Thụy My RFI
Tập Cận Bình nâng chén với Tổng thống Mông Cổ tại Ulan Bator, 21/08/2014. |
Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Tám 2014 – Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Tám 2014
Hôm nay 22/08/2014 ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Ulan Bator, ông Tập Cận Bình cam kết « Trung Quốc tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Mông Cổ ».
Tuyên bố này được đưa ra trong lúc Bắc Kinh luôn thèm muốn tài nguyên
hầm mỏ của nước này, nhưng tại Mông Cổ dư luận đang tỏ ra nghi ngại.
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Trung
Quốc công du Mông Cổ từ hơn một thập kỷ qua. Hôm qua Tập Cận Bình đã ký
với người đồng nhiệm Tsakhiagiin Elbegdorj một tuyên bố chung hướng đến
việc thiết lập quan hệ « đối tác chiến lược toàn diện ». Đôi bên muốn đưa thương mại song phương lên 10 tỉ đô la từ nay đến năm 2020, nghĩa là tăng gấp đôi so với hiện nay.
Nằm giữa Trung Quốc và Nga, đất nước trước đây lệ thuộc nhiều vào Liên Xô cũ có nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn, gây thèm muốn cho Bắc Kinh vốn luôn khát nguyên liệu.Một trong những hợp đồng được ký kết hôm qua giúp các công ty hầm mỏ Mông Cổ bán sản phẩm than đá và khoáng sản qua nhiều hải cảng ở miền bắc Trung Quốc. Một hợp đồng khác, theo China Daily, về một dự án nhà máy chế biến than đá, cần đầu tư khoảng 30 tỉ đô la. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mông Cổ, đồng thời là nước nhập khẩu đồng và than đá của Mông Cổ nhiều nhất.
Do thiếu công nghệ và tài chính, Mông Cổ cần đến Trung Quốc, nhưng sự can thiệp của Bắc Kinh gây ra những ngờ vực, và nuôi dưỡng mối lo ngại « ảnh hưởng chính trị sẽ theo sau đầu tư ». Sumati Luvsandendev, Viện trưởng Viện nghiên cứu Sant Maral Foundation nhận định như trên.
Trên thực tế, đầu tư ngoại quốc vào lãnh vực hầm mỏ là chủ đề gây tranh cãi dữ dội tại Mông Cổ, trong bối cảnh tâm lý dân tộc chủ nghĩa đang tăng lên. Ulan Bator đã thông qua một đạo luật siết chặt các quy định về đầu tư vào các lãnh vực chiến lược năm 2012, sau toan tính của tập đoàn nhôm Trung Quốc Chalco góp vốn vào tập đoàn Mông Cổ SouthGobi.
Nằm giữa Trung Quốc và Nga, đất nước trước đây lệ thuộc nhiều vào Liên Xô cũ có nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn, gây thèm muốn cho Bắc Kinh vốn luôn khát nguyên liệu.Một trong những hợp đồng được ký kết hôm qua giúp các công ty hầm mỏ Mông Cổ bán sản phẩm than đá và khoáng sản qua nhiều hải cảng ở miền bắc Trung Quốc. Một hợp đồng khác, theo China Daily, về một dự án nhà máy chế biến than đá, cần đầu tư khoảng 30 tỉ đô la. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mông Cổ, đồng thời là nước nhập khẩu đồng và than đá của Mông Cổ nhiều nhất.
Do thiếu công nghệ và tài chính, Mông Cổ cần đến Trung Quốc, nhưng sự can thiệp của Bắc Kinh gây ra những ngờ vực, và nuôi dưỡng mối lo ngại « ảnh hưởng chính trị sẽ theo sau đầu tư ». Sumati Luvsandendev, Viện trưởng Viện nghiên cứu Sant Maral Foundation nhận định như trên.
Trên thực tế, đầu tư ngoại quốc vào lãnh vực hầm mỏ là chủ đề gây tranh cãi dữ dội tại Mông Cổ, trong bối cảnh tâm lý dân tộc chủ nghĩa đang tăng lên. Ulan Bator đã thông qua một đạo luật siết chặt các quy định về đầu tư vào các lãnh vực chiến lược năm 2012, sau toan tính của tập đoàn nhôm Trung Quốc Chalco góp vốn vào tập đoàn Mông Cổ SouthGobi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét