước này có thể nguỵ trang cuộc hành quân như là một đợt diễn tập tại Biển Đông. Như tháng 3, tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã cử một hải đội nhỏ ra Biển Đông thao diễn.
Khi hải đội này, bao gồm tàu hỗ trợ đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, 2 tàu hộ tống, 1 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, tới vùng biển quanh Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép – ND), truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã chiếu cảnh lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Trung Quốc trên các tàu đệm khí đổ bộ lên đảo dưới sự yểm trợ của trực thăng được trang bị vũ trang.
Một hải đội của Trung Quốc tương tự như thế này có thể xuất phát với “vỏ bọc” là một cuộc tập trận chiến đấu bình thường, sau đó đột ngột chuyển hướng và tấn công đảo Thị TứPhilippines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
Kịch bản này giả định rằng tình báo Mỹ cũng như các phương tiện kĩ thuật quốc gia có liên quan không phát hiện được sự chuẩn bị của Trung Quốc và không kịp hành động để ngăn chặn. Việc Trung Quốc trái phép chiếm đảo Thị Tứ, nếu diễn ra thì nhiều khả năng là sau khi có sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines hoặc tình hình an ninh trong khu vực xấu đi – đây có thể là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về chính sách của Trung Quốc. Điều này thường sẽ dẫn đến việc tình báo Mỹ để mắt nhiều hơn tới các hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc.
Việc Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ là một hành động gây chiến. Trong tình thế hiện nay, phía Philippines không thể thực hiện một cuộc phản công. Các tàu khu trục và tàu hộ tống Trung Quốc có thể lập lưới phòng không ngăn chặn máy bay Philippines bay ra từ đảo Palawan, cách đó 480km. Hải quân Phillipines sẽ bị hoàn toàn bị áp đảo. Philippines khi đó sẽ ngay lập tức tham vấn với phía Mỹ, theo như các điều khoản trong Hiệp ước phòng thủ chung, để có hành động thích hợp.
Hậu quả chính trị của cuộc tấn công đánh chiếm đảo Thị Tứ sẽ là một bước lùi lớn đối với hoạt động ngoại giao của Trung Quốc. ASEAN nhiều khả năng sẽ giữ vững lập trường chính trị kiên định của mình và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút khỏi đảo. ASEAN cũng có thể nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Hành động xâm lược của Trung Quốc thậm chí có thể được đưa ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ phủ quyết bất kì cuộc thảo luận nào tại Hội đồng Bảo an.
Việc Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ sẽ khiến các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ tăng cường các biện pháp phòng thủ tại những đảo mà mình đang quản lý, bao gồm việc tăng cường các chuyến bay tuần tra, diễn tập hải quân, triển khai tàu ngầm. Một số đảo lớn thậm chí có thể được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm.
Tuy nhiên, kịch bản được nêu ra trong bài viết trên tờ Qianzhan, cũng giống nhiều bài viết khác của những sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu hay những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan, chỉ đề cập đến chiến thắng chớp nhoáng cho Trung Quốc mà không suy xét đến những hậu quả đối với vị thế trên trường quốc tế, thiệt hại về kinh tế của nước này cũng như nguy cơ xung đột quân sự leo thang trong khu vực.
Phát ngôn viên chính thức của Philippines từ chối bình luận về bài viết với lí do nó không phải là thông tin chính thức và không kiểm chứng được. Truyền thông Trung Quốc cũng đã bác bỏ tính xác thực của bài báo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét