Basam
Human Right Watch16-09-2014
Tóm tắt
Ra khỏi đồn công an mà vẫn còn sống? Đúng là chuyện thần kỳ!— Một người dùng Facebook không rõ tên, tháng Chín năm 2012
Bình thường như chết ở công an phường!
— Một người dùng Facebook không rõ tên, tháng Chín năm 2012
Một ngày tháng Hai năm 2011, ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, lên ngồi sau một chiếc xe ôm tới Bến xe Giáp Bát đông đúc của Thành phố Hà Nội. Khi đến nơi, vẫn còn ngồi trên xe, ông cởi mũ bảo hiểm để gọi điện thoại. Một viên công an, Trung tá Nguyễn Văn Ninh, ngay lập tức đòi phạt người lái xe ôm vì chở khách không đội mũ bảo hiểm.
Người lái xe phản đối, rằng anh không thể kiểm soát được hết mọi việc làm của khách đi xe. Sau đó xảy ra va chạm, khi ông Trịnh Xuân Tùng cố giải thoát người lái xe ôm đang bịcông an túm cổ áo, ông bị viên trung tá và vài người khác đấm, đá, và đập bằng dùi cui. Sau đó họ còng tay ông, đưa về đồn công an, còng tay ông vào một chiếc ghế dù ông kêu rằng đang bị đau dữ dội. Khi người nhà ông Tùng nghe tin, họ đến đồn công an và xin được đưa ông đi bệnh viện. Nhưng họ bị từ chối đến ba lần. Công an cũng không cho phép con gái ông Tùng cho cha ăn. Ngược lại, họ còn ra lệnh cho người nhà lau chùi chỗ ông nôn ra. Phải mất mấy tiếng đồng hồ sau khi ông Tùng bị chấn thương, công an mới cho người nhà đưa ông đi bệnh viện, ở đó ông bị chẩn đoán gẫy đốt sống cổ. Khoảng một tuần sau, ông Tùng tử vong.
***
Đây không phải là một trường hợp cá biệt về nạn bạo hành của công an. Dù trong quá khứ, những trao đổi công khai về tình trạng bạo hành của công an ở Việt Nam bị hạn chế tối đa, bởi cơ chế một đảng cầm quyền và báo chí do nhà nước kiểm soát, nhưng vấn nạn này giờ đây bắt đầu được thảo luận khá rộng rãi ở những không gian riêng tư. Hơn nữa, những nhân tố can đảm trong ngành báo chí, giới blogger và các nạn nhân ngày càng gia tăng sức ép để đưa vấn đề này ra công luận.
Phúc trình này tập trung vào những vụ được coi là bị bạo hành trong khi bị công an tạm giam, tạm giữ ở Việt Nam từ tháng Tám năm 2010 đến tháng Bảy năm 2014, trong đó có tính cả quãng thời gian từ khi bị bắt, thẩm vấn tại trụ sở công an và tạm giam trước khi xét xử. Phúc trình này không đề cập đến nạn lạm dụng tại các trại thi hành án sau xét xử, vì đó là một vấn nạn khác, có các nguyên nhân riêng và cần đến những giải pháp riêng.
Mặc dù Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có tiến hành nghiên cứu ở Việt Nam để xây dựng bản phúc trình này, chúng tôi không phỏng vấn các nạn nhân và nhân chứng trong nước, vì việc đó có thể dẫn đến hậu quả gần như chắc chắn rằng những người trả lời phỏng vấn sẽ bị trả đũa. Thay vào đó, phúc trình này dựa trên kết quả tìm hiểu các vụ việc bạo hành của công an được đăng tải trên các tờ báo tiếng Việt, tất cả đều thuộc sở hữu nhà nước, cũng như các tin bài từ các blogger độc lập, các nhà báo tự do và các hãng thông tấn nước ngoài. Nhiều tin, bài trong phúc trình chưa từng được xuất bản bằng tiếng Anh và, theo sự hiểu biết của chúng tôi, đây là bản phân tích đầu tiên về các đặc điểm chung của tình trạng bạo hành của công an ở quy mô toàn quốc, dựa trên các vụ việc thực tế. Chúng tôi tìm được các tin, bài về tình trạng công an bạo hành xảy ra tại hơn 44 trong số 58 tỉnh thành của Việt Nam, bao gồm cả năm thành phố lớn nhất (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
Dù chỉ nêu một phần trong tổng số các vụ việc để minh họa, phúc trình nhấn mạnh các vụ làm chết người trong khi tạm giam, giữ, các vụ tử vong với nguyên nhân được cho là tựtử, chết không rõ nguyên nhân trong khi tạm giam (trong đó có những nam thanh niên đang độ 20, 30 tuổi trước đó vẫn khỏe mạnh rồi bị cho là chết vì bệnh tật), tra tấn và đánh đập – kể cả đánh đập trẻ vị thành niên, và một trường hợp là người mắc bệnh tâm thần.
Trong số các nạn nhân, có những người bị nghi là đã phạm các tội nghiêm trọng, ví dụ như giết người, nhưng đa số trường hợp là những người liên can đến những tội ít nghiêm trọng, những vụ bất hòa trong gia đình hay lỗi giao thông. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến cái chết có vẻ như xuất phát từ nỗ lực ép nạn nhân thú tội, nhưng một sốtrường hợp dường như bạo lực đã được sử dụng để trừng phạt, trả đũa đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ.
Trong đa số các vụ việc, những công an liên can tới bạo hành không bị kỷ luật, hay chỉ phải nhận hình thức xử lý rất nhẹ so với mức độ nghiêm trọng của hậu quả tội ác họ gây ra. Có người thậm chí sau đó còn được thăng chức.
Chỉ có một số ít các vụ tử vong nêu trong phúc trình này được báo chí đưa tin khá đầy đủ, thường là trong trường hợp gia đình nạn nhân tích cực đi tìm kiếm công lý và tiếp xúc với báo chí. Đa số các vụ tử vong khác chỉ được đưa tin vắn tắt trên báo chí địa phương. Với tình trạng hạn chế tự do báo chí kéo dài nhiều năm ở Việt Nam, hẳn con số thực tế vềcác vụ bạo hành còn lớn hơn trong phúc trình này rất nhiều.
Những vụ tử vong trong khi bị tạm giam, giữ
Với một số vụ, chính quyền thừa nhận tình trạng người dân chết khi đang bị tạm giam, giữ, trong những hoàn cảnh dường như không cần hoặc chỉ cần sử dụng vũ lực ở mức tối thiểu.Ví dụ như, vào tháng Tám năm 2012, sau khi bắt giữ ông Nguyễn Mậu Thuận chưa đến ba tiếng đồng hồ vì một xích mích nhỏ với hàng xóm, công an đánh ông đến chết, dù ông không hề có hung khí. Kết quả giảo nghiệm tử thi cho thấy ông bị gẫy ba xương sườn và có nhiều vết bầm tím. Tháng Ba năm 2011, Trần Văn Dữ cũng tử vong trong một tình huống tương tự. Tháng Tám năm 2011, Trần Gòn bị công an đánh đến chết vì bị nghi đã ăn trộm; và Lê Phúc Hùng chết trong tháng Tám năm 2010 sau khi bị bắt cũng về hành vi tương tự như trường hợp nói trên.Có một số vụ, công an phủ nhận rằng chưa từng bắt giữ những người sau đó đã chết trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ, hay cung cấp thông tin khó tin nổi về nguyên nhân gây ra cái chết trong khi tạm giam, giữ đối với hàng chục vụ được cho là tự tử bằng cách treo cổ hay điện giật. Đơn cử trường hợp Nguyễn Công Nhựt, tử vong ngày 25 tháng Tư năm 2011, bốn ngày sau khi bị công an bắt để điều tra về một vụ trộm tại nơi anh làm việc. Điều khó hiểu ở đây là công an tuyên bố rằng anh đã treo cổ tự tử, nhưng đồng thời phủnhận sau cái chết của anh Nhựt rằng họ chưa từng bắt giữ hay tạm giam anh. Theo tuyên bố của công an, anh Nhựt “tự nguyện” ở lại đồn công an để giúp khám phá một vụ án liên quan đến các tài sản bị mất ở công ty anh đang làm việc. Công an cũng công bố bản sao một lá thư được cho là thư tuyệt mệnh của Nguyễn Công Nhựt, trong đó anh nói với vợ rằng mình không hề ăn cắp tài sản của công ty và khen ngợi công an là “những điều tra viên tuyệt vời nhất.” Số lượng các vụ được cho là tự tử trong khi bị công an giam, giữphổ biến tới mức một số nhà hoạt động về quyền lợi đất đai đã làm sẵn chúc thư, khẳng định rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần và thể xác và không hề có ý định tự tửtrong trường hợp bị công an bắt.
Trong nhiều trường hợp, công an chỉ đưa ra lời giải thích qua loa và thiếu thuyết phục về nguyên nhân cái chết trong khi tạm giam, giữ, ngay cả với những trường hợp họ cảm thấy cần phải thông báo cho công luận. Đáng ngạc nhiên là có khá nhiều vụ trong đó nạn nhân tử vong, nhiều người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, đang trong độ tuổi 20 đến 30, vì lý do được cho là bệnh lý, trong đó có chứng phù phổi, vốn không phải là nguyên nhân thường gây ra cái chết của thanh niên.
Tra tấn trong khi tạm giam, giữ
Những vụ bị công an dùng nhục hình không dẫn đến chết người ở Việt Nam dễ theo dõi hơn so với những trường hợp tử vong, vì nạn nhân còn sống để kể lại câu chuyện của mình. Tương tự những vụ tử vong trong khi bị công an tạm giam, giữ, các trường hợp bị công an bạo hành nhưng không gây chết người cũng được đưa tin tại khắp các địa phương trên cả nước, cho thấy đây là vấn nạn lan tràn trên diện rộng.Các trường hợp bị tra tấn trong khi tạm giam, giữ có một số đặc điểm chung. Nhiều nạn nhân cho biết họ bị đánh đập để buộc nhận tội, nhiều khi đối với những tội họ tuyên bố rằng họ không phạm. Những người khác kể rằng họ bị đánh vì đã chỉ trích hay cố tranh luận phải trái với công an. Nhiều người có vi phạm các lỗi hành chính nhẹ, như lỗi giao thông, hay bị coi là có tham gia các hoạt động vi phạm hình sự nhẹ hoặc có xích mích trong gia đình. Công an thường sử dụng vũ lực trong các vụ đột kích sới chọi gà hay ổ cờ bạc nhỏ.
Đơn cử một vụ vào tháng Mười một năm 2012, Nguyễn Hữu Tiến bị còng tay và áp giải về đồn công an ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, sau khi cãi nhau với vợ. Ở đồn công an, ông bị đập dùi cui vào đùi, bị đánh vào bụng và ngực. Cuối cùng, công an có lời xin lỗi và bồi thường viện phí cho Nguyễn Hữu Tiến. Trong một vụ việc khác xảy ra vào tháng Tám năm 2012, công an bắt giữ và đánh tàn nhẫn bằng dùi cui điện bảy nam thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 17 đến 21 ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vì họ bị cho là đã khởi xướng một vụ ẩu đả trong một trận bóng đá.
Căn nguyên của nạn công an bạo hành
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng công an bạo hành. Trước tiên, với tư cách một bộ phận của phong trào cách mạng cộng sản, lực lượng công an luôn xác định mình là một công cụ chính trị để bảo vệ quyền lực cộng sản chống lại các thế lực thù địch trong và ngoài nước hơn là một tổ chức nghề nghiệp. Di sản của khuynh hướng chính trị nói trên còn tồn tại đến hôm nay, được thể hiện cụ thể qua cách thức tuyển dụng nhân sự của Bộ Công an (BCA), với quy định yêu cầu tất cả những người muốn được nhận vào phải là Đảng viên hay Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản, và luôn đề cao chủ nghĩa Mác – Lê Nin cùng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đào tạo. Ưu tiên đề cao thành phần và lòng trung thành chính trị trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự nói trên của BCA đã phá hủy các tiềm năng chuyên nghiệp hóa lực lượng này một cách đích thực.Vấn nạn lạm quyền của công an cũng khởi phát từ việc không quan tâm thích đáng đến lực lượng Công an Xã, thực ra là lực lượng quan trọng nhất, trực tiếp có mặt ở địa bàn tại nhiều địa phương trên cả nước. Lực lượng này tiếp xúc hàng ngày với dân chúng, đa số sống ở các vùng nông thôn, nhưng cho tới nay vẫn là một đơn vị bán chuyên trách, bị coi là đội ngũ hạng hai trong BCA. Những người thuộc Công an Xã thường có mức lương và phúc lợi thấp hơn công an ở cấp huyện, tỉnh hay trung ương, và thường không được tính vào hệ thống cấp bậc hàm chuyên nghiệp của BCA, khiến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và động cơ phấn đấu trong công việc bị hạn chế. Họ cũng không được đào tạo đầy đủ vềluật pháp và nghiệp vụ cơ bản. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các vụ bạo hành được ghi nhận trong phúc trình này là do Công an Xã gây ra.
Yếu tố thứ ba gây ra tình trạng bạo hành của công an là vẫn chưa có được một nền văn hóa pháp lý đủ mạnh ở Việt Nam. Dù bộ luật tố tụng hình sự quy định rằng không ai có thểbị coi là có tội trước khi bị tòa kết án, nguyên tắc “suy đoán vô tội” không tồn tại thực sự trong môi trường văn hóa chung của ngành công an nhà nước. Trong một số vụ việc chúng tôi nghiên cứu, công an bắt người chỉ dựa trên nghi vấn mơ hồ mà không có bằng chứng bổ trợ, rồi đánh đập đối tượng để buộc thú tội; phớt lờ thủ tục cơ bản nhằm bảo đảm cho người dân không bị ngược đãi hay bắt giữ tùy tiện; hay nhiều khi bắt giữ và còng tay người bị tình nghi mà không có lệnh bắt. Có trường hợp công an thẩm vấn trẻ vị thành niên hay người mắc bệnh tâm thần mà không có sự có mặt của người giám hộ hợp pháp. Nhưng có lẽ điều nhức nhối nhất là luật sư bào chữa hay người trợ giúp pháp lý hầu nhưkhông đóng vai trò gì trong quá trình điều tra tội phạm, trong khi nghi can bị tạm giữ và lấy lời khai. Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện bản phúc trình này, chúng tôi thấy chỉcó một vài vụ đếm được trên đầu ngón tay là có luật sư hay người đại diện pháp lý có phần nào vai trò đại diện cho người đang bị tạm giam, giữ. Điều này bộc lộ vấn đề lớn hơn trong hệ thống tố tụng hình sự ở Việt Nam: theo một bài đăng trên trang web của Bộ Tư pháp, tỷ lệ bị can có sử dụng luật sư bào chữa chỉ khoảng 21 phần trăm trên tổng số các vụ án hình sự.
Bốn là, nhìn chung có tình trạng miễn trừ trách nhiệm đối với những người vi phạm trong các vụ công an bạo hành, những công an gây các lỗi nghiêm trọng, thậm chí chết người, hiếm khi phải đối mặt với hậu quả tương xứng (trong phúc trình này, chúng tôi có bao gồm một số vụ mà công an bị buộc phải chịu trách nhiệm cho hành vi của họ, chứng tỏ rằng hệ thống có thể hoạt động hiệu quả nếu đủ ý chí chính trị). Trong hầu hết các vụ được chính thức xác nhận là có bạo hành, công an chỉ phải nhận hình thức kỷ luật nội bộ nhẹ, nhưkhiển trách hay cảnh cáo. Hiếm khi công an gây ra các vụ nói trên bị hạ bậc, thuyên chuyển hay buộc ra khỏi ngành; bị truy tố và kết án lại càng hiếm hơn nữa. Ngay cả khi bị truy tố và kết án, công an dường như chỉ phải nhận mức án nhẹ hay án treo. Qua tất cả các vụ chúng tôi nghiên cứu, thì hình thức xử phạt nặng nhất là mức án tám năm tù dành cho công an vì đã đánh chết đối tượng trong khi tạm giữ. Trong tổng số các vụ hiếm hoi đó, đa số công an bị quy trách nhiệm về cái chết của đối tượng trong khi tạm giam, giữ chỉ phải nhận từ hai đến bốn năm tù.
Việt Nam cũng thiếu một hệ thống giám sát, kiểm tra chéo trong bộ máy hành chính và chính trị khả dĩ hạn chế sự lạm quyền của công an. Hầu hết các tổ chức độc lập với đảng và nhà nước đều bị cấm ở Việt Nam. Các tổ chức được gọi là “tổ chức quần chúng” hoạt động dưới cái bóng của Mặt trận Tổ quốc do đảng kiểm soát – ví dụ như Hội Liên hiệp Phụnữ hay Tổng Liên đoàn Lao động –không có chút quyền lực chính thức nào để giám sát ngành công an. Việt Nam thiếu một cơ quan độc lập để tiếp nhận khiếu tố về công an và điều tra các khiếu tố liên quan tới công an bạo hành, đồng thời luật pháp cũng không yêu cầu phải điều tra độc lập và công bố kết quả công khai về tất cả các trường hợp tử vong trong khi tạm giam, giữ. Và cũng không có một cơ quan độc lập có chức năng xem xét lại các vụ được coi là tự tử trong khi bị công an tạm giam, giữ.
Cuối cùng, báo chí trung ương và địa phương chưa bao quát đủ được về vấn nạn công an bạo hành. Tốc độ phát triển nhanh của mạng Internet đã phần nào giúp nới lỏng sự kiểm soát gắt gao của đảng về thông tin. Nhưng tất cả mọi cơ quan truyền thông chính thức vẫn còn nằm trong bàn tay của nhà nước hay đảng, và sự thiếu vắng báo chí độc lập đã hạn chế nặng nề thể loại phóng sự điều tra. Báo chí vẫn thường xuyên đưa tin về các vụ công an bạo hành, nhưng chưa đầy đủ, thiếu chiều sâu và không có sự tiếp nối để tìm hiểu vềtrách nhiệm trong vụ việc ở cấp cao hơn. Các nhà báo hiếm khi được sự trợ giúp đầy đủ của ban biên tập hay các chỗ dựa chính trị để phản bác lại phiên bản về sự việc do bên công an đưa ra, hay chỉ ra những mâu thuẫn hiển nhiên trong lập luận của BCA. Báo chí thường xuyên phải nhận chỉ thị không được theo đuổi các sự việc động chạm tới lợi ích của những người có thế lực.
Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các blogger có nỗ lực trở thành nhà báo độc lập hay bình luận viên phê phán chính quyền. Tháng Tư năm 2014, công an giải tán một cuộc họp mặt nhân quyền tại một quán cà phê ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) để trao đổi về vấn đề những người dân thường bị chết dưới tay công an và phân phát bản sao của Côngước Chống tra tấn của LHQ. Một số người dự định tham gia cuộc thảo luận, trong đó có người nhà của nạn nhân đã bị công an bạo hành, bị câu lưu một thời gian ngắn và bị hành hung.
Kết quả nghiên cứu do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thực hiện và trình bày trong phúc trình này khẳng định rằng tình trạng công an bạo hành ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độđáng báo động. Việc thừa nhận quy mô và mức độ nghiêm trọng của nạn công an bạo hành sẽ là bước đầu tiên hướng tới giải pháp cho vấn nạn này. Giải pháp đó sẽ phải bao gồm các bước như cải tổ lực lượng công an, giáo dục công chúng về cơ chế bảo vệ pháp lý, và buộc những kẻ vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Những khuyến nghị chính
Đối với Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
- Thể hiện một cách rõ ràng, không úp mở thông điệp rằng việc sử dụng các hình thức tra tấn, đánh đập hay ngược đãi khác trong quá trình tạm giam, tạm giữ là không thểchấp nhận được và sẽ bị nghiêm trị, qua các thông cáo chính thức, tài liệu nội bộ và các biện pháp cụ thể của các quan chức cao cấp nhà nước và các lãnh đạo cao nhất trong ngành công an.
- Đảm bảo rằng công an liên can tới tra tấn và các hành vi ngược đãi khác, bất kể ở cấp bậc nào, đều bị kỷ luật hoặc truy tố thích đáng.
- Xây dựng một hệ thống giám sát công an từng bị khiếu tố về bạo hành hay có hành vi sai trái, nhằm nhận dạng những công an đã lạm dụng quyền lực được giao. Hệ thống giám sát này phải được vận dụng để đảm bảo rằng những công an có vấn đề sẽ bị điều tra và xử lý thích đáng, được cung cấp những chương trình tập huấn cần thiết, và nếu phạm tội hình sự, phải bị khai trừ khỏi lực lượng công an và truy tố.
- Thành lập một cơ quan độc lập đảm nhiệm các khiếu tố về ngành công an, có chức năng tiếp nhận các khiếu tố của dân chúng và giám sát bộ phận “thanh tra nội bộ ngành” hay “trách nhiệm nghề nghiệp” của ngành công an. Cơ quan này phải có quyền chế tài để truy tố hay đưa ra biện pháp kỷ luật, nếu xét thấy bộ phận thanh tra hoặc trách nhiệm nghề nghiệp giải quyết chưa thỏa đáng trong các trường hợp có khiếu tố mang tính khả tín cao.
- Thành lập các bộ phận thanh tra nội bộ hay giám sát trách nhiệm nghề nghiệp ở tất cả các tỉnh, thành và huyện, thị để điều tra một cách nhanh chóng và vô tư tất cả các vụviệc có khiếu tố về ngược đãi trong khi tạm giam, giữ gây chết người hoặc bị thương.
- Yêu cầu công an ghi hình tất cả các cuộc lấy lời khai để ngăn ngừa tra tấn và ngược đãi. Không cho phép sử dụng các lời nhận tội trong khi tạm giam làm bằng chứng tại tòa, trừ khi được ghi hình đầy đủ.
- Cho phép các tổ chức dân sự xã hội độc lập được giám sát độc lập các cơ sở tạm giam, tạm giữ, bao gồm các phòng tạm giam tại đồn công an và các trại tạm giam. Cho phép người đang bị tạm giam, tạm giữ được gặp riêng đại diện của các tổ chức độc lập đang tiến hành việc giám sát trên.
- Khuyến khích và bảo vệ các nhà báo và người cung cấp tin cho báo chí đã phát hiện, công bố các vụ công an bạo hành. Bảo đảm tự do Internet để các nhà báo và blogger có thể đóng vai trò cần thiết làm người phát hiện và báo cáo về các vụ việc được cho là có sự lạm quyền của công an.
- Thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn Công ước của Liên hiệp Quốc về Chống Tra tấn và Các Hình thức Trừng phạt hoặc Đối xử Tàn ác, Vô nhân đạo hay Hạ nhục càng sớm càng tốt.
Phương pháp nghiên cứu
Các vụ công an bạo hành được đưa vào phúc trình này diễn ra từ tháng Tám năm 2010 đến tháng Bảy năm 2014. Thông tin được thu thập và đối chiếu với các hãng thông tấn quốc tế, các trang mạng xã hội, các blog độc lập ở trong và ngoài nước Việt Nam, và các tờ báo tiếng Việt do nhà nước quản lý, xuất bản ở địa phương và toàn quốc. Trong điều kiện cho phép, dữ liệu báo chí đều được kiểm chứng với các nguồn khác để đảm bảo tính chính xác. Trong trường hợp có nhiều nguồn thông tin mô tả cùng một sự việc theo nhiều cách khác nhau, chúng tôi ghi nhận các sự khác biệt đó.[1]
Các blog độc lập ở Việt Nam ngày càng trở thành các nguồn thông tin có giá trị hơn, dù một số blog đáng tin hơn số khác, và tất cả đều cần kiểm chứng độc lập. Một số blog có các bài đưa tin với chất lượng hạng nhất, nhưng vì công an liên tục sách nhiễu các tác giả và thường xuyên đóng cửa các blog này, các bài điểm tin và bình luận độc đáo của họ chỉtồn tại tùy từng lúc.[2]
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không tổ chức thực hiện phỏng vấn trực tiếp các nạn nhân ở Việt Nam, vì sợ việc đó sẽ dẫn tới hậu quả là các cá nhân và tổ chức tiếp xúc với chúng tôi sẽ bị trả đũa. Báo chí Việt Nam thường gọi những người phê phán chính quyền có tiếp xúc với các tổ chức quốc tế là “hợp tác với các thế lực thù địch” và cáo buộc họvới các tội danh như “chống chính quyền nhân dân.” Ngay cả các trao đổi bằng email với các blogger và người nhà nạn nhân cũng phải hạn chế vì e ngại chính quyền sẽ theo dõi các trao đổi này.
Ngày mồng 6 tháng Năm năm 2014, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có gửi một văn thư tới nhiều cơ quan chính quyền để xin thông tin về một số vụ việc cụ thể và về hệ thống xử lý các hành vi được cho là bạo hành của công an. Dù đã nhiều lần yêu cầu phúc đáp, đến thời điểm viết phúc trình này chúng tôi vẫn không nhận được một phản hồi nào.
I. Ngành Công an Việt Nam
Bộ Công an (BCA) là cơ quan chủ quản ngành. Các nhánh tổ chức của Bộ này vươn tới mọi cấp trong xã hội Việt Nam.
Lần ngược lại nguồn gốc của BCA, khởi thủy là các nhóm nhỏ dân quân vũ trang được lãnh tụ Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh, thành lập trong những ngày hỗn loạn của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1946, Sắc lệnh số 23 được ban hành, tập hợp các nhóm này thành một lực lượng hợp nhất với mục đích duy trì trật tự, chống ngoại địch và trấn áp các phe nhóm tranh giành quyền lực quốc nội. Theo Sắc lệnh số 23, trách nhiệm của công an bao gồm thu thập thông tin về an ninh quốc gia cả trong và ngoài, đề xuất và thực thi các biện pháp ngăn chặn các hành động xâm phạm trật tự và an ninh quốc nội, và tiến hành điều tra các hành vi đó.[3]
Tháng Hai năm 1953, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 141 nâng cấp, lúc đó là Nha Công an thành Thứ bộ, rồi đến tháng Sáu năm đó chính thức trở thành Bộ Công an. Nhiệm vụ của Bộ này bao gồm đấu tranh chống kẻ địch, gián điệp và “phản động” trong và ngoài nước, “bài trừ lưu manh, trộm cướp,” duy trì trật tự, và quản lý trại giam.[4]
Tháng Bảy năm 1956, Cục Cảnh sát Nhân dân được thành lập theo Nghị định 982, và nhập vào BCA.[5] Theo Nghị định 982, và Pháp lệnh 34 năm 1962 sau này, nhiệm vụ của Cảnh sát Nhân dân là đấu tranh trấn áp “bọn phản cách mạng,” “lưu manh, côn đồ, trộm cắp, buôn lậu,” “bài trừ những tệ nạn xã hội” và nhiều công việc khác nhằm duy trì trật tựcông cộng, kiểm soát và quản lý các mặt đời sống thường ngày của người dân, trong đó có hộ khẩu, đi lại, ngành in ấn, thậm chí cả ngành sản xuất, sửa chữa mua bán máy và phụ tùng vô tuyến điện, v.v…[6]
Tháng Ba năm 1959, lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang, thành lập theo Nghị định 100, được bổ sung vào BCA. Năm 1975, Quốc hội hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành một cơ quan là Bộ Nội vụ.[7] Năm 1998, lại có quyết định ngược lại, khi Bộ Nội vụ đổi lại tên thành Bộ Công an (BCA)–cái tên được giữ nguyên cho đến nay.[8]
BCA được coi là một tổ chức trọng yếu của đảng cộng sản, một vị thế vẫn được duy trì cho đến hôm nay. Theo Luật Công an, BCA hoạt động “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.”[9] Để bảo đảm sự gắn bó keo sơn với đảng, luật quy định rằng mọi thành viên của BCA, xuống tới cấp xã, phải là đảng viên ĐCS, hay tổ chức thanh niên của đảng này là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[10] Trong lễ kỷ niệm thành lập lực lượng công an vào tháng Tám năm 2013, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh mối liên kết truyền thống giữa đảng và công an. Ông phát biểu: “[công an] chỉ biết còn Đảng là còn mình”.[11]
Được sự trợ giúp với một mạng lưới chằng chịt các cộng tác viên có trả tiền và không được trả tiền, BCA vẫn luôn duy trì một hệ thống theo dõi sát sao đối với dân chúng.[12] Dù hệ thống này có phần nào được nới lỏng hơn kể từ khi những cải cách của thời Đổi mới bắt đầu được áp dụng trong những năm giữa thập niên 1980, BCA vẫn kiểm soát nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và chính trị của người dân.[13] Nhiệm vụ chính trị của BCA vẫn còn đặc biệt quan trọng. Trong một bài phát biểu vào tháng Mười hai năm 2012, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương lực lượng công an vì đã “đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.”[14]
Được tăng cường liên tục và nhanh chóng trong suốt 20 năm qua, BCA đã trở thành một trong hai bộ có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam (cùng với Bộ Quốc phòng). Trong số 16 thành viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực, có tới ba thành viên xuất thân từ Bộ Công an: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nguyên Thứ trưởng Bộ Công an); đương kim Bộ trưởng BộCông an, Tướng Trần Đại Quang; và nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, Tướng Lê Hồng Anh.[15]
Không chỉ mạnh về con số đại diện trong tầng lớp lãnh đạo cao nhất của đảng, quyền lực của BCA còn được gia tăng với một thực tế là bộ này có vô số cơ sở và định chế trực thuộc. Trong đó có thể kể đến các công ty kinh doanh, nhà khách, khu tập thể, bệnh viện, hàng loạt tờ báo và tạp chí, một nhà xuất bản lớn, một Trung tâm Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh, mới thành lập một kênh truyền hình riêng. BCA quản lý hệ thống trại giam, và điều hành một mạng lưới đào tạo phức tạp gồm các trung tâm huấn luyện, một sốtrường cao đẳng và đại học.
Để tô điểm hình ảnh của mình, BCA duy trì một bảo tàng công an ở Hà Nội, một viện nghiên cứu lịch sử ngành công an và một số đoàn văn nghệ và đội thể thao chuyên nghiệp.
Cơ cấu Lực lượng Công an
BCA gồm hai lực lượng chủ chốt: An ninh Nhân dân, chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia, và Cảnh sát Nhân dân, chuyên trách trật tự và an toàn xã hội.[16]
Chuyên trách về tội phạm chính trị, lực lượng An ninh Nhân dân có mục đích ngăn ngừa và làm thất bại các âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, thu thập thông tin tình báo và bảo đảm an ninh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và thông tin. Lực lượng này cũng quản lý lĩnh vực xuất nhập cảnh và người nước ngoài ở Việt Nam.
Lực lượng Cảnh sát Nhân dân giải quyết các công việc giống với ngành cảnh sát nói chung hơn: điều tra tội phạm, quản lý khu dân cư, điều hành giao thông, đăng ký nhân khẩu, chứng minh thư và quy định về bảo vệ môi trường.[17]
BCA được tổ chức theo chiều dọc, ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện và cấp xã.[18] Theo chiều ngang, BCA được chia thành tám tổng cục: an ninh nước ngoài; an ninh nội địa; xây dựng lực lượng; hậu cần và kỹ thuật; tình báo; hình sự; giao thông, phòng cháy chữa cháy và đăng ký nhân khẩu; và trại giam và hỗ trợ tư pháp.[19] Các tổng cục này chỉ huy các đơn vị tương ứng ở cấp tỉnh, thành và tương tự như vậy, cấp tỉnh lại chỉ huy cấp huyện.[20]
Ở cấp xã, là đơn vị hành chính nhỏ nhất của Việt Nam, chịu trách nhiệm ổn định trật tự là lực lượng Công an xã, có mặt ở khắp mọi nơi, gồm một trưởng công an xã, một hoặc hai phó công an xã và các công an viên dưới quyền.[21] Con số chính xác về nhân sự công an từng xã tùy thuộc vào số lượng các thôn xóm trong xã đó.[22] Mỗi thôn, xóm có từ một đến hai công an phụ trách, tùy theo số dân nhiều hay ít.
Công an cấp xã chịu sự điều hành trực tiếp của Đảng ủy xã và công an huyện.[23] Dù là một bộ phận chủ chốt của BCA, công an xã vẫn chỉ được coi là lực lượng bán chuyên trách.[24] Có nghĩa là lực lượng này gồm những người được tuyển dụng từ địa phương, không qua đào tạo chính quy và không được đưa vào hệ thống cấp bậc chính thức của BCA. Một người chỉ cần khỏe mạnh và đủ điều kiện về chính trị là có thể được tuyển vào làm công an xã dù trình độ văn hóa chỉ ở cấp trung học.[25] Ở các xã vùng sâu vùng xa, yêu cầu về trình độ văn hóa tối thiểu là tiểu học, ngay cả đối với vị trí trưởng và phó công an xã.[26]
Trên lý thuyết, sau khi gia nhập lực lượng công an ở cấp xã, công an viên mới sẽ được dự các khóa đào tạo tổ chức một hoặc hai lần mỗi năm, mỗi khóa kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần. Trong thời gian đó, công an xã sẽ được tiếp thu các bài giảng về chính trị rất nặng, các kiến thức pháp luật cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ. Trên thực tế, phần nào vì kinh phí hạn chế, các khóa này dường như chủ yếu được dành cho cấp trưởng hoặc phó công an xã.[27] Các khóa tập huấn cho công an viên cấp xã đương nhiệm được tổ chức thưa hơn và có thể chỉ diễn ra trong vài ngày.[28] Theo báo Pháp luật Việt Nam, tính đến tháng Mười năm 2012, có tới hơn 20,000 công an xã chưa từng dự một lớp đào tạo nào.[29]
II. Các khuyến nghị
Đối với Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quy trách nhiệm
- Thể hiện một cách rõ ràng, không úp mở thông điệp rằng việc sử dụng các hình thức tra tấn, đánh đập hay ngược đãi khác trong quá trình tạm giam, tạm giữ là không thểchấp nhận được và sẽ bị nghiêm trị, qua các thông cáo chính thức, tài liệu nội bộ và các biện pháp cụ thể của các quan chức cao cấp nhà nước và các lãnh đạo cao nhất trong ngành công an.
- Đảm bảo rằng những công an liên can tới tra tấn và các hành vi ngược đãi khác, bất kể ở cấp bậc nào, đều bị kỷ luật hoặc truy tố thích đáng. Các sỹ quan cấp trên tham gia, hoặc bao che hay không có hành động xử lý các hành vi tra tấn hay ngược đãi của cấp dưới sẽ bị kỷ luật hoặc truy tố. Bất kỳ một công an nào bị phát hiện có tham gia tra tấn hay các hành vi ngược đãi khác sẽ bị khai trừ khỏi ngành và cấm không được làm việc trong ngành công an hay lĩnh vực thực thi pháp luật trong tương lai.
- Nếu đã xác định được rằng nội dung khiếu tố về một công an là có cơ sở, cần đảm bảo rằng người đó phải bị xử lý thích đáng, có thể truy tố hình sự. Nếu chưa đến mức khởi tố hình sự thì phải chịu kỷ luật nội bộ thích đáng, bao gồm các hình thức buộc ra khỏi ngành, nghỉ việc tạm thời, hay hạ cấp bậc. Nếu không truy cứu hình sự hay kỷ luật nội bộ, ngành công an cần giải thích công khai lý do không xử lý.
- Công bố nguyên tắc trong bất cứ hoàn cảnh nào, công an không được tìm cách cản trở hay đe dọa người tố cáo, với chế tài hình sự hoặc kỷ luật ngành đối với những người vi phạm.
- Chỉ đạo ngành công an chấm dứt việc cho những người bị câu lưu viết cái gọi là “bản cam kết tự nguyện ở lại trụ sở công an.” Nếu người dân tình nguyện giúp công an điều tra, không nên buộc họ ở lại đồn công an qua đêm để làm việc này. Những nhân chứng cần được bảo vệ cần được đưa vào các chương trình bảo vệ nhân chứng, không phải ở trụsở công an.
- Chỉ đạo ngành công an loại bỏ thủ tục gọi là “biên bản không bị công an đánh,” đôi khi được đưa ra để yêu cầu người bị câu lưu ký trước khi được thả.
- Xây dựng một hệ thống giám sát công an từng bị khiếu tố về bạo hành hay có hành vi sai trái, nhằm nhận dạng những công an đã lạm dụng quyền lực được giao. Hệ thống giám sát này phải được vận dụng để đảm bảo rằng những công an có vấn đề sẽ bị điều tra và xử lý thích đáng, được cung cấp những chương trình tập huấn cần thiết, và nếu phạm tội hình sự, phải bị khai trừ khỏi lực lượng công an và truy tố.
- Rà soát lại hồ sơ nhân sự của công an hiện đang làm việc trong ngành để đảm bảo rằng những người từng liên can đến bắt giữ trái pháp luật, tra tấn hay các hành vi lạm quyền khác phải bị điều tra, và nếu thấy nội dung khiếu tố có bằng chứng, phải bị kỷ luật, buộc ra khỏi ngành hay truy tố hình sự.
- Đệ trình lên Quốc hội một bản báo cáo thường niên công khai, với số liệu về các vụ thanh tra, điều tra đối với công an, các cáo buộc, tình trạng của các vụ việc đó, cũng nhưsố liệu các khiếu nại tố cáo của người dân đối với công an về các trường hợp được cho là công an bạo hành.
Cải cách Tổ chức
- Thành lập một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an để tiếp nhận khiếu tố của người dân và giám sát bộ phận “thanh tra nội bộ” hay “trách nhiệm nghề nghiệp” của lực lượng công an. Ủy ban này cần:
o Thường xuyên công bố các báo cáo công khai về tình trạng tiếp nhận và giải quyết các khiếu tố, điều tra và hình thức xử lý.
o Xây dựng một thang chuẩn về mức độ vi phạm và hình thức xử lý, ví dụ như một quy định hay bảng xếp loại mức kỷ luật tương ứng với từng cấp độ vi phạm, đểkhông còn tình trạng áp dụng mức kỷ luật khá tùy tiện.
o Cung cấp cho những người khiếu nại, tố cáo các hướng dẫn rõ ràng và biểu mẫu đơn giản, với một số điện thoại liên lạc để có thể kiểm tra tình trạng điều tra vềkhiếu tố của mình.
o Thiết lập và công bố một đường dây nóng trên điện thoại và Internet sẵn sàng 24/24 để các nạn nhân bị công an bạo hành thông báo các vi phạm (như đã thực hiện đối với các vi phạm của cảnh sát giao thông).
o Thành lập một cơ quan giải quyết các yêu cầu về y tế và tâm lý dành cho các nạn nhân bị công an bạo hành.
o Thành lập một cơ quan giải quyết việc đền bù thích đáng cho các nạn nhân.
- Thành lập bộ phận thanh tra nội bộ hay trách nhiệm nghề nghiệp ở các cấp tỉnh, thành và huyện để điều tra một cách nhanh chóng và vô tư về tất cả các vụ có khiếu nại, tốcáo bị ngược đãi trong khi giam, giữ dẫn đến chết người hoặc bị thương.
- Đưa lực lượng công an xã vào biên chế Bộ Công an một cách chính thức và đồng bộ để được giám sát và đào tạo đầy đủ với các chương trình tập huấn cần thiết.
- Cung cấp các chương trình huấn luyện pháp lý kỹ lưỡng và chuyên nghiệp cho tất cả mọi công an, kể cả công an cấp phường xã, là những người hàng ngày tiếp xúc với người dân.
Cải tổ Chính sách và Pháp luật
- Thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Chống Tra tấn và Các Hình thức Trừng phạt và Đối xử Tàn ác, Vô nhân đạo hay Hạ nhục càng sớm càng tốt.
- Sửa đổi luật và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đối với ngành công an về sử dụng vũ lực trong bắt giữ để phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, trong đó có Quy ước Đạo đức của Liên Hiệp Quốc đối với Sỹ quan Thực thi Pháp luật, và Các nguyên tắc Cơ bản của Liên Hiệp Quốc về Sử dụng Vũ lực, Vũ khí trong ngành Thực thi Pháp luật. Cụ thể là, yêu cầu công an, trong chừng mực có thể, sử dụng các biện pháp phi bạo lực trước khi phải dùng đến vũ lực, sử dụng vũ lực chỉ với mức độ tương ứng với độ nghiêm trọng của hành vi tấn công, và dùng vũ lực có thể gây chết người chỉ trong trường hợp bắt buộc để bảo vệ tính mạng.
- Yêu cầu công an phải thông báo với người bị bắt giữ về quyền được hỗ trợ pháp lý ngay khi bắt giữ.
- Yêu cầu công an ghi hình tất cả các cuộc lấy lời khai để ngăn ngừa tra tấn và ngược đãi. Không cho phép sử dụng các lời nhận tội trong khi tạm giam, giữ, làm bằng chứng tại tòa, trừ khi được ghi hình đầy đủ.
- Xác định rõ ràng các kỹ thuật lấy lời khai được phép áp dụng trong quy định và các tài liệu hướng dẫn của ngành công an.
- Cho phép các tổ chức dân sự xã hội độc lập được giám sát độc lập các cơ sở tạm giam, tạm giữ, bao gồm các phòng tạm giam tại đồn công an và trại tạm giam. Cho phép người đang bị tạm giam, tạm giữ được gặp riêng đại diện của các tổ chức độc lập đang tiến hành việc giám sát trên.
- Cải thiện cơ sở và điều kiện tại các trại tạm giam. Đảm bảo dịch vụ cấp cứu y tế tại tất cả các cơ sở tạm giam, tạm giữ luôn sẵn sàng mọi lúc và chăm sóc y tế định kỳ cho tất cả những người bị tạm giam, tạm giữ.
- Cung cấp các chương trình huấn luyện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp cho tất cả công an về pháp luật, kỹ thuật lấy lời khai và thủ tục để công an không chỉ dựa vào lời nhận tội để phá án, nhất là lời thú tội do bị ép cung, bạo hành. Bảo đảm rằng mọi chương trình huấn luyện cho ngành công an có bao gồm các nội dung về nhân quyền, về tính phi pháp của hành vi tra tấn, hành hung, bắt giữ trái phép và ép nhận tội.
- Phát động một phong trào giáo dục quần chúng về các quyền pháp lý của công dân, trong đó bao gồm:
o Quyền được bồi thường trong trường hợp bị những người đại diện cho chính quyền ngược đãi, lạm dụng.
o Quyền được hỗ trợ pháp lý.
o Quyền được gia đình thăm nuôi.
- Khuyến khích và bảo vệ các nhà báo và người cung cấp thông tin cho báo chí đã phát hiện, công bố các vụ công an bạo hành.
- Bảo đảm tự do Internet để các nhà báo và blogger có thể đóng vai trò cần thiết làm người phát hiện và thông báo về các vụ việc được cho là có sự lạm quyền của công an.
Đối với Quốc hội Việt Nam
- Phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Chống Tra tấn và Các Hình thức Trừng phạt và Đối xử Tàn ác, Vô nhân đạo hay Hạ nhục và thể hiện các điều khoản bảo đảm của Công ước này trong luật quốc nội.
- Thành lập một cơ quan giám sát trực thuộc Quốc hội để theo dõi các cơ sở giam giữ, bao gồm các nhà tù, trại giam, nơi tạm giam, tạm giữ trong đồn công an.
- Sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự hoặc ban hành luật mới quy định quyền được giữ im lặng khi bị công an bắt.
- Sửa đổi điều 56 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự để loại bỏ yêu cầu luật sư phải có giấy chứng nhận người bào chữa mới được tiếp xúc với người bị bắt giữ và tham gia bào chữa cho thân chủ của mình.
- Sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự để tạo điều kiện cho luật sư hoặc người trợ giúp pháp lý có mặt ngay sau khi bắt giữ hay tạm giam, giữ, sao cho:
o Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép gặp riêng thân chủ mỗi khi cần thiết, không hạn chế thời gian.
o Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được có mặt trong các buổi công an lấy lời khai của người bị tạm giam, tạm giữ.
o Bất kỳ người nào vi phạm các điều khoản trên sẽ bị xử lý theo pháp luật về hành vi cản trở công lý.
- Thông qua các quy định pháp lý cần thiết để thực thi các nội dung được khuyến nghị trong bản phúc trình này.
- Thành lập một ủy ban đặc biệt để giám sát và công bố báo cáo thường niên về những vụ vi phạm của công an.
Đối với Chính phủ các nước và các Tổ chức Quốc tế đang tài trợ cho Việt Nam Cải cách Luật pháp hoặc Quan tâm đến Nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ, Australia, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á
- Bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với các quan chức Việt Nam về nạn bạo hành của công an, nhấn mạnh rằng việc đó vừa vi phạm luật pháp Việt Nam vừa vi phạm công pháp quốc tế, và những người vi phạm cần bị trừng phạt và nạn nhân cần được bồi thường hợp lý.
- Đề cập với chính quyền Việt Nam về nạn bạo hành và các vi phạm của công an trong các chương trình cải cách pháp luật và tập huấn cho ngành công an.
- Thúc đẩy chính quyền Việt Nam quy định một tội danh cụ thể dành cho hành vi bạo hành của công an.
- Thúc đẩy chính quyền Việt Nam thiết lập các cơ chế quy trách nhiệm một cách có hiệu quả như các nội dung khuyến nghị nêu trên.
III. Phụ lục
Những vụ tử vong trong khi bị công an tạm giam, giữ
(Xem báo cáo chi tiết về các vụ việc này trong phúc trình, bản tiếng Anh)Những vụ tử vong được thừa nhận có nguyên nhân từ việc công an sử dụng bạo lực
- Vụ giết Nguyễn Hữu Thâu: 4/7/2014
- Vụ giết Huỳnh Nghĩa: 14/2/2014
- Vụ giết Tu Ngọc Thạch: 31/12/2013
- Vụ giết Y Két Bdap: 27/11/2013
- Vụ giết Nguyễn Văn Ái: 18/1//2013
- Vụ giết Bùi Văn Lợi: 10/12/2012
- Vụ giết Nguyễn Tuấn Thanh: 17/11/2012
- Vụ giết Nguyễn Mậu Thuận: 30/8//2012
- Vụ giết Nguyễn Mạnh Sơn: 22/6/2012
- Vụ giết Ngô Thanh Kiều: 13/5/2012
- Vụ giết Trần Gòn: 8/8/2011
- Vụ giết Trần Văn Dữ: 30/3/2011
- Vụ giết Trịnh Xuân Tùng: 8/3/2011
- Vụ giết Lê Phúc Hùng: 1/8/2010
Những vụ tử vong không rõ nguyên nhân trong khi bị tạm giam, giữ
- Cái chết của Nguyễn Văn Đức: 29/5/2013
- Cái chết của Nguyễn Quốc Tuấn: 28/1/2013
- Cái chết của Bùi Hữu Vũ: ngày 11/4/2012
- Cái chết của Hoàng Đăng Lộc: 26/8/2011
Những vụ tử vong được cho là tự tử trong khi bị tạm giam, giữ
- Vụ Đỗ Văn Bình, bị cho là tự tử: 14/4/2014
- Vụ Hoàng Văn Ngài, bị cho là tự tử: 17/3/2013
- Vụ Trần Văn Tân, bị cho là tự tử: 3/1/2013
- Vụ Lê Quang Trọng, bị cho là tự tử: 19/3/2012
- Vụ Lê Văn Trận, bị cho là tự tử: 11/8/2011
- Vụ Nguyễn Công Nhựt, bị cho là tự tử: 25/8/2011
Những vụ tử vong vì nguyên nhân bị cho là do đau ốm trong khi tạm giam, giữ
- Cái chết của Cao Văn Tuyên: 5/7/2013
- Cái chết của Nguyễn Văn Vân: 12/6/2012
- Cái chết của Đặng Văn Trí: 15/11/2011
- Cái chết của Huỳnh Thanh Thắng: 7/10/2011
Những vụ bị thương do công an bạo hành trong khi bị tạm giam, giữ
(Xem báo cáo chi tiết về các vụ việc này trong phúc trình, bản tiếng Anh)
- Vụ sáu người bị đánh: 7 – 12/2013
- Vụ Lê Hoài Nhân bị đánh: 3/6/2013
- Vụ Huỳnh Sử Nguyên bị đánh: 10/5/2013
- Vụ Văn Đức Ngạn bị đánh: 2/4/ 2013
- Vụ Hoàng Cử bị đánh: 20/2/2013
- Vụ Nguyễn Hữu Tiến bị đánh: 23/11/2012
- Vụ bảy người bị đánh: 26/8/ 2012
- Vụ Trần Định Hòa bị đánh: 25/7/2012
- Vụ Nguyễn Trường Vũ và Trương Chí Bình bị đánh: 26/6/2011
- Vụ Phạm Quang Sơn bị đánh: 28/12/2010
- Vụ Nguyễn Văn Khanh bị đánh: 17/10/2010
- Các vụ đánh đập trẻ vị thành niên
Lời cảm ơn
Phúc trình này là kết quả nghiên cứu và soạn thảo của nhân viên Ban Á châu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Phúc trình được sự biên tập của Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu; Dinah Pokempner, Cố vấn Pháp lý Chung; Joseph Saunders, Phó Giám đốc Chương trình; và Danielle Hass, Biên tập viên cao cấp của phòng chương trình. Phúc trình cũng nhận được ý kiến đóng góp của Sophie Richardson, Giám đốc phòng Trung Quốc; Phil Robertson, Phó Giám đốc ban Á châu; John Sifton, Giám đốc Vận động; và Bede Sheppard, Phó Giám đốc ban về Quyền Trẻ em.
Quá trình xuất bản có sự tham gia trợ giúp của Storm Tiv và Julia Bleckner, điều phối viên ban Á châu; Grace Choi, giám đốc xuất bản; Kathy Mills, chuyên viên phòng xuất bản; và Fitzroy Hepkins, quản lý sản xuất.
[1] Việt Nam tiếp tục duy trì một nền báo chí do nhà nước quản lý, trong đó các nhà báo và biên tập viên chỉ có tự do bày tỏ chính kiến ở mức tối thiểu. Các quy định luật pháp khiến cho hành vi đăng tải các sự việc và ý kiến mang tính phê phán nhà nước lên mạng Internet có tính rủi ro cao, với hậu quả là ít nhất hàng chục người đã bị bắt và/hoặc bị tù giam. Các cơ quan của Đảng và nhà nước vẫn giữ độc quyền sở hữu đối với tất cả các thể loại báo chí chính thức. Theo nguyên trạng từ giữa thập niên 1950, không một tờ báo trong nước thuộc sở hữu tư nhân nào được hoạt động hợp pháp dưới chính thể cộng sản. Báo chí Việt Nam vẫn dập khuôn một đường lối biên tập khá nhất quán về các vấn đềchính sách nhà nước, hiếm khi phê bình lãnh đạo cấp trung ương và không bao giờ thách thức tính chính đáng của thể chế một đảng cầm quyền. Tình hình có được cải thiện hơn kể từ những cải cách “Đổi mới” giữa thập niên 1980, khi nhiều phương diện của ngành báo chí được cải tổ, dù số còn lại vẫn giữ nguyên như cũ. Tin, bài về những vụ bạo hành của công an trên báo Việt Nam đôi khi đi ngược với mạch báo chí tuyên truyền ca ngợi đảng và nhà nước, và bộc lộ những sai phạm nghiêm trọng của công an. Nhưng mặt khác, đúng là sẽ còn không biết bao nhiêu vụ việc nữa xảy ra mà không được báo chí nhắc đến và công chúng cũng như những người quan tâm nghiên cứu về nhân quyền sẽ không bao giờ được biết. Sự khác biệt trong nội dung và hình thức đưa tin giữa các cơ quan báo chí khác nhau cũng có thể là biểu hiện xung đột nội bộ giữa các cơ quan ngôn luận thuộc các văn phòng chính quyền đối nghịch với nhau. Trong khi các tờ báo nhiều thế lực của công an và quân đội thường đưa ra giọng điệu bào chữa cho thủ phạm trong những vụ bạo hành, báo chí gắn với các tổ chức quần chúng hay công đoàn (dù đều do nhà nước kiểm soát) nhiều khả năng đặt vấn đề về cách hành xử của công an hơn, và có khi còn bênh vực cho các nạn nhân và gia đình họ. Tuy nhiên, việc nới lỏng các quy định về báo chí, trong đó có khuyến khích cạnh tranh và sáng tạo trong báo giới bằng cách để cho ban biên tập các tờ báo tự hạch toán kinh phí, hay cho phép báo chí đưa tin về các tệ nạn trong xã hội kể cả tham nhũng và những việc làm sai trái của chính quyền cấp địa phương, đã tạo nên một nền văn hóa báo chí khá sinh động nhưng chưa đồng đều, chỗ thì giật gân câu khách, chỗ thì bảo thủ chính trị.
[2] Các bài viết của giới blogger thường đưa cả những bài phỏng vấn không bị kiểm duyệt với người nhà nạn nhân và nhân chứng, kèm theo hình ảnh hay đoạn video clip của cuộc phỏng vấn. Đôi khi các blogger còn thực hiện những bài phỏng vấn tiếp theo để tìm hiểu xem chính quyền xử lý ra sao. Có một số trường hợp, các blogger như cựu sỹ quan công an Tạ Phong Tần đã vận dụng kinh nghiệm bản thân về nghiệp vụ công an để bộc lộ những việc làm sai trái. Tạ Phong Tần đang phải thụ án 10 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 luật hình sự. Năm 2013, bà được Bộ Ngoại giao Hoa kỳ vinh danh với giải thưởng “Phụ nữ Quốc tế Can đảm.” http://www.state.gov/secretary/remarks/2013/03/205892.htm.
[3] Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 23, ký ngày 21/2/1946, hợp nhất “các sở cảnh sát và các sở liêm phóng trên toàn quốc thành một cơ quan đặt tên là Việt Nam Công an vụ,” đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Nội vụ.
[4] Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 141, ký ngày 16/2/1953.
[5] Nghị định số 100, ban hành ngày 3/3/1959, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.
[6] Nghị định số 982, ban hành ngày 28/7/1956, do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký thay Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng xem Pháp lệnh số 34, ban hành ngày 20/7/1962, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.
[7] Quyết định hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ được phê chuẩn trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa V (1975-1976) từ ngày 3 – ngày 6/6/1975. Xem “Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa V (1975-1976), trong Lịch sử Quốc hội, http://www.na.gov.vn/Sach_QH/LSQHVN2/60-75/4.htm (truy cập ngày 27 tháng Chín năm 2013).
[8] Nghị quyết số 13/1998/NQ-QH10, ban hành ngày 7/5/1998, do Chủ tịch Nông Đức Mạnh ký. Vào năm 2002, theo Nghị quyết số 02/2002/NQ-QH11, ban hành ngày 5/8/2002, một Bộ Nội vụ mới được thành lập để quản lý một số công việc quốc nội, độc lập với BCA.
[9] Luật Công an, Số 54/2005/QH11.
[10] Nghị định số 73/2009/ND-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã. Điều 4 của nghị định này đưa ra tiêu chuẩn chọn vào Công an xã. Thông tư số30/2009/TT-BCA về Quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Các ngoại lệ duy nhất đối với những người không phải là đảng viên ĐCSVN hay đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được nhận vào BCA là những người thuộc các dân tộc thiểu số hội đủ điều kiện để sớm có thể được kết nạp vào ĐTNCSHCM, hoặc những người có bằng cấp cao như Giáo sư, Phó Giáo sư, Thạc sỹ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi.
[11] “Xây dựng hình ảnh Công an nhân dân trong lòng nhân dân.” Bài phát biểu của Bộ trưởng Trần Đại Quang đăng trên báo Công an TP Hồ Chí Minh ngày 17 tháng Tám năm 2013, http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=501359 (truy cập ngày 12/9/2013). Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, đây là lời dạy của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, giữ chức tổng bí thư đảng từ năm 1960 đến 1986.
[12] Hệ thống theo dõi của công an chặt chẽ đến mức trở thành một phần trong cuộc sống của người dân qua nhiều thập niên. Trò chơi trốn tìm phổ biến một thời của trẻ em ởmiền bắc được gọi là “Công an bắt gián điệp.” Bất kỳ người nào từ địa phương khác đến đều phải báo với công an, thể hiện trong khẩu hiệu nổi tiếng một thời, “Cho dù bão táp mưa sa/ khách lạ đến nhà phải báo công an”). Ngày nay, người dân phải đăng ký hộ khẩu thường trú tại một địa chỉ. Nếu chuyển chỗ ở tạm thời, người dân phải đăng ký tạm trú tại nơi ở mới. Khi có khách ở lại nhà qua đêm, phải báo công an địa phương. Công an thường sử dụng luật lệ này để đe dọa và sách nhiễu các nhà bất đồng chính kiến (bằng cách tùy tiện kiểm tra số người có mặt tại nhà họ vào ban đêm.)
[13] Chức năng của công an là “tham mưu cho Đảng, nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.” Luật Công an Nhân dân số 54/2005/QH11, Điều 4, khoản 2.
[14] “Năm 2012, Lực lượng Công an nhân dân đã tiếp tục phát huy tốt vai trò nòng cốt trong bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương lớn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh trật tự tại các địa bàn chiến lược.” Thiện Thuật, “Phát huy vai trò nòng cốt của CAND đảm bảo an ninh,” Vietnam Plus, 17/12/2012, http://www.vietnamplus.vn/Home/Phat-huy-vai-tro-nong-cot-cua-CAND-dam-bao-an-ninh/201212/174185.vnplus (truy cập ngày 17/12/2012).
[15] Xem tiểu sử tóm tắt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại trang web của chính phủ, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao?personProfileId=960&govOrgId=2856 (truy cập ngày 22/7/2014).
[16] Luật Công an Nhân dân, số 54/2005/QH, thông qua vào tháng Mười một năm 2005 và có hiệu lực từ tháng Bảy năm 2006.
[17] Xem tài liệu thượng dẫn.
[18] Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
[19] Ngoài tám tổng cục nói trên, BCA còn có một số đơn vị trực thuộc như Văn phòng BCA, Cục Hợp tác Quốc tế, Ban Tài chính, v.v… Bộ này cũng có hai lực lượng đặc nhiệm, gồm lực lượng cảnh vệ và lực lượng phản ứng nhanh.
[20] Đơn cử, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (A72) – thuộc Tổng cục I – chỉ đạo Phòng QL Xuất nhập cảnh (PA 72) ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tương tự, Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ và Đường sắt (C67) – thuộc Tổng cục VII – có các phòng ở cấp tỉnh và thành phố trung ương (PC67). Ở cấp huyện, có các đội chuyên trách nhưđội cảnh sát giao thông, đội điều tra tội phạm về ma túy, đội an ninh, đội hậu cần chính trị,v.v…
[21] Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất ở Việt Nam, gồm có các xã ở nông thôn và ngoại thành, các phường ở đô thị và huyện lỵ. Theo thống kê chính thức, tính đến cuối năm 2011 Việt Nam có tổng cộng 9050 xã, 623 thị trấn và 1448 phường. Xem http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=12817. Lưu ý tổng số phường nói trên bao gồm cả năm thành phố trực thuộc trung ương.
[22] Nghị định 73/2009/ND-CP. Một xã có thể chỉ gồm 2 thôn (như xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) nhưng cũng có thể có tới 33 thôn (như xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Đối với những xã đông dân hay được coi là trọng yếu về địa lý hay xã hội, mỗi thôn có thể có tới 2 công an phụ trách.
[23] Công an xã cũng chịu sự điều hành của Ủy ban Nhân dân cấp xã. Quân số của lực lượng công an xã tùy thuộc vào quy mô và/hoặc tầm quan trọng của xã đó (tầm quan trọng địa-chính trị và số dân). Theo Luật số 11/2003/QH11 và Nghị định 107/2004/ND-CP về cơ cấu tổ chức ủy ban nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã gồm từ ba đến năm thành viên (một chủ tịch, một hoặc hai phó chủ tịch và một đến hai ủy viên). Ở nhiều xã, trưởng công an xã cũng là thành viên trong ủy ban nhân dân. Công an xã, ủy ban nhân dân xã, đảngủy xã và các cơ quan nhà nước khác thường sử dụng chung trụ sở (trong cùng một khu hay tòa nhà). Có những trường hợp, công an xã chỉ được dùng một đến hai phòng trong khu hay tòa nhà là trụ sở chính quyền xã nói trên. Đôi khi, công an xã còn phải dùng chung văn phòng với xã đội. Vì vậy, trong một số vụ bạo hành của công an xã, người dân địa phương tụ tập biểu tình tại trụ sở ủy ban nhân dân xã.
[24] “Bán chuyên trách” có nghĩa là công an xã không được qua đào tạo chuyên nghiệp ở các trường chính quy hay học viện của ngành công an. Họ không được vào hệ thống cấp hàm theo tiêu chuẩn ngành công an, tức là không được hưởng cơ hội phong, thăng cấp bậc hàm như các đồng nghiệp cấp quận trở lên. Công an xã được trả một mức lương linh hoạt do lãnh đạo cấp tỉnh quyết định. Họ cũng được hưởng ít phúc lợi hơn so với công an chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vị trí trưởng công an xã, và nhiều phó công an xã được hưởng lương biên chế, được nhận phúc lợi và xét thăng cấp hàm dù đa số đều được tuyển dụng ở địa phương. Nếu vị trí trưởng công an xã trống (do về hưu, tự ý xin nghỉ việc hoặc buộc thôi việc, bị hạ cấp, khai trừ hay truy tố) một phó công an xã có thể được đề bạt lên chức trưởng, và một công an viên lên chức phó công an xã.
[25] Một người Việt Nam đủ 18 tuổi không có tiền án tiền sự, đạo đức tốt, bản thân và gia đình chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có thể được tuyển vào làm công an xã. Nghị định 73/2009/ND-CP. Trong đa số trường hợp, để làm được trưởng hay phó công an xã, phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
[26] Nghị định 73/2009/ND-CP.
[27] Xem, ví dụ như Quyết định số 815/QD-UBND, của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Nam, ngày 19/7/2012.
[28] Xem tài liệu thượng dẫn.
[29] T.A & P.H., “Mấy anh công an xã ‘làm bậy’ thường không được học hành,” Pháp luật Việt Nam, ngày 19/10/2012, http://phapluatvn.vn/phapluat/201210/May-anh-cong-an-xa-lam-bay-thuong-khong-duoc-hoc-hanh-2071950/ (truy cập 19/10/2012).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét