Kienthuc
(Kiến Thức) – Thương xá Tax là một công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông
Thương xá Tax được xây dựng vào thập niên
1880 với tên gọi ban đầu là Les Grands Magazins Charner (GMC). Đây là
một công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét
chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. Ảnh: Thương xá Tax trong bưu
thiếp đầu thế kỷ 20
Công trình này nằm ở nơi giao cắt giữa Đại lộ
Bonard (đường Lê Lợi) và Đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), vị trí có
thể coi là đắc địa bậc nhất trung tâm Sài Gòn. Ảnh: Thương xá Tax nhìn từ trên cao thập niên 1930.
Cùng với những công trình kiến trúc nổi tiếng
của Sài Gòn như Chợ Bến Thành, Nhà hát lớn thành phố, Nhà thờ Đức Bà,
Bưu điện Thành phố, Dinh toàn quyền… Thương xá Tax được coi như một biểu
tượng tạo nên bộ mặt của Sài Gòn thời đó. Ảnh: Thương xá Tax năm 1948.
Cảnh nhộn nhịp trên vỉa hè Thương xá Tax năm 1948, với bãi để xe đạp và rất nhiều khách bộ hành.
Sau này, để mở rộng công năng của tòa nhà,
chủ đầu tư đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ của khu thương xá và xây
thêm một tầng nữa. Ảnh: Thương xá Tax trong một hội chợ đêm trước thềm
năm mới, 1955.
Đầu những năm 1960, tòa nhà GMC được đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ để cho thuê.
Mặt tiền tòa nhà bắt đầu xuất hiện bảng tên của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Thương xá Tax năm 1965.
Khung cảnh bên trong Thương xá Tax năm 1965.
Thương xá Tax năm 1966.
Vào thời kỳ này, Thương xá Tax đã trở thành một trong các trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của Sài Gòn.
Đang chép tiếp (2)
Thương xá Tax năm 1966.
Hình ảnh Thương xá Tax trên một tạp chí nước ngoài.
Hè phố Lê Lợi phía trước Thương xá Tax.
Khách đến với Thương xá Tax đa phần là giới trung lưu và thượng lưu của Sài Gòn thời đó.
*** Cái chú thích “giới trung lưu và thượng lưu” là không đúng,
giới Xích lô, thợ hồ ,thợ máy, những người làm trong các hảng xưởng (
công nhân) vẫn có thẻ “cầm” một hai chục đồng thôi vào mua cái Bóp, Dây
nịt, đôi giày da hay Bata, ngay cả mua đồng hồ đeo tay thông thường thời
đó Legrand, Willer hay là chủ nhật dẫn vợ con, bà con dưới quê vào dạo
có sao đâu … tôi nói thời điểm trước 1966 – Hồi đó như ở quê tôi tận
ngoài Trung, Chiếc xe đạp gọi là “Bờ-rô ” ( có con Sư tử nhảy)của Pháp,
mà khi mua phải ngồi chờ ráp chiếc xe chứ không có sẵn nguyên chiếc, tât
cả đều là của Pháp thứ thiệt là 800 đồng. chỉ hơn một tháng lương của
làm thuê phổ thông.- Cho đến 1970 chiếc Honda Xanh lá cây và Đỏ , nguyên
chiếc nhập từ nhật chỉ 25.000 đồng, trong khi thợ giỏi có thể làm lương
trên 20.000 đồng một tháng, nhưng lạ kỳ một điều là ít ai ham chiếc “xe
máy” như hôm nay- Ngay cả vàng, đồng hồ cũng vậy, thích, cần thì mua
không thì thôi… -Có thể một ông nông dân xách giỏ đệm có thể có nhóc
tiền vẫn cư lội bộ mắc bà ba trắng…
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Thương xá Tax cũng là điểm đến quen thuộc của các nhân viên quân sự Mỹ cùng gia đình tại Sài Gòn.
Những chiếc xích lô máy sơn nhiều màu sắc chờ khách trước khu thương xá.
Các cửa hàng dịch vụ ở tầng 1 của thương xá.
Thương xá Tax trong một dịp năm mới Dương lịch.
Thương xá Tax năm 1969.
Sau 1975, Thương xá Tax không còn là địa điểm
kinh doanh sầm uất như trước mà được dùng làm nơi trưng bày các mặt
hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của TP HCM sản xuất.
Đến năm 1981, thương xá này trở thành Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành
phố – một trong những bách hóa lớn nhất Việt Nam thời đó.
Năm 1998, dòng chữ Thương xá Tax được đặt
trên nóc tòa nhà, đánh đấu sự trở lại của một cái tên nổi tiếng. Đến năm
2003, tòa nhà thương xá được đại tu để trở thành một trung tâm thương
mại hiện đại.
Sự tồn tại của tòa nhà Thương xá Tax sắp đi
đến hồi kết khi trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại
Thương xá Tax – một khu phức hợp 40 tầng sẽ được xây dựng trên vị trí
của tòa nhà có lịch sử 130 năm. Ảnh: Huỳnh Ngọc Ánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét