(Tài chính) – Đào tài nguyên bán vẫn thua lỗ là nguyên nhân đẩy nền kinh tế rơi vào bất ổn – GS Võ Đại Lược – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu KTTƯ.
Đầu tư không sinh lợi, phải đi vay mà trả
PV: -Thưa ông tại kỳ họp thứ 7
vừa qua, các vị ĐBQH đã chỉ thẳng tình trạng, vay nợ về để đáo nợ và lo
ngại, điều này sẽ khiến vấn đề nợ công ngày càng nặng nề và khó giải
quyết.
Theo ông, vấn đề đi vay về đề trả nợ có phải là một vấn đề mới không và vì sao?
GS Võ Đại Lược: – Đi vay để trả nợ ở
Việt Nam, tôi thấy đó cũng là chuyện bình thường. Bởi lẽ, hàng năm Chính
phủ vẫn phát hành trái phiếu hàng chục ngàn tỷ để chi cho các khoản
dịch vụ chung trong đó có tri cho trả nợ.
GS Võ Đại Lược |
Tuy nhiên, do áp lực trả nợ ngày càng lớn, trong khi
các DNNN nắm quá nhiều vốn nhà nước nhưng lại không sinh lợi, gánh
nợ tăng lên, đầu tư mà không thu được tiền về thì phải đi vay mà trả nợ.
Điều này không có gì ngạc nhiên.
Tôi cho rằng, lẽ ra trong trường hợp đó nhà nước nên
bán thẳng các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, rút hết vốn ở những
lĩnh vực nhà nước không cần tham gia để lấy tiền trả nợ, giảm gánh nặng
nợ công. Tuy nhiên, giải pháp đó đã không được tính tới.
PV: - Đầu tư công tràn lan lãng
phí đã được nói đến nhiều lần, công trình vay ODA giá cao và đội vốn gấp
đôi đều đã được ghi nhận, nợ của các tập đoàn nhà nước mà Chính phủ bảo
lãnh ở mức rất cao… Với tình trạng hiện tại, liệu Việt Nam còn kịp nhìn
lại và điều chỉnh việc sử dụng các nguồn vốn vay? Muốn như vậy thì phải
làm gì?
GS Võ Đại Lược:- Tôi thì cho rằng, sử
dụng vốn ODA không phải chỉ riêng với Việt Nam mà với hầu hết các
nước đi vay ODA đều rơi vào tình trạng sử dụng kém hiệu quả. Tuy nhiên,
ở Việt Nam tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn so với các nước khác.
Tại sao tôi nói vậy, thứ nhất: Vì phần lớn các nước đi
vay ODA đều là những nước kém phát triển, khi kinh tế kém phát triển
thì nền quản trị cũng kém.
Thứ hai, đối với những nước cho vay ODA lại chủ yếu là
những nước phát triển, họ luôn có những tính toán và không cho không ai
cái gì. Bất cứ một dự án ODA nào cũng đều được tính toán kỹ lưỡng, nếu
không vì mục đích chính trị cũng là lợi ích kinh tế.
Do đó, khi vay ODA sẽ có rất nhiều vấn đề. Nếu bên đi
vay, có nền quản trị kém, sẽ không đủ tỉnh táo để nhìn nhận, phòng chống
tham nhũng kể cả phía cho vay và cả đơn vị sử dụng vốn. Từ việc,
quản lý vốn vay không tốt cộng với những chủ trương không tỉnh táo chính
là nguyên nhân khiến công trình ODA đội vốn, giá cao ngất ngưởng.
Đó là lý do, giải thích vì sao xây dựng đường cao tốc
tại Việt Nam luôn có giá cao hơn gấp 3 lần so với thế giới. Rất đơn
giản, vì đó là dự án sử dụng vốn ODA.
PV: - Tình trạng hiện nay nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến hệ lụy gì thưa ông?
GS Võ Đại Lược: – Cái này thì ai cũng biết rồi, tôi không nói thêm.
Đầu tư công không hiệu quả thì kinh tế bất ổn
PV:- Dù Chính phủ nói sẽ thắt
chặt chi tiêu nhưng việc xin đầu tư xây dựng cơ bản vẫn đang tiếp tục
tiếp diễn. Doanh nghiệp Nhà nước dù cổ phần hóa vẫn muốn xin được Chính
phủ bảo lãnh nợ.
Ông bình luận như thế nào về thực trạng này? Nếu
tiếp tục nuông chiều những đề xuất không hợp lý, vấn đề nợ công của Việt
Nam sẽ còn ở mức như thế nào? Nhìn ra trên thế giới, bài học nào khiến
Việt Nam phải xem xét và suy nghĩ?
GS Võ Đại Lược: – Theo tôi, nếu vay
nợ mà sử dụng có hiệu quả thì không đáng ngại, tuy nhiên vay nợ nhiều
nhưng sử dụng không hiểu quả thì rõ ràng lại là mối nguy hại.
Để đánh giá tính an toàn nợ công của một nước không
chỉ nhìn vào quy mô của khoản nợ mà quan trọng là đánh giá dự trên hiệu
quả sử dụng đồng vốn vay và khả năng thanh toán trong tương lai của đất
nước đó.
Ở VN hiện nay hiệu quả sử đầu tư công dựa vào chỉ số
ICOR, hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược
lại. Đối với các nước phát triển ICOR chỉ ở mức 3 là đầu tư công có hiệu
quả và nền kinh tế phát triển bền vững.
Qua tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê công bố
đến năm 2010 (ước tính) cho thấy: Hiệu quả đầu tư giai đoạn 2006-2010
giảm sút rõ rệt so với giai đoạn 2000-2005.
Lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư ngày càng ít
tham gia vào quá trình sản xuất. Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5
đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, đến giai đoạn 2006-2010
phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.
So với mức trung bình của thế giới thì chỉ số ICOR của
VN cao hơn nhiều, cao nhất là giai đoạn 2009-2010 trung bình 6,7. Riêng
năm 2009, ICOR trung bình của VN cao nhất là 8.
Trong những năm gần đây có giảm nhưng vẫn ở mức cao, hiện nay đang là 9. Như vậy nghĩa là đầu tư hoàn toàn không hiệu quả.
Do đó, đầu tư công hiện nay cần phải được xem xét lại
một cách nghiêm túc bắt đầu từ chủ trương đầu tư có được coi là đúng
không? Nếu để sai lệch từ chủ trương, rất khó để thay đổi.
Thứ hai, phải xem xét lại nền quản trị, đánh giá quá
trình giám sát, thực thi chủ trương đó thế nào…? Nếu quản trị không tốt
sẽ gây thất thoát, nợ tăng, không có khả năng trả nợ.
PV: - Hiện tại ở Việt Nam tồn tại
hai thực tế: khai thác tài nguyên thô để bán giá rẻ, vay nợ đầu tư mà
không mang lại giá trị thặng dư (dẫn tới tình trạng đi vay để tả nợ
vay). Như vậy, phải nhìn nhận về nội lực của nền kinh tế Việt Nam như
thế nào?
GS Võ Đại Lược: – Tôi không lấy làm ngạc nhiên vì
trước tình hình kinh tế khó khăn, DNNN đầu tư không hiệu quả, khu vực
kinh doanh tư nhân giảm sút, không có đất sống thì đầu tư công phải được
coi là công cụ giữ thăng bằng cho nền kinh tế.Tuy nhiên, các DNNN hoạt động kém kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí không thu được lợi. Trước tình hình đó, họ buộc phải đào tài nguyên để đem bán, thực ra điều đó cũng không sai. Nhưng, đào tài nguyên có sẵn đem bán giá rẻ, lại xin nhiều ưu đãi. Trong khi đó, đầu tư ngoài ngành, không hiệu quả thì rõ ràng họ đang đẩy nền kinh tế vào tình trạng bất ổn.
PV: Xin cảm ơn Giáo sư!
Nguyễn Vũ
TS Nguyễn Đình Cung: Bán doanh nghiệp nhà nước kém cho ai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét