Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu chụp trước Toà án huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong phiên sơ thẩm ngày 25/2/2014 Photo courtesy of danlambao http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Trong số hàng triệu dân oan ở VN hiện nay có không ít nạn nhân là trẻ
em. Hòa Ái ghi nhận một trường hợp điển hình về hành trình kêu oan cho
cha mẹ của cô bé 11 tuổi, ở Bình Phước, tên Ngô Thị Cẩm Hiếu.
“Hồi lúc ra Hà Nội, em ở đó khoảng 3 tháng hè. Xong rồi em về lại
đây. Em đi thêm khoảng 1,2 tháng nữa. Sau đó em ở nhà, mẹ đi còn em
không đi nữa. Cũng có nhiều người đi kiện nên khoảng 5,6 người ở cùng 1
nhà trọ. Lúc em đi với mẹ thì không làm gì nhưng khi mẹ đi một mình thì
mẹ phải đi rửa chén thuê. Đi khiếu kiện ở các cơ quan như Bộ Tư pháp, cơ
quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát… Có vài nơi phải đợi lâu lắm
thì người ta mới tiếp cho. Người ta xem kỹ hồ sơ rồi viết đơn yêu cầu
tỉnh Bình Phước điều tra và làm rõ lại vụ việc…Em muốn Tòa án phải điều
tra thật kỹ càng, phải xử thật nghiêm minh để những ai làm sai trái
trước pháp luật bị pháp luật trừng trị chứ không được bắt oan những
người như ba mẹ của em”.
Vừa rồi là câu chuyện kể đi kêu oan và ước vọng của bé Ngô Thị Cẩm
Hiếu, 11 tuổi, con của 2 dân oan là ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị
Tâm ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Em muốn Tòa án phải điều tra thật kỹ
càng, phải xử thật nghiêm minh để những ai làm sai trái trước pháp luật
bị pháp luật trừng trị chứ không được bắt oan những người như ba mẹ của
em.
– Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu
Biến cố xảy đến với gia đình bé Cẩm Hiếu cách nay 4 năm, bắt đầu từ
một giao dịch dân sự. Gia đình bị cảnh xiết nợ gây thiệt hại tài sản, bị
mất đất trở thành dân oan. Bé Cẩm Hiếu đã cùng mẹ ngược xuôi Nam- Bắc
đi khiếu kiện vì cho rằng cơ quan thẩm quyền địa phương giải quyết vụ
cưỡng chế bán đấu giá tài sản của gia đình không thỏa đáng. Ông Ngô Văn
Huynh, cha bé Cẩm Hiếu bị bắt ngày 4 tháng 7 năm 2013 và mẹ bé Cẩm Hiếu,
bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ sau chồng 2 tháng vì bị cáo buộc tội đánh
cán bộ xã là người thân của chủ nợ. Bí thư Xã đoàn, đảng viên Trần Thị
Bích Toàn được chỉ định là người bảo hộ cho bé Cẩm Hiếu. Tuy nhiên, bé
Cẩm Hiếu không nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ người bảo hộ do Tòa
án Nhân dân huyện Bù Đăng chỉ định mà em phải nương nhờ vào gia đình của
người bác họ.
Phiên tòa sơ thẩm TAND huyện Bù Đăng mở hôm 25 tháng 2 năm 2014, kết
án ông Huynh và bà Tâm, mỗi người, 5 năm 6 tháng tù giam với tội danh
“cố ý gây thương tích” theo khoản 3, Điều 114 Bộ luật Hình sự và bị buộc
bồi thường cho nạn nhân, ông Nguyễn Bá Tuyên, số tiền 71 triệu đồng.
Cha mẹ của bé Cẩm Hiếu đã phản đối bản án này và làm đơn kháng cáo phúc
thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm được mở 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 9
năm 2014 nhưng đã hoãn lại do thiếu nhân chứng và nhiều chứng cứ quan
trọng chưa được kiểm tra làm rõ. Phiên phúc thẩm thứ hai được mở vào
ngày 10 tháng 10 năm 2014, bé Cẩm Hiếu òa khóc trước tòa, kêu oan cho
cha mẹ, đặt câu hỏi với tòa rằng “chú Tư-hàng xóm chứng kiến vụ việc xảy
ra mà sao không được mời lên làm nhân chứng”.
Thế nhưng, một vị Thẩm phán đã cắt ngang câu hỏi này. Cũng tại phiên
tòa phúc thẩm lần 2, ông Ngô Văn Huynh đã nói ông không còn cách nào
khác hơn là phải đánh trả lại ông Nguyễn Bá Tuyên khi ông này cầm gậy
xông vào đánh vợ con mình. Ông Huynh cũng xin Tòa ở tù thay cho vợ để bà
Tâm được về nuôi con. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm lần hai là quyết
định của Tòa hủy bảm án sơ thẩm ngay lập tức. Quyền trẻ em ở đâu?
Cuộc sum họp gia đình ngắn ngủi 45 phút đồng hồ của cô bé 11 tuổi với
cha mẹ trong khi chờ tòa nghị án và tuyên bố hủy bán án sơ thẩm là niềm
hạnh phúc vô bờ bến đối với bé Cẩm Hiếu. Niềm hân hoan và hy vọng sớm
gặp lại được cha mẹ của bé Cẩm Hiếu được bày tỏ khi trò chuyện với đài
ACTD sau khi gặp cha mẹ ở tòa. Bà Bùi Thị Qui, người đang nuôi dưỡng bé
Cẩm Hiếu chia sẻ: “Hôm nọ thì bảo là bảo lãnh cho ba mẹ cháu ra thì nó mừng từ hôm
nọ tới nay. Nếu ở trên giúp đỡ cho cháu thì cháu nó cũng đỡ. Mà chắc
gì…tôi sợ là không được”.
Trao đổi về hoàn cảnh gia đình của bé Cẩm Hiếu, Luật sư Nguyễn Văn
Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM, cho biết bản án sơ thẩm đối với
cha mẹ của bé Cẩm Hiếu có vấn đề. Luật sư Hậu phân tích đã có sai lầm
nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật và trong quá trình xét xử vụ
án, phiên tòa sơ thẩm đã không xem xét kỹ hồ sơ, không điều tra đầy đủ
cho nên phiên tòa phúc thẩm có thể hủy hoặc sửa lại bản án. Luật sư Hậu
cho biết thêm, trong quá trình hủy hay sửa bản án, tòa có thẩm quyền ra
phán quyết thả tự do cho bị cáo do thấy thời gian cách ly không cần
thiết. Luật sư Hậu nhấn mạnh, theo Hiến pháp và luật pháp quy định,
những người thân trong họ hàng thuộc diện thừa kế thứ nhất của gia đình
bé Cẩm Hiếu hoặc Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em có thể làm đơn cho cả ông
Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm tại ngoại trong khi vụ án xét xử lại
từ đầu. Luật sư Hậu nói:
Theo Luật Luật sư thì họ phải bảo vệ
công lý, phải giúp cho bị can-bị cáo và bảo đảm quyền tự do, quyền con
người của công dân đó, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên.
– Luật sư Nguyễn Văn Hậu
“Họ có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng tức là Tòa án hoặc
Viện Kiểm sát đề nghị với Đoàn Luật sư ở địa phương cử luật sư bào chữa
cho trẻ em chỉ định này. Và khi luật sư chỉ định tham gia thì họ phải
tận tâm. Theo Luật Luật sư thì họ phải bảo vệ công lý, phải giúp cho bị
can-bị cáo và bảo đảm quyền tự do, quyền con người của công dân đó, đặc
biệt đối với trẻ em vị thành niên”.
Năm 1941, trong bài thơ “Kêu gọi Thiếu nhi”, Hồ Chủ tịch viết “Trẻ em
như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Thế nhưng, bé
Cẩm Hiếu là một “bé ngoan” khi phải lặn lội hơn trăm cây số thăm nuôi
cha mẹ với chút ít thức ăn trong hoàn cảnh không có tiền và giữ kín
không cho ai biết cha mẹ bị đi tù dù là tù oan vì sợ thân sinh bị khinh
ghét, dèm pha.
Câu chuyện tuổi thơ của cô bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, học lớp 6 cũng là câu
chuyện của nhiều trẻ em không may mắn ở VN khi gia đình bị rơi vào hoàn
cảnh dân oan. Và hành trình đi tìm công lý của các gia đình này vẫn đầy
chông gai trước mắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét