(Tin tức 24h) – Chính Bắc Kinh đã khuyến khích chủ nghĩa Hồi giáo (cực đoan) của người Duy Ngô Nhĩ khi chuẩn bị chống lại sự can thiệp quân sự của Liên Xô.
Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương
trong những năm 90, Trung Quốc phải đối đầu với phong trào chống đối quy mô lớn. (dòng chữ in đậm này là của tác giả – ND)
Người Duy Ngô Nhĩ trong nước Trung Hoa cộng sản
Thời kỳ đầu sau khi những người cộng sản Trung Quốc
lên nắm chính quyền, tình hình ở Tân Cương phát triển theo đúng kịch bản
Liên Xô trong xây dựng “Khu tự trị dân tộc- văn hóa”. Thậm chí bảng chữ
cái của người Duy Ngô Nhĩ chính thức được chuyển từ các ký tự kiểu A
rập sang bảng chữ cái Kirillitsa (bảng chữ cái kiểu tiếng Nga – hiện nay
một số nước đang dùng như Ukraine, Belaruss, Bungaria, Mông cổ v.v )
cho ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ do các nhà khoa học Liên Xô sáng tạo.
Nhưng không lâu sau đó, Bắc Kinh bắt đầu điều chỉnh
chính sách và di dân người Hán đến khu tự trị Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ
(SUAR – viết tắt theo tiếng Nga, xin dùng từ viết tắt này để đỡ tốn thời
gian của bạn đọc) và chính sách đó vẫn được thực thi cho đến tận bây
giờ.
Dân số người Hán sống tại SUAR, tăng từ 4% năm 1949 lến 40 % (số liệu của tác giả-ND) vào cuối thế kỷ XX.
Cảnh sát Trung Quốc giám sát trật tự tại thành phố Kashkar. Ảnh Robert F. Bukaty / AP |
“Công cuộc” Trung Quốc hóa (chính xác hơn là Hán
hóa-ND) chủ yếu được tiến hành bằng các biện pháp quân sự- hành chính.
Các sư đoàn PLA tại Tân Cương, từ đầu năm 1950 được tái tổ chức thành
cái gọi là “Quân đoàn sản xuất- xây dựng Tân Cương” với quân số hơn
200.000 người – gồm 13 sư đoàn kinh tế nông nghiệp và 3 sư đoàn công
nghiệp bắt đầu khai khẩn vùng đất hoang, xây dựng đường xá và cơ sở hạ
tầng.
Binh lính Trung Quốc kết hợp lao động trên thực địa
trên với huấn luyện quân sự. Một thời gian sau, Trung ương Đảng cộng sản
Trung Quốc ra chỉ thị cho phép binh lính được cưới vợ, các cô dâu được
đưa đến từ các tỉnh miền Trung Trung Quốc. Đến năm 1970, “đội quân lao
động này” đã tăng lên đến 700.000 người, và họ đã xây dựng được hơn
20.000 điểm dân cư mới cho người Trung Quốc (người Hán).
Trong suốt những thập kỷ Chính quyền Trung Quốc khai
thác Tân Cương, đã có nhiều vụ xung đột xảy ra giữa người Duy Ngô Nhĩ và
người Hán, nhưng đa số các vụ việc như vậy cho đến nay vẫn được “ỉm đi”
vì chính sách “kín cổng cao tường” trong thông tin của Trung Quốc thời
Mao.
Chỉ có một số thông tin về các vụ bạo loạn năm 1962
tại vùng tự trị Ili-Kazakhski nằm cạnh biên giới với Kazakhstan của Liên
Xô. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi sự kiện này là “vụ nổi
loạn mang sắc thái sắc tộc”.
Những người dẫn đầu vụ xung đột này về phía người Duy
Ngô Nhĩ là công nhân của các mỏ dầu, trong số đó có rất nhiều “cựu chiến
binh” đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc trong những năm
40.
Chính quyền Trung Quốc đã đàn áp thẳng tay vụ “bạo
loạn” này, – có tới 5.000 người Duy Ngô Nhĩ bị xử bắn hoặc bị đưa vào
các trại tập trung, từ 60.000 đến 100.000 người Duy Ngô Nhĩ và người
Kazakhstan chạy qua biên giới sang Liên Xô.
Cũng chính vào thời gian này, đại đa số các sỹ quan
Nga (Nga Hoàng) từng phục vụ trong Quân đội Trung Quốc đã rời Tân Cương
chạy sang Liên Xô.
Trong số những vụ việc mà người nước ngoài được biết
đến còn có vụ xung đột sắc tộc vào năm 1967 tại thành phố Shikhedzym,
thành phố lớn thứ hai của Tân Cương, – người Duy Ngô Nhĩ đã giết hơn 100
và làm bị thương hơn 1.000 Hồng vệ binh (người Hán) được đưa đến từ các
tỉnh khác của Trung Quốc để “đẩy nhanh cách mạng văn hóa” tại đây.
Trong những năm 60, 70 trên khu vực biên giới giữa Tân
Cương và Kazakhstan của Liên Xô đã xảy ra nhiều cuộc xung đột vũ trang
giữa các đơn vị Quân đội Xô Viết và quân PLA. Một trong những vụ xung
đột vũ trang lớn nhất – là các trận đánh gần hồ Zalanashkol tháng
8/1969.
Từ cuối những năm 60, Quân khu Trung Á (của Liên
Xô-ND) đã tiến hành công tác chuẩn bị để chiến đấu trên lãnh thổ Tân
Cương và nghiên cứu rất kỹ kẻ thù tiềm năng cũng như đồng minh tiềm năng
trên khu vực lãnh thổ này.
Binh lính Xô Viết trong trận chiến đấu bên hồ Zalanashkol với quân Trung Quốc, tháng 8/1969 Ảnh: armyman.info |
Năm 1980, trong cuốn sổ tay chỉ dẫn mật dành riêng cho
các sỹ quan Quân khu Trung Á, có đoạn “sặc mùi định hướng” với giọng
văn từ thế kỷ XIX về người Duy Ngô Nhĩ như sau:
“Người Duy Ngô Nhĩ là một trong những dân tộc lâu đời
nhất vùng Trung Á, có một nền văn hóa lâu đời và rất phong phú. Đặc điểm
dân tộc của người Duy Ngô Nhĩ là mến khách và lịch thiệp. Tuy nhiên,
người Duy Ngô Nhĩ rất linh hoạt trong giao tiếp và hoàn toàn không phải
bất cứ người nào bước chân vào nhà của người Duy Ngô Nhĩ cùng có thể
được đón tiếp nồng hậu.
Người Duy Ngô Nhĩ rất mê tín. Họ tin vào thần chú,
phép ma thuật, bùa hộ mệnh, phù thủy và ma xó. Tuy rất tập trung và
nghiêm túc trong công việc thường ngày nhưng, người Duy Ngô Nhĩ khi có
tiếng nhạc và tiếng hát sẽ trở nên sôi động và sẵn sàng tham gia các
cuộc vui. Trong số những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ, mặc dù có luật cấm
của người Hồi giáo, nhưng họ vẫn hút anashi (một dạng cần sa –ND).
Di dân quân sự
Trong cuộc đối đầu chính trị Xô- Trung kéo dài, chính
quyền Bắc Kinh đánh giá việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan là bước
chuẩn bị cho kế hoạch xâm chiếm Tân Cương. Để đối phó với “nguy cơ” này,
quân số của PLA tại khu tự trị này tăng lên rất nhanh, – đến đầu những
năm 80 thì Quân đoàn sản xuất- xây dựng Tân Cương đã có trong biên chế
hơn 2.250.000 người, chiếm 1/6 tổng dân số Tân Cương.
Đây cũng là lực lượng sản xuất tới 1/4 tổng sản phẩm
của Tân Cương, làm việc trong tất cả các ngành- từ khai thác khoáng sản
đến trồng bông. Trong thành phần của quân đoàn có các sư đoàn nông
nghiệp, sư đoàn xây dựng và thậm chí cả các sư đoàn kỹ thuật thủy lợi.
Quân đoàn này thực sự là một tập đoàn xã hội – kinh tế
khổng lồ. Nó có các thành phố riêng, các khu vực dân cư riêng, nhiều
nhà máy công nghiệp và có cả 2 trường đại học tổng hợp. Hơn thế nữa,
quân đoàn được bố trí trên khắp lãnh thổ Tân Cương này trên thực tế chỉ
toàn người Trung Quốc – trong số các quân nhân của quân đoàn có tới 88%
là người Hán, người dân tộc Duy Ngô Nhĩ chỉ chiếm không đến 7%.
Tỷ lệ dân cư của toàn khu tự trị Tân Cương – có 40%
người Hán và 45% người Duy Ngô Nhĩ như đã nói ở trên, nhưng tại thủ phủ
Urumchi, người Hán chiếm 80%, còn người Duy Ngô Nhĩ chỉ có 12 % nhưng
phân bố chủ yếu ở vùng ngoại ô.
Lãnh thổ SUAR là nơi bố trí những cơ sở hạt nhân quan
trong bậc nhất của Trung Quốc – chính tại đây, trên hồ muối khô vùng
Lobnora tại sa mạc Turfansk có bãi thử vũ khí hạt nhân. Năm 1964, đây là
nơi Trung Quốc thử quả bom nguyên tử đầu tiên. Năm 1996, Trung Quốc
cũng là cường quốc cuối cùng trên thế giới tiến hành vụ thử hạt nhân tại
đây trước khi tham gia hiệp ước hoàn thử loại vũ khí này.
Tân Cương hiện đại giữ một vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế Trung Quốc. Trên vùng đất này có hơn 3.000 mỏ các loại
khoáng sản – từ than đá, dầu khí đến vàng và các loại kim loại quý
khác. Trữ lượng than của Tân Cương được đánh giá vào khoảng 2.000 tỷ
tấn. còn trữ lượng dầu mỏ cũng rất ấn tượng -30 tỷ tấn. Khu vực này có
gần như tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
Theo dự báo của các nhà kinh tế Mỹ thì trong nửa đầu
thế kỷ XXI, Tân Cương sẽ trở thành một trong những khu vực hấp đẫn nhất
Châu Á đối với các tập đoàn xuyên quốc gia trên thế giới. Tại khu vực
này có thể diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm khai thác các mỏ cực
kỳ giàu về trữ lượng. Dĩ nhiên, Bắc Kinh không thể không giám sát chặt
chẽ khu vực đầy triển vọng nhưng cũng rất có vấn đề này.
Chủ nghĩa Hồi giáo từ Bắc Kinh và sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết
Chính quyền Bắc Kinh, do quan ngại về sự tương
đồng về chủng tộc và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ với những dân tộc
thuộc nhánh người Turk tại Liên Xô, đã không những đóng kín toàn bộ biên
giới (trước là biên giới mở) với Liên Xô, mà còn chuyển các ký tự của
người Duy Ngô Nhĩ từ Kirillitsa (đã nói ở trên-ND) sang bảng ký tự
Latinh (tất cả các nước cộng hòa Trung Á của Liên Xô lúc đó đều sử dụng
Kirillitsa), và sau đó, vào đầu những năm 80, lại chính thức quay lại sử
dụng bảng chữ cái A rập.
Đây là lần thứ ba chỉ trong vòng 30 năm, Trung Quốc thay đổi bảng chữ cái của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Từ cuối những năm 60 đến cuối những năm 80, tất cả các
chính sách của Trung Quốc đều được xây dựng với điểm xuất phát là đối
đầu quân sự- chính trị công khai với Liên Xô. Đặng Tiểu Bình, ngay cả
khi đã tiến hành cải cách tư bản, trong một thời gian rất lâu vẫn là
“người chiến sỹ tiên phong” trong việc thực hiện một đường lối cực kỳ
cứng rắn đối với Liên Xô.
Chính vì vậy, mà đặc biệt là sau khi Liên Xô đưa quân
vào Afganistan, Chính quyền Trung Quốc không phải là hoàn toàn vô lý cho
rằng, chiến trường tiếp theo sẽ là Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc
không chỉ tìm mọi cách ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng nào của Liên Xô đối
với người Duy Ngô Nhĩ, mà còn tìm đồng minh trong số họ để chống lại “sự
bành trưởng”của Liên Xô.
Đồng minh tiềm năng của Trung Quốc lúc đó là những
người Hồi Giáo (cực đoan), có tương đối nhiều trong số những người Duy
Ngô Nhĩ. Để thực hiện sách lược “lôi kéo” đồng minh, từ đầu những năm
80, Trung Quốc bắt đầu “mềm hóa” chính sách tôn giáo tại Tân Cương.
Trước đó, đặc biệt là vào thời kỳ “cách mạng văn hóa”
của Mao, bất cứ một tôn giáo nào, kể cả đạo Hồi chiếm vị trí tuyệt đối
tại SUAR, cũng đều bị coi là “thế lực thù địch” và cần phải loại bỏ tận
gốc. Nếu như vào năm 1982 tại Tân Cương chỉ còn sót lại không đến 3.000
nhà thờ Hồi giáo và các nhà cầu nguyện thì chỉ đến năm cuối thập kỷ, con
số trên đã tăng lên gấp 4 lần.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan Tân Cương đã
được các cơ quan đặc biệt Trung Quốc sử dụng làm cầu nối với lực lượng
đối lập Afghanistan chiến đầu chống lại Liên Xô. Tại Nga ít người biết
một sự thật là trên thực tế, Trung Quốc cung cấp vũ khí cho lực lượng
thánh chiến (đối lập) tích cực hơn và hào phóng hơn nhiều so với cả Mỹ
và Arập Saudi. (phần in đậm này là của tác giả -ND)
Chính quyền Trung Quốc trong suốt những năm 80 cũng
làm ngơ trước việc nhiều đảng viên cộng sản Trung Quốc người Duy Ngô
Nhĩ, trong đó có cả nhiều quan chức cao cấp của SUAR, thường xuyên đến
các nhà thờ Hôi giáo tuy như thế là vi phạm điều lệ Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Năm 1987, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc còn cho
phép mở Học viện Hồi giáo tại Tân Cương, có thể coi quãng thời gian từ
những năm 80 đến đầu những năm 90 là một thời kỳ “phục hưng Hồi giáo”
của người Duy Ngô Nhĩ.
Đến đầu những năm 90, số nhà thờ Hồi giáo hoạt động
tại Tân Cương tăng gấp đôi. Sự “phục hưng Hồi giáo” này cùng với sự sụp
đổ của Liên Xô đã làm chủ nghĩa Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc (cực đoan)
của những dân tộc thuộc nhánh Turk ở các nước cộng hòa hậu Xô Viết ở
Trung Á phát triển rất mạnh.
Cần phải nhớ rằng, trong các quốc gia mới xuất hiện ở
Trung Á từ lâu đã có rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống – chỉ riêng
tại Kazakhstan, con số trên là hơn 250.000 người.
Sự xuất hiện trên bản đồ thế giới các quốc gia mới
(các nước hậu Xô Viết –ND) tại khu vực Trung Á có cư dân vốn gần gũi với
người Duy Ngô Nhĩ về văn hóa và ngôn ngữ, không chỉ là một tấm gương
cho cư dân gốc (người Duy Ngô Nhĩ) tại SUAR về chủ nghĩa dân tộc. Liên
Xô sụp đổ còn mở ra cho Trung Quốc một thị trường lớn – thị trường các
nước Trung Á.
Đến đầu những năm 90, những cải cách của Đặng (Tiểu
Bình) đã đưa lại những kết quả đầu tiên và các doanh nghiệp phát triển
bùng nổ của Trung Quốc bắt đầu đổ xô đi tìm thị trường tiêu thụ các sản
phẩm “made in China” tại Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Turmenistan (các nước cộng hòa Liên Xô cũ – ND).
Chính người Duy Ngô Nhĩ, do có sự gần gũi về văn hóa
và ngôn ngữ với các thị trường đó như đã nói, đã trở thành một mắt xích
trung gian chủ yếu trong thương mại (giữa các doanh nghiệp Trung Quốc
với các nước Trung Á). Chỉ trong vòng vài năm tại Tân Cương đã xuất hiện
một “giai tầng” tư sản mới nhờ làm vai trò trung gian giữa công nghiệp
Trung Quốc với thị trường tiêu thụ tại các nước cộng hòa hậu Xô Viết.
Cũng chính sự pha trộn và kết hợp giữa sự phục hưng
Hồi giáo, chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia láng giềng
và sự xuất hiện của các nhà tư bản Duy Ngô Nhĩ đã đem lại một kết quả mà
Bắc Kinh không thể ngờ tới. Đến giữa những năm 90, người Duy Ngô Nhĩ
công khai và rõ ràng thể hiện sự bất bình của mình đối với người Hán.
“Những năm 90 khó khăn” đặc sắc Trung Quốc
(“Những năm 90 khó khăn – hay nặng nề” là cụm
từ mà nhiều người Nga hay dùng để chỉ giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ
những năm 90 của thế kỷ trước -ND).
Những sự kiện khởi đầu cho thời kỳ ly khai mới của
người Duy Ngô Nhĩ cùng các khẩu hiệu Hồi giáo là vụ xung đột xảy ra tại
khu Kashgara ngày 5/4/1990, – sự kiện này được báo chí chính thống Trung
Quốc gọi là “cuộc nổi dậy vũ trang phản cách mạng”.
Lần đầu tiên sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, để đàn
áp cuộc “nổi dậy” này, chính quyền Trung Quốc buộc phải điều quân đến
đây bằng đường hàng không. Trong chiến dịch trấn áp này, cũng đã có tới 2
“sư đoàn nông nghiệp” của Quân đoàn sản xuất- xây dựng Tân Cương tham
gia.
Nguyên nhân (trực tiếp –ND) của vụ “nổi dậy” này là
việc chính quyền Trung Quốc thay thế một giáo sỹ Hồi giáo có uy tín và
các hành động của những sỹ quan cảnh sát chịu trách nhiệm giám sát tỷ lệ
sinh – hành động này đối với các gia đình Hồi giáo truyền thống – mặc
dù được phép sinh 3 con (chỉ không phải một con như người Hán) cũng đã
là một nhân tố gây bất bình.
Những năm sau đó, tại Tân Cương đã xảy ra nhiều vụ xô
xát với cảnh sát, các vụ nổ đoàn tàu và xe ô tô. Năm 1995, chính quyền
Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện được một kho vũ khí lớn.
Mùa xuân năm 1996, tờ báo chính thống của SUAR “Tân
cương nhật báo” đưa tin: từ tháng 2 (1996-ND), trên khu vực Tân Cương đã
xảy ra 5 vụ bùng nổ xã hội nghiêm trọng và chính quyền đã bắt giữ 2.773
người vì có liên quan đến “hoạt động khủng bố”, đã phát hiện 2.700 kg
thuốc nổ và 31.000 đơn vị vũ khí- đạn dược.
Theo số liệu của những người đối lập Duy Ngô Nhĩ thì
con số người bị bắt là hơn 10.000 người, hơn 1.000 người (Duy Ngô Nhĩ )
bị thiệt mạng trong các cuộc xung đột với cảnh sát và quân đội.
Xác chiếc ô tô khách sau vụ nổ ở Bắc Kinh năm 1997. Ảnh: Greg Baker / AP |
Một trong những vụ xung đột gây tiếng vang lớn nhất là
vụ xảy ra từ ngày 2 đến ngày 8/2/1996. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện này
xuất phát từ việc cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một nhóm thanh niên Duy
Ngô Nhĩ tại một nhà cầu nguyện không được chính quyền Trung Quốc cho
phép hoạt động. Các cuộc xung đột quy mô lớn chống lại vụ bắt giữ này đã
làm 120 cảnh sát thiệt mạng, hơn 2.500 người Duy Ngô Nhĩ bị bắt.
Ngày 12/2/1996, báo chí địa phương Tân Cương lại đưa
tin về vụ nổ một đoàn tàu. Chính quyền Trung Quốc lập tức tuyên bố rằng
vụ khủng bố này là do “Mặt trận cách mạng thống nhất” – một tổ chức lưu
vong của người Duy Ngô Nhĩ có cơ sở ở Kazakhstan thực hiện.
Trong tháng 5, một kẻ khủng bố Duy Ngô Nhĩ đã tìm cách
ám sát một giáo chủ của nhà thờ Hồi giáo chính tại Kashgara vì nghi ông
này hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Nhân vật này đã bị cảnh sát bắn
chết, và sau này kết quả điều tra cho thấy từ 5 năm trước y đã được cha
mẹ gửi đến học ở một trường Hồi giáo bí mật, nơi những đứa trẻ Duy Ngô
Nhĩ được học những giáo lý cơ bản của Đạo Hồi và chủ nghĩa Pantiurkizm
(Pantiurkizm – một chủ nghĩa phổ biến ở các nước có các dân tộc Turk
sinh sống – nền tảng tư tưởng của nó là cần phải thống nhất các dân tộc
Turk dựa trên sự đồng nhất về sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ – chủ nghĩa
này xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XIX- ND).
Đến cuối năm 1996, các nhóm khủng bố đã bắn chết nhiều
nhân vật quan chức cao cấp dân tộc Duy Ngô Nhĩ bị coi là tay sai của
chính quyền chiếm đóng Trung Quốc. Các số liệu chính thức không được
công bố, nhưng nhiều nguồn cho rằng chỉ trong năm 1996 tại SUAR đã có
gần 500 cảnh sát và nhân viên cơ quan an ninh Trung Quốc thiệt mạng.
Đầu năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã tuyên án tử
hình và xử bắn mấy chục người Duy Ngô Nhĩ bị bắt một năm trước đó và bị
buộc tội ly khai. Những thông tin về các vụ hành hình trên đã gây nên sự
phẫn nộ cực độ của người Duy Ngô Nhĩ và hàng loạt các vụ đập phá tài
sản của những người Hán di cư đến Tân Cương đã xảy ra.
Vụ lớn nhất là tại thành phố Inhin sát biên giới với
Kazakhstan. Trung Quốc buộc phải thông báo cho phía Kazakhstan về việc
điều động binh sỹ trong khu vực (vì sát biên giới). Đã có tới 30.000
lính Trung Quốc với sự yểm hộ của xe tăng và xe bọc thép được đưa vào
thành phố để trấn áp bạo loạn. Theo số liệu của lực lượng đối lập Duy
Ngô Nhĩ thì có 90% số gia đình tại đây có người bị bắt – từ một đến ba
người.
(Còn tiếp phần kết)
Lê Hùng (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét