Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Ai bảo vệ dân trước nạn Rắn lục Đuôi đỏ?

Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội -RFA

2014-11-29
randuoido1-622.jpg
Rắn lục Đuôi đỏ. Courtesy photo

Đại nạn rắn độc tấn công đồng loạt



Trong những ngày gần đây, nạn rắn lục đuôi đỏ (RL) cắn người dân xuất hiện liên tiếp, thậm chí đồng loạt ở nhiều tỉnh thành tại VN, khiến người dân ở các vùng như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam Quảng Ngãi, Phú Yên, Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác đều lo sợ. Hàng ngàn người dân đã bị RL cắn, có người đã chết, nhiều người khác đang điều trị trong bệnh viện, bị đe dọa đến tính mạng.
Chỉ riêng bệnh viện Quảng Ngãi, từ đầu tháng đến nay đã có gần 50 người bị loài RL cắn nhập viện cấp cứu (theo Vnexpress.net).
Tại TPHCM, PGS.TS Trần Quang Bính, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết gần như ngày nào cũng tiếp nhận người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Ngày 24/11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, đã tiếp nhận, điều trị cho 141 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều nhất là trong tháng 11, với 41 ca. (Theo Neww.zing. 27/11/2014).
Theo vov.vn 6/11/2014, Thống kê tại Trại rắn Đồng Tâm, tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang,  từ đầu năm đến nay, trại tiếp nhận điều trị rắn độc cắn trên 1.200 ca, trong đó trên 850 ca do bị rắn lục đầu dồ đuôi đỏ cắn.
Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm cho biết: “Trong 4 loại rắn lục hiện nay thì độc nhất là rắn lục đầu đỏ đuôi đỏ. Nọc của nó gây tổn thương về máu, làm vỡ hồng cầu, giảm yếu tố đông máu, làm giảm tiểu cầu dẫn tới xuất huyết tại chỗ, sưng nề… bệnh nhân chết do tụt huyết áp, giảm tuần hoàn, suy thận.”
Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm, vào mùa mưa bão, nước lũ như gần đây, số người bị rắn độc đầu dồ đuôi đỏ cắn gia tăng. Có thời điểm khoa cấp cứu của đơn vị đã quá tải. Hiện nay, mỗi ngày đơn vị điều trị rắn độc cắn cho trên dưới 10 bệnh nhân.
Ông Cường rùng mình khi nhớ lại cảnh rắn bò bên bờ rào. Theo ông này rắn đã phát triển thành từng ổ với số lượng rất nhiều. “Chuột, muỗi thì còn có thuốc diệt chứ rắn lục thì dân làng chịu. Mùa này tiết trời ẩm ướt lại rất phù hợp để rắn sinh sôi nữa. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì chẳng còn ai dám ra vườn. Có nhà cả 6 người trong gia đình bị rắn lục cắn. (theo http://news.zing.vn/Ran-doc-tran-ve-lang-tan-cong-nguoi-dan-o-Nghe-An).
RL nguy hiểm về nhiều mặt. Không những nọc cực độc gây chết người, chỉ sếp sau loài hổ mang chúa, chúng lại có khả năng ngụy trang cực tốt,. Người ta đã chụp được ảnh những cây xanh có hàng trăm con  nhưng rất khó phát hiện vì chúng lẫn vào cành lá. RLĐ mang thai như loài thú. Người bị cắn nếu không kịp cứu chữa tại những cơ sở y tế hiện đại có huyết thanh kháng nọc thường sẽ chết.
Hiện nay ở Việt Nam, loài này đang gia tăng ồ ạt về số lượng. Năm 2014 chúng ồ ạt xuất hiện ở nhiều khu dân cư và tấn công đồng loạt trên diện rộng ở Việt Nam.

Chưa có phác đồ điều trị

Hiện nay chưa có phác đồ điều trị RL cắn.
ran-28a07-400.jpg
Một bệnh nhân bị Rắn lục Đuôi đỏ cắn đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 121, Cần Thơ. Courtesy Dân Việt.
Tại Bệnh viện đa khoa Hậu Giang, hơn một tháng nay có 21 ca nhập viện vì rắn cắn. Bác sĩ cho biết con số này tăng đột biến và gần bằng cả 6 tháng trước.
Khoảng một tháng trở lại đây, ngoài huyện Thăng Bình, nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Nam như Điện Bàn, Tiên Phước, Quế Sơn… người dân liên tục  bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Theo Vietnamnet ngày 25/11/2014, có tới hơn 100 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn tại ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, chưa kể Nghệ An và các tỉnh khác.
Bao điện tử Chính Phủ, ngày 24/11/2014 cũng phải lên tiếng về nạn rắn xuất hiện nhiều bất thường: “Hơn 1 tuần trở lại đây, trên địa bàn quận Sơn Trà và Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, người dân rất lo lắng khi thường xuyên thấy rắn lục đuôi đỏ ở gần khu vực dân cư, thậm chí chui vào nhà.
Không chỉ Đà Nẵng, rắn lục đuôi đỏ còn xuất hiện ở các tỉnh miền Trung và cắn khiến nhiều người phải nhập viện”.
Như cảnh trong phim kinh dị, RL leo cây, bò dưới đất, ẩn trong bụi, bò vào nhà nằm sẵn trong chăn màn, gối chiều, gầm giường, lối đi lại, kể cả nơi người ta dắt xe máy tại ĐH Cần Thơ, mổ vào đầu người ta từ trên cao, không ai đụng chạm gì cũng lao cả vào cắn mổ ngay cả những em bé đang ngủ trong nhà… Thậm chí có người  mua rau ngót trong siêu thị tại TPHCM cũng có cả rắn lục.
Ai không đến kịp bệnh viện có các trang thiết bị hiện đại, có huyết thanh chống rắn độc hoặc được cứu chữa kịp thời, đúng cách thì sẽ bị tử vong.
Và như vậy, những người nghèo, người vùng sâu vùng xa phương tiện đi lại khó khăn, người không có tiền đến bệnh viện hoặc những người dù đã có tiền, đã đến viện nhưng y bác sĩ tắc trách, đợi phong bì đủ nặng tay mới cứu chữa thì cũng cầm chắc cái chết hoặc nhẹ thì hoại tử chân tay, có sống cũng thân tàn ma dại.
Theo News.zing.vn, người ta đã chụp được cận cảnh những cây cối có hàng trăm con RL quấn trên cành,.Những búi rắn xanh mắt màu đỏ rực trông rất ghê rợn trên cây nhưng nhìn bằng con mắt bình thường thì sẽ khó nhận ra. Những con rắn cái – cực kỳ hung dữ, tích nọc kịch độc suốt trong hai tháng mang thai, đẻ ra một ổ nhung nhúc từ 7- 16 con rắn lục con, dài 12-16 cm, rất khỏe mạnh, mang đầy đủ đặc tính của mọt con rắn trưởng thành và đã có thể cắn và gây độc cho nạn nhân. Thậm chí sau khi đã chết, con RL vẫn còn có khả năng gây hại. Con RL mẹ sẽ chết, nhưng độ vài tháng sau khoảng một nửa trong mười mấy  RL con đó sẽ đẻ ra hàng trăm con khác… thử hình dung thế cũng đủ thấy nguy hại đến mức nào.
Khắp nơi là những thông tin cấp báo nạn rắn lục và ác mộng rắn lục. Trong khi đó, các cơ quan hữu trách không hề cảnh báo cho người dân trước khi nhiều tờ báo phải lên tiếng. May mà có những nhà báo có trách nhiệm còn quan tâm đến sự còn mất của dân, nếu không, sẽ rất nhiều nạn nhân chết trong im lặng vì nạn RL.

“Đầu hàng… con rắn”

Bắt người và “đầu hàng”. Thế là rũ bỏ trách nhiệm?
“Đầu hàng… con rắn”. Đó là đầu đề của một bài  đăng trên báo Người lao động ngày 24/11/2014.  Bài báo phản ánh sự tắc trách và bất lực của các cơ quan chức năng. Khi trước những mối nguy nước sôi lửa bỏng cho người dân như vậy mà họ cũng chỉ nói chung chung, Đa phần cho rằng cho rằng do tác động của biến đổi khí hậu; hay năm nay không có lũ, nên rắn có điều kiện phát triển thậm chí đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau và nếu không tìm ra nguyên nhân thì cũng không ai hề hấn gì.
Tệ hơn nữa, thông tin về nạn RL còn có xu hướng bị bưng bít bởi sự việc một thanh niên bị bắt với tội “tung tin thất thiệt”. Điều này khiến cho mọi người sợ hãi khi cung cấp thông tin về đại nạn này.
Theo báo NLĐ, sáng 28/11, Công an tỉnh Quảng Ngãi tạm giữ Võ Quốc Anh (20 tuổi) ngụ thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi để làm rõ vì hành vi tung tin thất thiệt về  rắn lục đuôi đỏ.
Có đáng để bắt người thanh niên này không?
Thực sự thanh niên này rất khó chứng minh việc thấy người mang bảo tải rắn đi thả ngay cả anh , vì nếu có người thả, họ đã phi tang ngay và Võ Quốc Anh không phải nhà điều tra để có trách nhiệm và đủ phương tiện bắt quả tang.
Nếu thực sự anh ta chỉ “nghe tin đồn”, thì cũng chỉ đáng mức phạt nhắc nhở , yêu cầu đính chính và xin lỗi trên Face book. Hành động bắt bớ không chỉ đe dọa Qquoosc Anh, mà còn đe dọa những người dân khác đang là nạn nhân hoặc người chứng kiến đại nạn này và cần phải lên tiếng để cứu cộng đồng.
Khi bị bắt vào đồn công an, Quốc Anh không có gì để tự vệ. Bơ vơ trong đồn công an,  cũng chẳng ai có thể  làm chứng rằng anh vô tội hoặc cứu anh nếu bị ép cung, nhục hình như nhiều vụ trước đây thường xẩy ra tại nhiều đồn công an.
Bài học nhỡn tiền cho anh ta là nhiều người vào đó là thân sống, ra là xác chết, nếu không thì cũng thân tàn ma dại. Để sống sót, thậm chí buộc anh ta nhận là thủ phạm thả rắn lục trên cả nước này, anh ta cũng phải nhận!
Lẽ ra cơ quan điều tra cần bình tĩnh hơn, phải đứng về phía người dân đang là nạn nhân của đại nạn RL trên cả nước để tìm bằng được nguyên nhân. Việc bắt người vào đồn công an để khẳng định rằng không có chuyện người thả rắn lục ra đồng ruộng là phao tin đồn nhảm là chưa đủ thuyết phục.
Vì những tin tức mà người dân cung cấp là có kẻ mang rắn đi thả ở khu dân cư xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước. Thông tin trên nhiều tờ báo khẳng định như vậy.
Một số người dân thôn Lương Xá (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc) phản ánh việc nhìn thấy một thanh niên cầm hộp xốp nghi đựng rắn lục đuôi đỏ đi thả vào khu dân cư nhằm tạo lây lan.
Nhiều tin đồn rằng có kẻ xấu mang rắn lục đuôi đỏ thả gần khu dân cư. Điều này khiến người dân rất lo lắng, hoang mang, nên các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, xác định nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường, để kịp thời có biện pháp xử lý, tổ chức ra quân truy diệt loại rắn nguy hiểm chết người.
Rắn tràn về và cắn người dân Thanh Hóa. Xã phải phát loa cảnh báo.
Theo lời của người dân thôn An Hà 3, trước khi rắn lục đuôi đỏ được phát hiện, có thấy một nhóm người đàn ông lạ mặt đến địa phương. Ông Phan Quang Út – hàng xóm nhà bà Cách, nhớ lại, nhóm có khoảng 10 người. Khi thấy họ mang bao đi dọc bờ mương, kênh dẫn nước ở trong vùng nên có hỏi thì họ trả lời “đi hái cây cà gai leo về bán”. Tuy nhiên theo người dân thì vùng này cây cà gai leo rất hiếm. Vì vậy dư luận trong vùng hoài nghi chính nhóm người trên mang rắn lục đuôi đỏ đến thả.
Có nhiều người phân tích rằng không thể chỉ do mất cân bằng sinh thái mà RLlại xuất hiện tràn lan ở khắp nơi như vậy.
Với cách xử lý này, chỉ vài tháng nữa, ai có thể đảm bảo chúng không lây lan sang các địa phương khác trên toàn VN?

Bưng bít thông tin là giết dân

Người VN đã phải chịu nhiều đại nạn trong những năm gần đây. Đại nạn nhiều khi xuất hiện và bùng nổ cũng do tình trạng bưng bít thông tin hoặc bóp méo thông tin, coi như sự việc không có gì, chỉ là phóng đại, để các quan chức địa phương và những người hữu trách trốn trách nhiệm. Thay vì phải cảm ơn người dân, các bệnh viện và báo chí đã thông tin và cảnh báo về nạn RL, các cơ quan hữu trách lại trả lời đơn giản là do biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Thế là xong ư?
Không thể xong được, vì người dân đang chết, tiếp tục chết vì nạn RL và nhiều nạn khác.
Một bệnh dịch chỉ chết hoặc ốm đau cỡ vài chục, trăm người thì ngành y tế cũng đã phải cảnh báo trên toàn quốc, chính phủ và các cơ quan chức năng vào cuộc. Nhưng nạn RL sau một thời gian ngắn đã làm nguy hại tính mạng cả ngàn người, thì lại thờ ơ. Và đương nhiên là thông tin sẽ bị ém nhẹm sau khi công an bắt một người cho rằng là phao tin đồn nhảm. Báo chí cũng sẽ sợ hãi, các bệnh viện sẽ không dám trả lời về thực trạng dân bị hại bởi RL.
Người dân VN làm sao để đối phó với nạn rắn độc rình rập? Chúng ta có thể đau lòng nhìn thấy hình ảnh của họ, chân dép và tay không, theo tiếng gọi của chính quyền đi tìm diệt rắn. Cuộc đi tìm diệt những kẻ thù ẩn mình nếu không được bảo vệ đúng cách, liên tục, thì cũng như những cuộc tự sát vậy.
Thế có ổn không? Cả một bộ máy khổng lồ, một hệ thống nghiên cứu khoa học được trả lương để làm gì? Thế là một cách giết dân gián tiếp đấy!
Trước bao thí dụ nhỡn tiền về những tai họa nhập khẩu mang tính chất chiến tranh sinh học như ốc bươu vàng, nuôi đỉa, mua móng trâu bò, mua lá cây ăn quả, rễ cây, nội tạng rữa, gà độc thải loại, hoa quả độc, với những loại hóa chất gây hại bán rẻ như cho để người VN tẩm vào tất cả các loại lương thực thực phẩm và  giết dần mòn người dân VN, vì sao các cơ quan hữu trách không cảnh giác, không nghĩ đến việc đề phòng một đại nạn mang tầm vóc của một những vũ khí sinh học và hóa học tinh vi, dai dẳng, bển bỉ năm này qua tháng khác của một cuộc chiến tranh nhằm hủy diệt người VN?
Ai được lợi khi người VN bị hủy diệt?
Và người bưng bít thông tin là ai? Ai được lợi trong việc này?
Người nắm được câu trả lời chính xác nhất là nhà chức trách.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét