*** Đọc sơ trên 30 còm thì rõ ràng rất nhiều người Dân VN biết, hiểu tại sao dân khổ, tại sao phải chịu trận trên 400 thứ thuế phí… tại sao bọn bóc lột ăn trên ngồi trốc sống phè phỡn đàng điếm trên đầu trên cổ nhân dân- Thế mà cứ chịu trận ,lạ thật, phải chi không biết không hiểu, mà cái hiểu biết rất thực tế.http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/dung-ngan-sach-xu-no-xautien-dau-tu-khong-colay-gi-cuu-3105940/?p=32
- Còn nói kiểu này thì ngu hết thuốc chữa- Thử hỏi Doanh nghiệp lấy tiền đâu đóng thuế, lấy tiền đâu để trả lương CN….Nếu nói cho sòng phẳng trong xã hội thì DN mua bản phải có lời để chi phí và có tích lũy, nhưng họp lý chứ cứ cố bốc hốt cho đã ( có thế lực hay phe bầy) thì dân chúng(tiêu thụ) phải chết và DN cũng không còn- Ai đời phân biệt THUẾ của DN và của Dân, ngộ thiệt, cho nên cái xứ mà có “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” có nước ở thiên đường mới biết chớ trần ai đâu có cái kiểu nầy, hay học cao quá hóa ngu.
TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: “Đặc biệt phải nói rõ với dân, tiền thuế của dân cơ bản là không đụng đến mà chỉ lấy phần thuế thu của DNNN (hơn 30% nguồn thu) tạm ứng để cứu mấy doanh nghiệp còn có triển vọng ‘sống’ lại và làm ăn tốt được, sau này thu hồi lại cho Nhà nước”
(Tài chính) – ‘Bây giờ tiền chi đầu tư còn không có, lấy đâu ra ngân sách mà xử lý nợ xấu….”.
- Ông Bùi Kiến Thành:Nợ xấu có lối thoát và cơ hội nào?
- TS Nguyễn Trí Hiếu: Chính phủ phải xử lý nợ xấu, nhưng….
Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân
sách của Quốc hội đã nói thẳng trước đề xuất xin ý kiến Quốc hội trích
một phần ngân sách để xử lý nợ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước.
Nợ xấu – chỉ có thể cứu DN có triển vọng!
Bộ KHĐT đề xuất dùng một phần ngân sách để xử lý nợ
xấu của doanh nghiệp nhà nước. Lý giải cho đề xuất này, một thành viên
của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho rằng, phải cấp cho
ngân hàng thương mại một khoản tiền để họ xóa những khoản nợ biết chắc
là không thể thu hồi được ví dụ như nợ của DNNN.
Đồng tình với quan điểm phải xử lý dứt điểm nợ xấu,
song TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: không thể nói chung chung được mà phải
phân loại rõ ràng và có cơ chế như thế nào rồi công khai minh bạch ra.
Phải có kế hoạch phân khúc cho từng lĩnh vực, số tiền
xử lý cho từng phân khúc cụ thể là bao nhiêu, phải ưu tiên xử lý nợ xấu
nào trước.
Theo tôi, nếu doanh nghiệp nào còn khả năng phục hồi,
còn có thể mang lại đóng góp cho kinh tế thì phải cứu họ trước. Lĩnh vực
không còn khả năng phục hồi, nhưng tài sản đảm bảo vẫn có tính thanh
khoản tốt như BĐS, ưu tiên thứ hai.
Thứ ba, vì quyền lợi quốc gia mà mang nợ xấu nhưng
phải duy trì vì lợi ích cho địa phương nào đó cũng phải được xem xét
giải quyết. Tất cả món nợ liên quan tới nhóm lợi ích phải được xem xét
giải quyết cuối cùng.
“Đặc biệt phải nói rõ với dân, tiền thuế của dân cơ
bản là không đụng đến mà chỉ lấy phần thuế thu của DNNN (hơn 30% nguồn
thu) tạm ứng để cứu mấy doanh nghiệp còn có triển vọng ‘sống’ lại và làm
ăn tốt được, sau này thu hồi lại cho Nhà nước”, ông Hồ đề xuất.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2010,
các tập đoàn kinh tế nhà nước chi 10.128 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng.
Đến nay, dù đã thoái vốn, nhưng tỷ lệ này giảm rất ít, chỉ 2.830 tỷ
đồng. Như vậy, hiện số vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước vào các ngân
hàng, công ty tài chính khoảng trên 10.000 tỷ đồng.
Trong đó có những khoản đầu tư lớn, như: Tập đoàn Dầu
khí sở hữu 52% cổ phần PVcomBank và 20% của Oceanbank, Tập đoàn Điện lực
(EVN) sở hữu 16% vốn điều lệ ABBank, VNPT nắm 9% vốn điều lệ Maritime
Bank, Petrolimex nắm 40% cổ phần PG Bank, Tập đoàn Bảo Việt nắm lượng cổ
phần chi phối tại BaoVietBank, Viettel năm 15% cổ phần của MB…
Về con số nợ xấu của riêng khối doanh nghiệp nhà nước,
số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia trong một báo cáo công
bố hồi cuối năm 2013 cho thấy, đến cuối 2012, nợ xấu của doanh nghiệp
Nhà nước (chưa tính Vinashin) chiếm 11,8% tổng nợ xấu của hệ thống tổ
chức tín dụng và 5% dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước. Ước tính, nợ
xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước năm 2012, bao gồm
các khoản của Vinashin sẽ vào khoảng 44.750 tỷ đồng. Gần đây những con
số chính thức về nợ xấu tuy không thống nhất nhưng có vẻ còn cao hơn và
vẫn dang tăng lên.
Các khoản nợ xấu này được đánh giá là rất khó giải
quyết vì các khoản nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước vay thường phải trông
đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ,
khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn…
Theo TS Hồ: Những doanh nghiệp bí bét quá thì cho phá
sản luôn, thu lại dược bao nhiêu tài sản thì thu, giải quyết cuộc sống
cho người lao động.
“Như vậy nếu có phải dùng nguồn từ ngân sách thì cũng
rất hạn chế mà phải dựa vào bán tài sản DNNN còn có giá kiểu như
Vinamilk, Sabeco…
“Còn với những DN khác dù lỗ vốn cũng chấp nhận bán.
Kinh nghiệm ở Indonesia họ còn có trường hợp bán giá = 0 coi như cho đi
để làm lại. Vậy nên điều này Việt Nam cũng cần tham khảo”, TS Hồ gợi ý.
Tiền đâu mà chi?
Tiền mặt hiện đang được xem là liều thuốc hữu hiệu cho xử lý nợ xấu nhưng câu hỏi là: tiền ở đâu? |
Trong bối cảnh nợ công tăng, đề xuất tăng lương cũng
được tạm gác vì ngân sách không đủ nên việc chi tiếp cho xử lý nợ xấu
xem ra đang là gánh nặng.
Ông Đinh Văn Nhã nói thẳng: “Tiền chi đầu tư còn không có, lấy đâu ra mà xử lý nợ xấu!”.
Hiện đề xuất này đưa ra chỉ giải quyết cho doanh
nghiệp nhà nước, có nghĩa cả chủ nợ và con nợ đều là một chủ thể nên
việc lấy tiền ngân sách để xóa nợ là rất dễ. Nhưng ngân sách lấy đâu ra
tiền thì vẫn là câu hỏi chưa thể giải đáp.
Rồi cũng phải xem khoản đầu tư công nào có thể hoãn giãn tiến độ dù là có viện trợ ODA hoặc tiếp nhận FDI mà cần vốn đối ứng hoặc tham gia của phía ta về hạ tầng cũng tốn kém khá nhiều thì cũng đành phải cắt giảm…
“Chúng ta còn định bàn đến bao giờ? Có những chỗ cháy nhà rồi còn ngồi bàn cứu thế nào!”, TS Hồ lo ngại.
Chính vì thế ông cho rằng chỉ có 1 trong 2 kịch bản. Kịch bản thứ nhất là quyết liệt hơn thì có khả năng cổ phần hoá đúng tiến độ và lành mạnh hóa khu vực DNNN; Kịch bản thứ hai là cứ làm dần dần cho vững chắc rồi thế nào cũng xong.
Tuy rất không mong muốn nhưng ông Lưu Bích Hồ lại dự báo có nhiều khả năng sẽ rơi vào kịch bản thứ hai, vì “không ai chịu lấy đá ghè chân mình”. Vậy tốt nhất là nên sớm lập ra một cơ quan ngang Bộ chuyên trách quản lý DNNN mà trước mắt tập trung vào xử lý nợ xấu, nợ công của khu vực này, chấn chỉnh lại việc quản trị doanh nghiệp, kể cả đang trong quá trình cổ phần hóa, chấm dứt việc chủ quản của các Bộ và UBND địa phương như hiện nay thì mới nhanh và đạt kết quả, hiệu quả thật sự được.
- Bích Ngọc
-
Không có tiền thì chỉ còn 03 cách ,một là gây ra lạm phát ,hai là đi xin viện trợ nhân đạo của nước ngoài ,ba là ăn xin không được thì xin vay của quốc tế về mà đảo nợ .Khi nào mà …+36trước mắt thông tin cụ thể danh sách các công ty nhà nước nợ xấu, nợ bao nhiêu, lĩnh vực nợ, cụ thể danh sách cán bộ của công ty ấy để nd giám sát bất minh; tất cả tài sản, làm ăn…phải hành động ngay – gửi lúc 2:00 phút trước đó+0
-
Nợ xấu, thất thu thuế phần lớn là do lợi ích nhóm, tôi lấy ví dụ nhỏ thôi, ở một huyện có khoảng 20 chục công ty, trong đó có 1 công ty của quan chức, vậy là 19 công ty còn lại bị …+0
-
ở TCTY nơi em làm. Năm nào cũng có Cty con ( Cty trực thuộc Tổng ) phá sản, ít thì vài trục tỉ nhiều thì vài trăm tỉ. Chẳng ai biết lỗ thật hay lỗ giả ( chắc mỗi em không biết ) n…
-
+0
-
Có ông chủ tịch HĐQT các tập đoàn nào? Các ông tổng GĐ DNNN nào ? Mà đêm về gác tay lên trán xem phát triển DN mình như thế nào ko? Chắc ko? Mà suy nghỉ của họ là: làm sao có nhi…+0
-
Dân sắp gãy cả lưng rồi, còn bắt gánh gì nữa các ông TS giấy?
-
Lại cứu các thây ma, dân ta còn khổ+0
-
Cách tốt nhất là đem ” chôn nó đi” vì càng để lâu càng chết ko có cách nào cứu được+0
-
Bao người dân cơm không có đủ ăn, con cái không được học, ốm đau không tiền thuốc sao không lo cứu họ mà đi cứu nợ xấu.+5
-
Thưa ông “tiến sỹ” Lưu Bích Hồ. Nhà nước lấy tiền đâu để đưa cho DNNN làm vốn kinh doanh? Từ tiền thuế của dân cả thôi ông ạ. Họ kinh doanh thua lỗ gặm cả vào vốn, họ đi vay xong…+16
-
Đề nghị bó tiền ngân sách ra để cứu ở dây là NGÂN HÀNG chứ không phải DNNN , vì sao ? VÌ Ngân Hàng thương mại cổ phần hám lợi cho vay vô tỗi vạ bây giờ các doanh nghiệp trong đó c…+11Cứu cả hai bạn ạ. Cứu xong rồi DNNN sẽ thoát khỏi nợ nần, có bản báo cáo thành tích đẹp, kinh doanh hiệu quả, được chia tiền thưởng, được ưu ái rót vốn kinh doanh tiếp, ‘được” thua…
-
Một khi các “thiếu gia” đang còn là sân sau của các “đại gia” – thì khái niệm, hay định nghĩa “nợ xấu” sẽ không có trong “từ điển kinh tế Việt Nam”.+5
-
Tôi càng suy nghĩ càng thấy ngao ngán, thôi đành đừng suy nghĩ nữa thì hơn.+1
-
rốt cuộc khổ cho dân mình thôi+3
-
Không sống được thì cho phá sản, cứu xong cũng chỉ sống ngắc ngoải không giải quyết được việc gì. Thực tế là DNNN càng ít thì kinh tế mới lành mạnh và vững vàng được, không nên tiế…+4
-
Lần đầu tiên tôi nghe câu “Tiền thuế của DNNN và tiền thuế của dân”. Thưa ngài, tiền thuế nào cũng là của dân hết không phân biệt nguồn nào, thu từ đâu.
-
lạ quá, nói như bác này thì thu của DNNN không phải là thuế của dân, nếu vậy trước đây DNNN chiếm 90% thì dân chỉ có 10% hả+8
-
chúng ta đã chuyển sang lền kinh tế thị trường vậy phải tuân theo quy luật đào thải khi ông DNNN ko theo kịp làm ăn do quản lý kém do cha chung ko ai khóc họ vẫn sống trong thời ba…+7
-
Không thể lấy tiền thuế của đất nước để cứu doanh nghiệp được. đã không có trình độ lại thích làm giám đốc, tiêu tiền, xe đẹp, nhà hàng… , Cứ để quy luật của thị trường quyết địn…+8
-
Nản cho mấy ông GS tiến sỹ giấy. Tiền ngân sách là thuế của dân do dân đóng góp thì tiền đó nên phục vụ lợi ích chung, lợi ích công cộng chứ không phải đem cứu DNNN. Nếu chính phủ …+3
-
doanh nghiệp nào là có triển vọng? phạm trù này nghe ra nhờ nhóm lợi ích đánh giá?! Thứ nhất cắt cắt chức ngay ông nào làm ăn thua lõ, điều tra tài sản để tịch thu tài sản bất min…
-
No xau thi nhu vay. Nhung cac ong Tong giam doc giam goc thi nha lau xe hoi nhieu lam. Vay phai xu nay ong nay truoc da roi moi ban xu ly no xau sau. Day chinh la loi ich ich, bao …+3
-
Quy luật thị trường là thằng nào khỏe thì cho sống và phát triển. Thằng nào làm ăn kém cho chết luôn, có như vậy mới phát triển được. cứu nó lấy tiền đâu ra mà có cứu cũng chẳng cứ…+3
-
Còn có sự tiêu pha không kế hoạch, tham nhũng thì nợ công còn cao. Lấy một ví dụ cụ thể là đất nước còn nghèo mà gần như tỉnh nào cũng có sân bay- hay đường sắt trên cao ở Hà Nội v…+0
-
Ở đây ta phải thấy Tại sao có chuyện cho phép đầu tư ngoài ngành rồi để mất vốn, số tiền ấy ai được hưởng lợi+0
-
Cứ cứu tuốt , cứ chạy cho được DN triển vọng rồi cứu , không có tiền thì cứu bằng mồm , chủ yếu là để đến hạn thì đảo nợ xong ngâm tôm, nếu mà nợ nó chẩu thì có cái để chỉ chỏ ch…
-
Hãy để nó chết đúng quy luật thị trường, chứ đừng dùng tiền thuế dân để cứu nó. Không biết làm ăn thì phải phá sản là quy luật tất yếu thôi.+13
-
Tôi xin hỏi ông Lưu Bích Hồ, cơ sở vật chất, vốn đầu tư, lương lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lấy ở đâu ra mà ông lại bảo không đụng đến thuế của dân. Nhà nước phải lấy thuế …+14
-
Ah! Nghe TS Ho noi moi biet. Thi ra ngan sach nha nuoc ta de rieng 1 cuc la tien thue cua dan 1 cuc khac la tien doanh nghiepnha nuoc nop thue ?+5
-
xin các vị đùng lấy những đồng tiền thuế của người dân chúng tôi đóng đi cứu những khoản nợ mà chính các vị làm ăn thua lỗ mà có, tiền thuế chúng tôi đóng là để xây dựng đất nước l…
hay de ho tu cuu minh di, de lam trong sach nen kinh
te va he thong phap ly. sau khi tu cuu ho van con giau ngat nguong so
voi dai da so dan viet ngheo mac no cong phai oan lung tr…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét