Có những thời điểm mà lịch sử chạy nhanh hơn bình thường. Chúng ta
đang sống trong một thời điểm như thế. Trong thời gian từ đầu tháng 5
đến nay, Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong nền chính trị
của đất nước. Tôi thậm chí dám khẳng định rằng có khả năng Việt Nam đã
bước vào giai đoạn chính trị có tính quyết định nhất kể từ năm 1975. Tất
nhiên những biến chuyển tôi đang đề cập liên quan đến những hành động
phi lí của Bắc Kinh trên biển và, cụ thể hơn, những tác động của nó đối
với nền chính trị của Việt Nam, gồm cả chính trị nội bộ của đảng cầm
quyền và xã hội Việt Nam.
Phải cười một chút khi viết những từ “tôi dám khẳng định có khả năng.” Viết thế để vừa nêu một cách mỉa mai những khó khăn mà chúng ta thường gặp trong việc phân tích chính trị ở Việt Nam và vừa nêu tình trạng đầy cơ hội nhưng không có gì chắc chắn của tình trạng đất nước đang đối phó hiện nay.
Đánh giá tác động của những sự kiện xoay quanh “vụ 981” và những kết quả của nó gặp hai trở ngại lớn, làm cho chúng ta khó có thể đánh giá tầm quan trọng hay ý nghĩa lịch sử của giải đoạn này. Lý do thứ nhất, chúng ta chẳng có khả năng để dự báo tương lai, như nhà bình luận Cao Huy Thuần đã tìm hiểu trong một bài đáng độc gần đây. Tình trạng còn biến chuyển nhanh và phức tạp. Tình trạng có quá nhiều “biến số,” gồm cả động thái của Bắc Kinh, những phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Nhật, v.v., những biến chuyển và sự kiện trên biển, và những chuyển động chính trị ở Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy.
Lý do thứ hai chính là sự thiếu minh bạch (nếu không muốn nói là tính mờ đục) của nền chính trị cấp cao Việt Nam mà, đến nay, làm cho ai – trừ khoảng 0,00001 % người Việt Nam (cũng như tôi) – rất khó phân tích rõ tình trạng. Kể cả những nhà phân tích giỏi nhất vẫn phải dựa vào những suy đoán và những từ như “có thể”, “rất có thể”, “có khả năng”, “có thể tưởng tượng”, vân vân… Đối với giới nghiên cứu hay bình luận về chính trị ở Việt Nam, chẳng có ai tránh khỏi được trở ngại này.
Vậy, bất chấp những hạn chế trên, suy ngẫm về những biến chuyển, những thay đổi, và những gì mà chúng ta chưa biết được về Việt Nam hậu 981 vẫn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những khả năng, cơ hội, và rủi ro đất nước đang đối diện. Cũng có thể góp phần một chút đến những thảo luân đang tiếp diễn ở Việt Nam. Ở đây, tôi sẽ đề cập một cách ngắn gọn đến vài lĩnh vực then chốt. Cuối cùng, tôi sẽ đặt ra một số câu hỏi mà “cũng có thể” (hihihi!) mang tính quyết định cho phương hướng của đất nước.
Chính trị nội bộ cấp cao
Hiện này người dân Việt Nam các cấp và mọi nơi đang rất muốn hiểu rõ về những quan điểm và những quyết định của 16 người có quyền nhất, tức là Bộ Chính Trị ĐCS Việt Nam. Muốn biết họ đã làm gì hay sẽ làm trong tương lai gần. Về việc này đã có nhiều bài phân tích các loại, từ những bài báo và blog của những nhà Bình Luận Việt Nam từ những bài của giới “học giả” và “chuyên gia” về Việt Nam. Chúng ta có thể kết luận gì?
Trên cơ sở những gì được biết, nghe, và suy đoán, tôi thấy Việt Nam hiện nay không chỉ là “sẵn sàng” mà là đang làm những bước đị có tính quyết định để đối phó với tình hình mới. Tôi suy đoán BTC đã hiện này còn sẵn sàng để kiện Bắc Kinh nếu không có một thay đổi lớn trong động thái của nó. Và tôi biết BTC đang nỗ lực để nâng cấp mạnh mẽ những mối quan hệ chiến lược mới với hai nước chủ chốt là Mỹ và Nhật. Tất nhiên còn qua sớm để biết những việc trên sẽ có nghĩa gì. Dù vậy, tôi cũng như nhiều người khác tin rằng đã và đang có một sự thay đổi rõ nét.
Về khả năng ‘giới bảo thủ’ chưa có muốn hay thay đổi hay chưa có đủ dũng cảm để thay đổi tôi cũng có vài suy nghĩ. Cơ bản nhất là chủ quyển của đất nước đang bị thắc thức trực tiếp. Thứ hai Việt Nam sẽ có nhiều lợi về nhiều mặt nếu có những thay đổi thế chế. Khác so với trước, gần như là không còn khả thi để giữ lập trường 4-16 một cách công khai. Người Việt Nam ở khắp nơi đang rất bức xúc. Họ muốn một quan hệ mới với Trung Quốc. Họ muốn minh bạch ngay lập tức về mọi việc từ 1990 đến nay.
Ngành và hành động ngoại giao
Lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam đang có những thay đổi quan trọng. Ngoài hàng loạt nỗ lực để bàn với Bắc Kinh, đã có những lúc làm cho chúng ta thấy Việt Nam đang thay đổi. Thích hay không thích Nguyễn Tân Dũng, bài của Ông ở Manila có một tình thần mới. Thích hay không thích, rõ ràng Việt Nam đã và đang nâng cấp quan hệ với hai ba nước trong và ngoài khu vực: Philippines, Nhật, và “đế quốc” Mỹ.
Trong những tháng 5, 6, 7 có nhiều người nghi ngờ về sự chậm phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ. Còn ai vẫn nghĩ thế? Những suy đoán mãi về Việc Phạm Bình Minh đã hoãn lại chuyến đi, trong khi đó Ông Phạm Quang Nghị lại sang Mỹ có vể là không còn quan trọng lắm. Quan trọng là những thảo luận giữa ĐCSVN và Hoa Kỳ mạ đang xảy ra ngay vào những ngày nay là những thảo luận hứa hẹn nhất trong lịch sử của hai nhà nước.
Chúng ta có ly do để hy vọng sự phát triển của những mối quan hệ song phương sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho Việt Nam để đề cập và giải quyết những vấn đề về thể chế mà đến nay vẫn cứ là rào cản ngăn chận con đường của Việt Nam tiến tới một vị trí mạnh hơn. Những thảo luận giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam và Nhật, v.v… không phải là chỉ “có khả năng” để mang lại thay đổi, nó đang tác động sâu sắc đến toàn khu vực.
Về mặt quân sự
Chuyến đi sang Việt Nam của Tướng George Martin Đempsey, sĩ quan cấp cao nhất trong cả lực lượng vũ khí Mỹ và là Chủ tịch chỉ huy Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là dấu hiệu mới nhất là những quan hệ quân sự giữa hai nước chứng tỏ đang có những biển đổi nhanh và sâu. Đối với động thái của phía Việt Nam, còn chưa rõ. Những mặt bề ngoài chưa chắc có ích gì trong việc nắm hiểu tình hình. Lấy ví dụ, sự miễn cưỡng của những đại tướng Việt Nam để nói mạnh hay nhảy một cách công khai vào một trận đương đầu với Bắc Kinh chưa chắc là khôn ngoan. Đồng ý, riêng về mặt quan hệ quốc tế Thượng Tướng Nguyễn Chị Vịnh là chuẩn hơn.
Trong những tháng tới, chúng ta sẽ thấy Mỹ xóa một số ràng buộc trong cấm vận vũ khí đối với Việt Nam (đọc bài tiếng Anh ở đây). Thực ra, việc toàn khu vực đang rơi vào một quá trình quân sự hóa là rất đáng buồn về nhiều mặt. Ít nhất nó phản ánh sự thực là niềm tin trong khư vực đã mất đi cực nhanh và hàm ý những số tiền khổng lổ sẽ bị trệch đi từ những mục đích phục vụ dân sự. Song, làm gì khi nước láng giềng có những động thái thực sự táo bạo bằng vũ lực như hiện nay?
Ở đây xin chia sẻ ba quá trình quan trọng mà đang tiếp diễn. Một, trong bối cảnh hiện nay, giới lãnh đạo Nhật Bản đang xem xét lại chiến lược kinh tế khu vực về mặt lâu dài. Mất an ninh, mất tự do đi lại trên những biển Đông Á và Đông Nam Á là một đe dọa cực lớn đối với cả nước Nhật, Hàn Quốc, và Philippines và quá đó, và là một sự đe dọa mà Mỹ sẽ không thể nào bỏ qua. Đã đến lúc phải có những cải cách kinh tế thực tế. Cứ tiếp tục nói “đổi mới” là không đủ vào thời điểm lịch sử này.
Xã hội dân sự và “Phạm vi công”
Một nhà nước dân chủ và văn minh là một nhà nước là hết sức nghiêm túc trong việc bảo vệ và thúc đẩy những quyền con người. Hiện nay là lúc đất nước Việt Nam sẽ phải bắt đầu phát triển một nhà nước như thế. Khác so với trước, có những khuyến khích mạnh để tập trung vào việc ấy. Quan trọng ở đây không chỉ là “chấp nhận” xã hội dân sự mà là bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nó, làm cho nó phát triển một cách đa dạng, phong phú, thành một sức mạnh của đất nước.
Nói thế có quá lạc quan? Cũng có thể và cũng có thể không. Những thái độ và hành động đàn áp còn chưa được xóa. Những tù nhân lương tâm còn chưa được thả. Mặt khác, trong những tháng vừa rồi sự phát triển của cái gọi là “phạm vi công” (public sphere) đã có những dấu hiệu hứa hẹn, từ những thư ngỏ của các Đảng viên kỳ cựu cho đến sự thành lập của Thời Báo Việt Nam. Trong những tuần tới chúng ta có thể chờ đợi xem những ai được thả nữa. Nếu không có ai thì …. thôi… lại phải… chờ xem.
Trên đường dân chủ hóa, trật tự xã hội là một yếu tố quan trọng. Trong một xã hội văn minh, một người như Trần Nhật Quang hay Đỗ Thị Minh Hạnh đều có quyền để bày tỏ quan điểm của họ một cách ổn hòa và cũng không có quyền để lạm dung quyền của bất cứ ai cả. Hành vi đàn áp là hành vi phong kiến và lỗi thời cần phải xoá bỏ. Hãy thay đổi một cách làm cho thế giới xem Việt Nam là một nước đang thay đổi, một nước nên thông cảm và ủng hộ.
Liệu có cách nào cho những thành viên của xã hội dân sự ở Việt Nam được tuyên bố một cách công khai những cam kết của họ để cho chính quyền biết, dù có những bất đồng cần phải bàn thảo, cùng quyết tâm giữa trật tự và tuyết đối bác bỏ mọi hành vi bạo động. Liệu có cách nào để Nhà nước tuyên bố sẽ có một cuộc đối mới thực sự trong việc bảo vệ và thúc đầy quyền con người? Như chính N. Mandela đã nói: Mọi sự có vẻ như bất khả cho đến khi nó xảy ra.
Kết luận
Trong những tháng qua đã có nhiều người ở khắp nơi, từ mọi thành phần nói hay cảm thấy xã hội của đất nước ‘phải thay đổi.’ Thực ra, Việt Nam hiện này chắc chắn là đang thay đổi; thay đổi để thích nghi với một môi trường chiến lược mới.
Đáng tiếc, cho đến nay, chúng ta còn quá hạn chế trong việc hiểu rõ về những thảo luận đang tiếp diễn ở những cấp cao nhất của nền chính trị đất nước. Trong khi đó, còn quá sớm để đánh giá tầm quan trọng của những thay đổi mà đã, đang, và sẽ tiếp diễn. Song, Việt Nam của hôm này là rất khác so với Việt Nam của đầu tháng 5. Tôi thậm chí dám khẳng định vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, Việt Nam có những cơ hội tốt để xoay trục tới một tương lai thực sự độc lập, dân chủ, và tự do.
JL Hồng Kông
Phải cười một chút khi viết những từ “tôi dám khẳng định có khả năng.” Viết thế để vừa nêu một cách mỉa mai những khó khăn mà chúng ta thường gặp trong việc phân tích chính trị ở Việt Nam và vừa nêu tình trạng đầy cơ hội nhưng không có gì chắc chắn của tình trạng đất nước đang đối phó hiện nay.
Đánh giá tác động của những sự kiện xoay quanh “vụ 981” và những kết quả của nó gặp hai trở ngại lớn, làm cho chúng ta khó có thể đánh giá tầm quan trọng hay ý nghĩa lịch sử của giải đoạn này. Lý do thứ nhất, chúng ta chẳng có khả năng để dự báo tương lai, như nhà bình luận Cao Huy Thuần đã tìm hiểu trong một bài đáng độc gần đây. Tình trạng còn biến chuyển nhanh và phức tạp. Tình trạng có quá nhiều “biến số,” gồm cả động thái của Bắc Kinh, những phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Nhật, v.v., những biến chuyển và sự kiện trên biển, và những chuyển động chính trị ở Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy.
Lý do thứ hai chính là sự thiếu minh bạch (nếu không muốn nói là tính mờ đục) của nền chính trị cấp cao Việt Nam mà, đến nay, làm cho ai – trừ khoảng 0,00001 % người Việt Nam (cũng như tôi) – rất khó phân tích rõ tình trạng. Kể cả những nhà phân tích giỏi nhất vẫn phải dựa vào những suy đoán và những từ như “có thể”, “rất có thể”, “có khả năng”, “có thể tưởng tượng”, vân vân… Đối với giới nghiên cứu hay bình luận về chính trị ở Việt Nam, chẳng có ai tránh khỏi được trở ngại này.
Vậy, bất chấp những hạn chế trên, suy ngẫm về những biến chuyển, những thay đổi, và những gì mà chúng ta chưa biết được về Việt Nam hậu 981 vẫn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những khả năng, cơ hội, và rủi ro đất nước đang đối diện. Cũng có thể góp phần một chút đến những thảo luân đang tiếp diễn ở Việt Nam. Ở đây, tôi sẽ đề cập một cách ngắn gọn đến vài lĩnh vực then chốt. Cuối cùng, tôi sẽ đặt ra một số câu hỏi mà “cũng có thể” (hihihi!) mang tính quyết định cho phương hướng của đất nước.
Chính trị nội bộ cấp cao
Hiện này người dân Việt Nam các cấp và mọi nơi đang rất muốn hiểu rõ về những quan điểm và những quyết định của 16 người có quyền nhất, tức là Bộ Chính Trị ĐCS Việt Nam. Muốn biết họ đã làm gì hay sẽ làm trong tương lai gần. Về việc này đã có nhiều bài phân tích các loại, từ những bài báo và blog của những nhà Bình Luận Việt Nam từ những bài của giới “học giả” và “chuyên gia” về Việt Nam. Chúng ta có thể kết luận gì?
Trên cơ sở những gì được biết, nghe, và suy đoán, tôi thấy Việt Nam hiện nay không chỉ là “sẵn sàng” mà là đang làm những bước đị có tính quyết định để đối phó với tình hình mới. Tôi suy đoán BTC đã hiện này còn sẵn sàng để kiện Bắc Kinh nếu không có một thay đổi lớn trong động thái của nó. Và tôi biết BTC đang nỗ lực để nâng cấp mạnh mẽ những mối quan hệ chiến lược mới với hai nước chủ chốt là Mỹ và Nhật. Tất nhiên còn qua sớm để biết những việc trên sẽ có nghĩa gì. Dù vậy, tôi cũng như nhiều người khác tin rằng đã và đang có một sự thay đổi rõ nét.
Về khả năng ‘giới bảo thủ’ chưa có muốn hay thay đổi hay chưa có đủ dũng cảm để thay đổi tôi cũng có vài suy nghĩ. Cơ bản nhất là chủ quyển của đất nước đang bị thắc thức trực tiếp. Thứ hai Việt Nam sẽ có nhiều lợi về nhiều mặt nếu có những thay đổi thế chế. Khác so với trước, gần như là không còn khả thi để giữ lập trường 4-16 một cách công khai. Người Việt Nam ở khắp nơi đang rất bức xúc. Họ muốn một quan hệ mới với Trung Quốc. Họ muốn minh bạch ngay lập tức về mọi việc từ 1990 đến nay.
Ngành và hành động ngoại giao
Lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam đang có những thay đổi quan trọng. Ngoài hàng loạt nỗ lực để bàn với Bắc Kinh, đã có những lúc làm cho chúng ta thấy Việt Nam đang thay đổi. Thích hay không thích Nguyễn Tân Dũng, bài của Ông ở Manila có một tình thần mới. Thích hay không thích, rõ ràng Việt Nam đã và đang nâng cấp quan hệ với hai ba nước trong và ngoài khu vực: Philippines, Nhật, và “đế quốc” Mỹ.
Trong những tháng 5, 6, 7 có nhiều người nghi ngờ về sự chậm phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ. Còn ai vẫn nghĩ thế? Những suy đoán mãi về Việc Phạm Bình Minh đã hoãn lại chuyến đi, trong khi đó Ông Phạm Quang Nghị lại sang Mỹ có vể là không còn quan trọng lắm. Quan trọng là những thảo luận giữa ĐCSVN và Hoa Kỳ mạ đang xảy ra ngay vào những ngày nay là những thảo luận hứa hẹn nhất trong lịch sử của hai nhà nước.
Chúng ta có ly do để hy vọng sự phát triển của những mối quan hệ song phương sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho Việt Nam để đề cập và giải quyết những vấn đề về thể chế mà đến nay vẫn cứ là rào cản ngăn chận con đường của Việt Nam tiến tới một vị trí mạnh hơn. Những thảo luận giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam và Nhật, v.v… không phải là chỉ “có khả năng” để mang lại thay đổi, nó đang tác động sâu sắc đến toàn khu vực.
Về mặt quân sự
Chuyến đi sang Việt Nam của Tướng George Martin Đempsey, sĩ quan cấp cao nhất trong cả lực lượng vũ khí Mỹ và là Chủ tịch chỉ huy Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là dấu hiệu mới nhất là những quan hệ quân sự giữa hai nước chứng tỏ đang có những biển đổi nhanh và sâu. Đối với động thái của phía Việt Nam, còn chưa rõ. Những mặt bề ngoài chưa chắc có ích gì trong việc nắm hiểu tình hình. Lấy ví dụ, sự miễn cưỡng của những đại tướng Việt Nam để nói mạnh hay nhảy một cách công khai vào một trận đương đầu với Bắc Kinh chưa chắc là khôn ngoan. Đồng ý, riêng về mặt quan hệ quốc tế Thượng Tướng Nguyễn Chị Vịnh là chuẩn hơn.
Trong những tháng tới, chúng ta sẽ thấy Mỹ xóa một số ràng buộc trong cấm vận vũ khí đối với Việt Nam (đọc bài tiếng Anh ở đây). Thực ra, việc toàn khu vực đang rơi vào một quá trình quân sự hóa là rất đáng buồn về nhiều mặt. Ít nhất nó phản ánh sự thực là niềm tin trong khư vực đã mất đi cực nhanh và hàm ý những số tiền khổng lổ sẽ bị trệch đi từ những mục đích phục vụ dân sự. Song, làm gì khi nước láng giềng có những động thái thực sự táo bạo bằng vũ lực như hiện nay?
Kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta thấy những nguy cơ và cơ hội rõ hơn. Có bạn nhận định, những hành vi và thái độ của Bắc Kinh đã bắt buộc giới lãnh đạo Việt Nam xem xét phương hướng lâu dài của nền kinh tế. Trong những tháng qua cho đến này, những nhà phân tích nhà kinh tế của Việt Nam (trong và ngoài nước) đang tìm hiểu những vấn đề này qua nhiều mặt. Cho đến nay, quan hệ kinh tế giữa hai nước đã mang lại cả những nguồn lợi quan trọng lẫn những chuyện không hay. Bên cạnh những nỗ lực để không cho phép những căng thẳng trên biển tắc động xấu đến quan hệ kinh tề, cần có và đang có những phương án cặn kẽ khác nhau để kịp đáp ứng cho mọi kịch bản.Ở đây xin chia sẻ ba quá trình quan trọng mà đang tiếp diễn. Một, trong bối cảnh hiện nay, giới lãnh đạo Nhật Bản đang xem xét lại chiến lược kinh tế khu vực về mặt lâu dài. Mất an ninh, mất tự do đi lại trên những biển Đông Á và Đông Nam Á là một đe dọa cực lớn đối với cả nước Nhật, Hàn Quốc, và Philippines và quá đó, và là một sự đe dọa mà Mỹ sẽ không thể nào bỏ qua. Đã đến lúc phải có những cải cách kinh tế thực tế. Cứ tiếp tục nói “đổi mới” là không đủ vào thời điểm lịch sử này.
Xã hội dân sự và “Phạm vi công”
Một nhà nước dân chủ và văn minh là một nhà nước là hết sức nghiêm túc trong việc bảo vệ và thúc đẩy những quyền con người. Hiện nay là lúc đất nước Việt Nam sẽ phải bắt đầu phát triển một nhà nước như thế. Khác so với trước, có những khuyến khích mạnh để tập trung vào việc ấy. Quan trọng ở đây không chỉ là “chấp nhận” xã hội dân sự mà là bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nó, làm cho nó phát triển một cách đa dạng, phong phú, thành một sức mạnh của đất nước.
Nói thế có quá lạc quan? Cũng có thể và cũng có thể không. Những thái độ và hành động đàn áp còn chưa được xóa. Những tù nhân lương tâm còn chưa được thả. Mặt khác, trong những tháng vừa rồi sự phát triển của cái gọi là “phạm vi công” (public sphere) đã có những dấu hiệu hứa hẹn, từ những thư ngỏ của các Đảng viên kỳ cựu cho đến sự thành lập của Thời Báo Việt Nam. Trong những tuần tới chúng ta có thể chờ đợi xem những ai được thả nữa. Nếu không có ai thì …. thôi… lại phải… chờ xem.
Trên đường dân chủ hóa, trật tự xã hội là một yếu tố quan trọng. Trong một xã hội văn minh, một người như Trần Nhật Quang hay Đỗ Thị Minh Hạnh đều có quyền để bày tỏ quan điểm của họ một cách ổn hòa và cũng không có quyền để lạm dung quyền của bất cứ ai cả. Hành vi đàn áp là hành vi phong kiến và lỗi thời cần phải xoá bỏ. Hãy thay đổi một cách làm cho thế giới xem Việt Nam là một nước đang thay đổi, một nước nên thông cảm và ủng hộ.
Liệu có cách nào cho những thành viên của xã hội dân sự ở Việt Nam được tuyên bố một cách công khai những cam kết của họ để cho chính quyền biết, dù có những bất đồng cần phải bàn thảo, cùng quyết tâm giữa trật tự và tuyết đối bác bỏ mọi hành vi bạo động. Liệu có cách nào để Nhà nước tuyên bố sẽ có một cuộc đối mới thực sự trong việc bảo vệ và thúc đầy quyền con người? Như chính N. Mandela đã nói: Mọi sự có vẻ như bất khả cho đến khi nó xảy ra.
Kết luận
Trong những tháng qua đã có nhiều người ở khắp nơi, từ mọi thành phần nói hay cảm thấy xã hội của đất nước ‘phải thay đổi.’ Thực ra, Việt Nam hiện này chắc chắn là đang thay đổi; thay đổi để thích nghi với một môi trường chiến lược mới.
Đáng tiếc, cho đến nay, chúng ta còn quá hạn chế trong việc hiểu rõ về những thảo luận đang tiếp diễn ở những cấp cao nhất của nền chính trị đất nước. Trong khi đó, còn quá sớm để đánh giá tầm quan trọng của những thay đổi mà đã, đang, và sẽ tiếp diễn. Song, Việt Nam của hôm này là rất khác so với Việt Nam của đầu tháng 5. Tôi thậm chí dám khẳng định vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, Việt Nam có những cơ hội tốt để xoay trục tới một tương lai thực sự độc lập, dân chủ, và tự do.
JL Hồng Kông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét