Khiếu kiện về đất đai, nhà cửa tại Việt Nam hiện là một vấn nạn vì
rất nhiều vụ việc rơi vào bế tắc, suốt nhiều năm trời vẫn không giải
quyết được. Hằng ngày vẫn có biết bao nhiêu người cho rằng bị lấy đất
đai, phá nhà cửa một cách trái luật tiếp tục kêu ở các cơ quan trung
ương. Mới nhất lại xuất hiện đơn khẩn báo của cháu đích tôn một gia đình
‘công thần’ tại Hà Nội và thư lên tiếng của một nhà văn tại Sài Gòn
liên quan việc đất đai, nhà cửa. Khẩn báo
Vào ngày 19 tháng 10 vừa qua, trên mạng xuất hiện đơn khẩn báo gửi giám
đốc Công an thành phố Hà Nội, đồng thời cũng gửi cho hai cấp thấp hơn là
trưởng công an quận Ba Đình và trưởng công an phường Điện biên do Cù
Huy Xuân Đức ký.
Người làm đơn là con trai đầu của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Ông này
hiện đang ở tại Hoa Kỳ sau khi được đưa đi từ Trại giam số 5 Yên Định,
Thanh Hóa hồi ngày 6 tháng 4 vừa qua. Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bị qui
tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và bị tòa kết án 7 năm tù. Nhiều người
vẫn nhắc lại đây là vụ án hai bao cao su.
Trong đơn khẩn báo, con trai tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ nêu ra việc
nhà đang ở bị những người mặc thường phục đến đo đạc trong hai ngày 10
và 13 tháng 10 vừa qua mà không cho gia đình biết. Theo anh Cù Huy Xuân
Đức thì đó là một việc làm vi phạm hiến pháp và đề nghị giám đốc công an
Hà Nội phải tiến hành điều tra khẩn cấp vụ việc.
Vào sáng ngày 20 tháng 10, anh Cù Huy Xuân Đức cho biết:
Từ năm 2010, nhà tôi đã một lần bị đập
rồi, đập tường rào ngôi nhà 24 và cả cửa hàng rồi. Lần này có người phản
ảnh với tôi có khả năng họ lại cưỡng chế tiếp nhà tôi.
Cù Huy Xuân Đức
Từ năm 2010, nhà tôi đã một lần bị đập rồi, đập tường rào ngôi nhà
24 và cả cửa hàng rồi. Lần này có người phản ảnh với tôi có khả năng họ
lại cưỡng chế tiếp nhà tôi. Trường hợp nhà tôi thì tôi nghĩ rằng người ta phải giải đáp cho
gia đình nhà tôi thôi tại vì bố tôi là người thừa kế duy nhất của ông
Xuân Diệu, mà ông Xuân Diệu là một nhà thơ nổi tiếng như thế mà họ định
cưỡng chế nhà tôi thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều thứ. Và ngôi nhà này là
của ông Diệu và ông Cận, ông Diệu ở dưới nhà, ông Cận ở trên gác. Bây
giờ người ta định lấy phần đất của nhà tôi là phần đất của ông Diệu một
phần để làm phòng lưu niệm và một phần đưa cho con của bà vợ kế của ông
nội tôi để sử dụng. Như thế là trái pháp luật vì theo nguyên tắc bố tôi
là người thừa kế duy nhất được hưởng hết; đó là chưa kể phần trên nhà
thì bố tôi cũng là một trong 5 người thừa kế hợp pháp. Nay họ cũng định
gạt bỏ tôi là cháu đích tôn của cả ông Diệu và ông Cận ra khỏi ngôi nhà
này. Lên án chủ tịch huyện tắc trách
Trường hợp thứ hai cũng mới được công khai trên mạng là thư của nhà
văn Hoàng Lại Giang ở Sài Gòn. Ông này cho rằng thư trả lời của chủ tịch
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về đơn thư khiếu nại về khu đất nghĩa
trang của gia tộc ông tại địa phương đó là tắc trách và coi thường dân.
Tại quê tôi họ không làm nhà cầu, nhà
xí mà ra mồ mả của ông bà chúng tôi phóng uế là không được. Thứ ba theo
luật về môi trường là không được chôn người chết gần khu dân cư; mà
chính quyền huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định lại cho xây nhà trên khu mộ như
thế là phạm luật
Nhà văn Hoàng Lại Giang
Nhà văn Hoàng Lại Giang nêu lại diễn biến vụ việc dẫn đến khiếu kiện như sau: Ở miền Trung, người ta làm cải cách ruộng đất và chia mãnh đất, mồ
mả ông bà tổ tiên ra thành từng mảnh. Việc họ trồng mì, trồng lang thì
không sao cả, nhưng dần dần thì những chỗ trống họ phân lô bán nền để
làm nhà. Việc làm nhà, chúng tôi phản đối vì một là động đến tâm linh
của dòng họ chúng tôi. Thứ hai nữa tại quê tôi họ không làm nhà cầu, nhà
xí mà ra mồ mả của ông bà chúng tôi phóng uế là không được. Thứ ba theo
luật về môi trường là không được chôn người chết gần khu dân cư; mà
chính quyền huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định lại cho xây nhà trên khu mộ như
thế là phạm luật. Ba vấn đề đó, chúng tôi không nhất trí và đã có thư khiếu kiện từ
năm 2008 đế năm 2013. Từ xã đưa lên huyện, lên tỉnh, rồi từ tỉnh xuống
huyện xuống xã mà cứ vòng vèo. Mãi đến năm 2013, ông chủ tịch Huỳnh Văn
Nam mới trả lời theo quyết định nọ, quy chế kia, chúng tôi không cấp đất
cho xây nhà thờ họ vì đã có nhà thờ họ rồi, có lâu lắm rồi. Như vậy ông
này một là mù chữ, thứ hai nữa là tắc trách, coi thường dân, không đọc
mà trả lời ẩu.
Ngay cả VTV1, đài truyền hình nhà nước
cũng nói, là lấy của người ta hay gọi là mua của dân 1 ngàn đồng và bán
100 ngàn thì làm sao người ta chịu được; nên việc người ta khiếu kiện là
đúng
Nhà văn Hoàng Lại Giang
Căn nguyên sai ‘đất đai sở hữu toàn dân’
Có thể nói vụ việc khu đất nghĩa trang của gia tộc của nhà văn Hoàng
Lại Giang và khu nhà mà gia đình con tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đang ở
cũng tương tự nhiều vụ việc của nhiều người tại những nơi khác. Tình
trạng thu hồi đất với giá rẻ, rồi phân lô bán nền hay bán lại cho các
chủ đầu tư doanh nghiệp với giá cao gấp nhiều lần là căn nguyên khiến
người bị thu hồi thấy bất công và tiến hành khiếu kiện.
Nhà văn Hoàng Lại Giang đưa ra nhận định về tình trạng khiếu kiện đất đai dai dẳng và khắp các tỉnh thành bấy lâu nay như sau: Khiếu kiện về đất đai hiện nay dễ thấy chứ có gì đâu. Vì ‘đất đai
là của toàn dân’ mà đó là điều vô nghĩa. Ai nắm đất đai đó?- Chính là
chính quyền cơ sở, đại diện cho đảng nắm đất đai đó và họ muốn lấy lúc
nào thì họ lấy. Đó là việc quá dễ. Ngay cả VTV1, đài truyền hình nhà
nước cũng nói, là lấy của người ta hay gọi là mua của dân 1 ngàn đồng và
bán 100 ngàn thì làm sao người ta chịu được; nên việc người ta khiếu
kiện là đúng.
Ông này từ căn bản hiến pháp qui định ‘đất đai thuộc quyền sở hữu
toàn dân’ là vô lý cũng như vô nghĩa như thế cho nên mọi qui định luật
pháp trong lĩnh vực đất đai đều là một thứ luật mà theo nguyên văn của
nhà văn Hoàng Lại Giang là ‘luật rừng’. Ông nói tiếp:
Dù có ra luật gì đi nữa thì đó cũng chỉ
là luật của đảng thôi. Luật đó là luật rừng, không có đất đai nào là
của toàn dân hết. Ngay cả từ thời phong kiến, thời thực dân Pháp đất
cũng là của từng người dân một
Nhà văn Hoàng Lại Giang
Dù có ra luật gì đi nữa thì đó cũng chỉ là luật của đảng thôi.
Luật đó là luật rừng, không có đất đai nào là của toàn dân hết. Ngay cả
từ thời phong kiến, thời thực dân Pháp đất cũng là của từng người dân
một. Ví dụ như đất ở khu Gò Mã Kiệu của gia đình tôi là từ ông tổ, ông
tiên từ ngoài bắc vào nam khai phá và thành khu đất đó, chứ có phải tự
nhiên mà có đâu. Người dân cũng vậy thôi: lấy của người ta rồi lại phân
lại cho người ta, và đi lấy của người ta. Người ta sống bằng gì?
Nhà văn Hoàng Lại Giang cho rằng cách thức giải quyết vấn nạn đất đai
lâu nay cũng không có gì khó khăn. Vấn đề là cơ quan chức năng hiện
hành không muốn thực hiện. Ông lý giải: Điều này cũng dễ thôi, nhưng nhiều người ngồi trên ghế đó và sợ
mất ghế đó nên không dám làm thôi. Cứ đất của ai thì người đó chịu trách
nhiệm; chỉ khi không phải của ai mới thuộc nhà nước chứ.
Chính các cơ quan chức năng Việt Nam lên tiếng thừa nhận có đến 70%
những vụ khiếu kiện đông người lâu nay liên quan đến vấn đề đất đai. Một
vụ điển hình là cưỡng chế đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn
Vươn mà thủ tướng kết luận là sai; thế nhưng rồi ông này và anh em trong
gia đình vì chống lại đoàn cưỡng chế làm trái luật lại bị đi tù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét