Một góc khu trung tâm tài chính tại Thượng Hải (Ảnh chụp ngày 11/8/2014). -REUTERS/Carlos Barria
Trọng Nghĩa -RFI
Phải chăng Trung Quốc bắt đầu phải chịu tác hại từ chính sách « bài ngoại » trong địa hạt kinh tế được thấy trong thời gian gần đây, sau khi một loạt các tập đoàn ngoại quốc bị chính quyền Bắc Kinh điều tra ? Câu hỏi này đã nổi cộm lên vào hôm nay, 18/08/2014, khi số liệu thống kê chính thức xác nhận là đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tuột giảm đáng kể trong tháng 7.
Bộ Thương mại Trung Quốc phải cải chính ngay rằng sự sụt giảm đó
không phải là hệ quả của các vụ điều tra nhắm vào các công ty nước ngoài
hoạt động ở Trung Quốc.
Theo số liệu được chính Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, trong tháng Bảy vừa qua, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc đã tuột giảm đáng kể trong tháng 7, xuống mức thấp nhất từ hai năm nay. Tính trên một năm, thì mức đầu tư trực tiếp, ngoại trừ khu vực tài chánh, đã giảm 16,95%, đạt 7,81 tỷ đô la. Đây là lượng đầu tư trực tiếp thấp nhất kể từ tháng 7/2012 đến nay.
Lượng đầu tư trực tiếp trong tháng 07/2014 cũng tuột giảm mạnh so với tháng 6/2014, vốn đạt được 14,42 tỷ đô la. Tính ra trong 7 tháng đầu 2014, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt tổng cộng là 71, 14 tỷ đô la, và cũng bị giảm 0, 35% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính ra, trong 7 tháng đầu năm 2014 này, đầu tư Nhật giảm đến 45,4%, trong bối cảnh căng thẳng Bắc Kinh Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đầu tư của Mỹ cũng giảm 17,4%, và đầu tư Châu Âu cũng giảm 17,5%.
Giải thích về sự giảm sụt này, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc cho đấy là « những chuyển biến bình thường, vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng lại tăng trưởng của mình », đặc biệt là đánh vào các lãnh vực bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
« Không liên quan gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền »
Như để chặn trước những chỉ trích, phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác định ngay rằng việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm « không phải là xu hướng chung », và cũng không liên hệ gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào một số công ty có vốn nước ngoài ». Đối với phát ngôn viên này, mọi người « không nên có những diễn giải không cơ sở ».
Dẫu sao thì chính quyền Trung Quốc không thể cấm cản giới quan sát gắn liền việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sút giảm mạnh với các cuộc điều tra ngày càng nhiều nhắm vào các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Trung Quốc.
Theo AFP, sau khi mở những cuộc điều tra vào năm ngoái nhắm vào các tập đoàn ngoại quốc trong lãnh vực dược phẩm và lương thực-thực phẩm, chính quyền Trung Quốc trong hai tháng gần đây chuyển mũi dùi qua các tập đoàn điện tử và chế tạo xe hơi. Các tập đoàn xe hơi như Audi, BMW của Đức, hay Chrysler của Mỹ đã bị tố là đã có những ‘hành vi độc quyền’.
Mới hôm nay thôi, đến lượt thương hiệu nổi tiếng Mercedes-Benz của nhà sản xuất Đức Daimler bị chính quyền tỉnh Giang Tô buộc tội lũng đoạn và nâng đáng kể giá bán các loại phụ tùng thay thế, cũng như giá bảo trì và sửa chữa. Tân Hoa Xã đã nêu lên một ví dụ điển hình : Giá bán riêng của tất cả các bộ phận tạo thành một chiếc Mercedes-Benz Class C, cao hơn gấp 12 lần so với giá một chiếc xe mới đã lắp ráp hoàn chỉnh!
Theo giới quan sát, có thể có một nguyên nhân khác làm cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc nhụt chí : Đó là hoạt động kinh tế chậm hẳn lại của nền kinh tế thứ nhì của hành tinh. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn lạc quan, dự báo rằng mức đầu tư trực tiếp năm 2014 này sẽ vẫn giữ tỷ lệ tăng như năm 2013, vì « các công ty nước ngoài sẽ không sợ các cuộc điều tra đang tiến hành ».
Theo số liệu được chính Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, trong tháng Bảy vừa qua, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc đã tuột giảm đáng kể trong tháng 7, xuống mức thấp nhất từ hai năm nay. Tính trên một năm, thì mức đầu tư trực tiếp, ngoại trừ khu vực tài chánh, đã giảm 16,95%, đạt 7,81 tỷ đô la. Đây là lượng đầu tư trực tiếp thấp nhất kể từ tháng 7/2012 đến nay.
Lượng đầu tư trực tiếp trong tháng 07/2014 cũng tuột giảm mạnh so với tháng 6/2014, vốn đạt được 14,42 tỷ đô la. Tính ra trong 7 tháng đầu 2014, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt tổng cộng là 71, 14 tỷ đô la, và cũng bị giảm 0, 35% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính ra, trong 7 tháng đầu năm 2014 này, đầu tư Nhật giảm đến 45,4%, trong bối cảnh căng thẳng Bắc Kinh Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đầu tư của Mỹ cũng giảm 17,4%, và đầu tư Châu Âu cũng giảm 17,5%.
Giải thích về sự giảm sụt này, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc cho đấy là « những chuyển biến bình thường, vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng lại tăng trưởng của mình », đặc biệt là đánh vào các lãnh vực bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
« Không liên quan gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền »
Như để chặn trước những chỉ trích, phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác định ngay rằng việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm « không phải là xu hướng chung », và cũng không liên hệ gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào một số công ty có vốn nước ngoài ». Đối với phát ngôn viên này, mọi người « không nên có những diễn giải không cơ sở ».
Dẫu sao thì chính quyền Trung Quốc không thể cấm cản giới quan sát gắn liền việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sút giảm mạnh với các cuộc điều tra ngày càng nhiều nhắm vào các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Trung Quốc.
Theo AFP, sau khi mở những cuộc điều tra vào năm ngoái nhắm vào các tập đoàn ngoại quốc trong lãnh vực dược phẩm và lương thực-thực phẩm, chính quyền Trung Quốc trong hai tháng gần đây chuyển mũi dùi qua các tập đoàn điện tử và chế tạo xe hơi. Các tập đoàn xe hơi như Audi, BMW của Đức, hay Chrysler của Mỹ đã bị tố là đã có những ‘hành vi độc quyền’.
Mới hôm nay thôi, đến lượt thương hiệu nổi tiếng Mercedes-Benz của nhà sản xuất Đức Daimler bị chính quyền tỉnh Giang Tô buộc tội lũng đoạn và nâng đáng kể giá bán các loại phụ tùng thay thế, cũng như giá bảo trì và sửa chữa. Tân Hoa Xã đã nêu lên một ví dụ điển hình : Giá bán riêng của tất cả các bộ phận tạo thành một chiếc Mercedes-Benz Class C, cao hơn gấp 12 lần so với giá một chiếc xe mới đã lắp ráp hoàn chỉnh!
Theo giới quan sát, có thể có một nguyên nhân khác làm cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc nhụt chí : Đó là hoạt động kinh tế chậm hẳn lại của nền kinh tế thứ nhì của hành tinh. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn lạc quan, dự báo rằng mức đầu tư trực tiếp năm 2014 này sẽ vẫn giữ tỷ lệ tăng như năm 2013, vì « các công ty nước ngoài sẽ không sợ các cuộc điều tra đang tiến hành ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét