Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Những hình ảnh ấn tượng về ác mộng siêu lạm phát ở Zimbabwe


Lạm phát ở Zimbabwe khởi sự từ 2007 đến đỉnh điểm 2009 mà Thế giới gọi là siêu lạm phát ,mà các nguyên nhân chủ yếu là :
 – Ông  Robert Mugabe nắm hầu hết quyền lực với nhiều giai đoạn với các chức khác nhau theo tên gọi , nhất là trong việc khởi sự trước đó để quốc hữu hóa đất đai canh tác ( kiểu cải cách ruộng đất) phần nhiều nằm trong tay người da trắng , tiến đến mức là những người da trắng rời khỏi Zimbabwe hoặc là vào tù- Và R Mugabe cũng là kẻ luôn hô hào cổ vũ rằng mình chống thực dân và luôn đứng vào hàng ngũ của giai cấp bị bóc lột. – Nhưng ông ta lại thâu tóm vào tay mình cùng phe nhóm tất cả mọi thứ của Quốc gia.
 -Kinh tế , tài chính  Zimbabwe lệ thuộc nhiều vào sự viện trợ và giúp đỡ của Mỹ ,phương Tây- Vào năm 1980 Mugabe trấn áp người dân làm gần 20.000 người thiệt mạng-Năm 1998 dùng quân đội trấn áp người dân phản đối tình trạng giá cả nhu yếu phẩm tăng cao- Năm 2005 có đến 200.000 người mất nhà cữa vì chiến dịch “thanh lọc thành phố” của Mugabe. – Dịch vụ công sụp đổ… thất nghiệp, thiên tai…
 – Mugabe đàn áp tất cả các phong trào dân chủ , bắn giết hay bỏ tù…các quốc gia Thế giới lên án, Nữ hoàng Anh thu lại danh hiệu Hiệp sĩ… và bị cấm vận
 -Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011- Có đến gần 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ.
       Với một Quốc gia có diện tích gần 400.000 KM2 , dân số chưa tới 14 triệu , là vùng nhiệt đới nhưng nhờ ở trên cao độ nên có khí hậu tương đối ôn hòa – Thế mà xảy ra tình trạng siêu lạm phát kinh khủng là do một chính phủ chỉ biết ăn, không lo đời sống ,phát triển kinh tế xã hội…mới ra nông nổi – Và Zimbabwe cũng là quốc gia mắc HIV cao nhất. -Mugabe cũng luôn to mồm đổ thừa : ” ông và những người ủng hộ ông tuyên bố rằng các vấn đề của Zimbabwe là di sản của chủ nghĩa đế quốc,[9] và bị chính sách cấm vận kinh tế phương Tây làm trầm trọng thêm” -
   Theo Wikipedia và trên Net

Gafin

100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed)     
100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed) -*** Chú thích này sai rồi, 100 tỉ mua 3 quả trứng mới đúng. -Hình trên trái
Cậu bé đang ôm tiền đi mua kem vào thời điểm siêu lạm phát ở Zimbabwe (IE) – Hình trên (dưới)

16/09/2012

Kinh tế yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 trải qua cơn ác mộng siêu lạm phát.


Trong lịch sử, Zimbabwe, với diện tích bằng bang California và dân số 12,7 triệu người, từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn cơn ác mộng siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành “gã hành khất” của châu lục.Giờ đây khi nhắc đến Zimbabwe, các nhà kinh tế lại coi đó là một ví dụ điển hình của việc một quốc gia quốc gia độc lập trở thành nạn nhân của tình trạng lạm phát mất kiểm soát cũng như sự xói mòn các nguồn lực tự nhiên và của cải. Cho đến hiện tại, những nguyên nhân dẫn tới lạm phát vẫn được giảng dạy tại các trường kinh tế của nhiều quốc gia.
100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed)
100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed)
Thông báo ở toa lét công cộng: "Chỉ được dùng giấy vệ sinh, không được dùng báo, bìa các tông, vải và đồng ZWD". (Nguồn: Dallasfed)
Thông báo ở toa lét công cộng: “Chỉ được dùng giấy vệ sinh, không được dùng báo, bìa các tông, vải và đồng ZWD”. (Nguồn: Dallasfed)
Theo nhà kinh tế Phillip Cagan, siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3/2007, lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.
Cho đến nay, các chuyên gia kinh tế vẫn nhận định rằng chính sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế cũng như nợ công ngày một tăng cao chính là nguyên nhân chính dẫn tới cơn ác mộng siêu lạm phát của Zimbabwe.
a
Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999, trùng với thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011.
Chính phủ Zimbabwe đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động. Kết quả là chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn.
a
Kể từ khi giành độc lập năm 1980, lạm phát trung bình hàng năm của Zimbabwe là 5,4%, trong đó lạm phát hàng tháng là 0,5%. Vào thời điểm đó, đồng nội tệ có mệnh giá lớn nhất của Zimbabwe là đồng 20 ZWD (đôla Zimbabwe). Đồng ZWD cũng là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất – tham gia trong hơn 95% các thương vụ giao dịch. Kinh tế Zimbabwe thập niên 1980 cũng là một trong những nền kinh tế mạnh nhất châu Phi với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, tính theo thời giá năm 2005, là 232 USD/người/năm.
Tờ 100 nghìn tỷ ZWD là tờ tiền có mệnh giá cao nhất từng được phát hành. (Nguồn: Dallasfed)
Tờ 100 nghìn tỷ ZWD là tờ tiền có mệnh giá cao nhất từng được phát hành. (Nguồn: Dallasfed)
Tuy nhiên, tới tháng 7/2008, khi Cục thống kê quốc gia công bố chỉ số lạm phát trong năm , tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Zimbabwe đã lên tới mức kinh hoàng 2.600%, tương đương 231 triệu % mỗi năm và đồng tiền có mệnh giá lớn nhất được chính phủ Zimbabwe phát hành là tờ 100 nghìn tỷ ZWD.
Kèm theo tình trạng đồng tiền mất giá, kinh tế Zimbabwe cũng suy giảm nghiêm trọng khi GDP thực tế giảm tới 17% trong năm 2008, trong đó GDP trên đầu người vào khoảng 136 USD/người – giảm hơn 41% so với thập niên 1980. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên 94%, theo báo cáo của Văn phòng điều phối viện trợ nhân đạo (OHCA) của Liên Hợp Quốc.
Siêu lạm phát đã biến nhiều người dân Zimbabwe thành những "tỷ phú chết đói". (Nguồn: Dallasfed)
Siêu lạm phát đã biến nhiều người dân Zimbabwe thành những “tỷ phú chết đói”. (Nguồn: Dallasfed)
Do đồng tiền gần như trở nên vô giá trị, chính phủ Zimbabwe buộc phải cho phép người dân sử dụng các loại tiền tệ khác để giao dịch, như đồng USD, đồng rand của Nam Phi và đồng pula của Nam Phi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét