Hải Phong
Dân Việt
– Bên hành lang Quốc hội sáng nay, 2.6, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng
Trung Hải đã chia sẻ với báo giới thông tin về hai dự án bauxite lớn ở
Tây Nguyên là Tân Rai và Nhân Cơ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
- Như đã nói chúng ta có tiềm năng về bauxite lớn, đã sản xuất ra alumin xuất khẩu. Các dự án đó có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao.
Sỡ dĩ chưa cao là vì hai vấn đề: Thị trường đang xuống mặc dù những tháng gần đây kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa đủ đảm bảo.
Nếu chúng ta tiếp tục quy trình sản xuất cũ, làm từ alumin rồi làm nhôm, thì đảm bảo hiệu quả cho chuỗi sản xuất nhưng giá điện của mình không phải là giá điện có lợi thế. Vừa rồi mình quyết định ưu đãi cho cơ chế thí điểm để đáp ứng nhu cầu nhôm trong nước trong khi mình vẫn nhập hoàn toàn.
Tất nhiên phải hiểu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một
nền kinh tế độc lập tự chủ không phải mọi sản phẩm đều phải tự sản xuất
và sản xuất cho bằng được, mà phải đảm bảo sản xuất có hiệu quả và năng
lực cạnh tranh ngay trên sân nhà chứ không chỉ đi ra thị trường quốc tế.
Nhưng một số sản phẩm thiết yếu mình phải đảm bảo đáp ứng 30-50% thị
trường để trong những điều kiện khó khăn nhất mình không bị động, ví dụ
các dự án phân bón thời gian qua chúng ta đã làm tốt. Các sản phẩm khác
như nhôm mình cũng đưa ra các giải pháp, cơ chế ban đầu hợp lý để hỗ trợ
nhà đầu tư sản xuất hiệu quả.Khi họ sản xuất hiệu quả rồi thì khả năng chịu được giá điện cao hơn thì tốt hơn. Ví dụ cách đây 10 năm, các dự án nhôm chỉ chịu được giá điện khoảng 2 cent/kwh, nhưng đến nay các dự án đó đã chịu được giá điện cao hơn. Các nhà đầu tư nếu áp dụng các công nghệ hiện đại và biện pháp quản lý sản xuất hiệu quả hơn thì sẽ chịu được giá điện tốt hơn.
Liệu chúng ta có đưa nhôm vào đối tượng sản phẩm thiết yếu để hưởng chính sách ưu đãi không, thưa Phó thủ tướng? Hiện nay mỗi năm Việt Nam nhập bao nhiêu nhôm?
- Không đến mức là sản phẩm thiết yếu nhưng lượng chúng ta đang phải nhập khẩu quá lớn mặt hàng này. Nếu phát triển được thì phát triển được hiệu quả toàn chuỗi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu và tiết kiệm được nguồn ngoại tệ.
Hiện nay mỗi năm nhập 3 triệu tấn nhôm với giá từ 2.600-3000USD/tấn, lượng vốn để nhập khẩu quá lớn. Giá alumin xuất khẩu tuần trước đã tăng lên so với giá dự kiến.
Hai nhà máy của Việt Nam đều do phía nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị. Trong bối cảnh hiện này, có điều lo lắng gì không thưa Phó Thủ tướng?
- Làm chủ công nghệ thì qua dự án Tân Rai có thể thấy khả năng làm chủ của anh em là tốt, hoàn toàn là do người Việt Nam mình vận hành chứ không phải thuê chuyên gia nước ngoài. Tới đây dự án Nhân Cơ cũng vậy, mình cũng tiếp thu và tự chủ trong vận hành. Vấn đề lớn nhất là phải quản trị, vận hành dự án sao cho an toàn, hiệu quả, tính toán dự phòng để tìm các thiết bị thay thế, chế tạo trong nước hoặc tìm kiếm thị trường khác.
Phần mềm chạy các dự án có mã nguồn?
- Khi nhận chuyển giao thì mình cũng phải nắm được. Trong hợp đồng họ bắt buộc phải chuyển cho mình. Đấy cũng không phải công nghệ đặc biệt gì mà không chuyển giao, tóm lại hai nhà máy này không có gì đặc biệt cả.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng.
*********************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét