***Từ hồi chưa thống nhất, ở Miền Bắc XHCN VN đã có câu trong dân là “đảng chỉ tay,mặt trận giơ tay, quốc hội vỗ tay” (vỗ tay cà rụp, cà rụp có nhịp đấy)qua chứng minh thực tiễn cho đến hôm nay đâu có sai cái chỗ nào- Bảo đảng tăng quyền cho quốc hội là nói đúng về sự cho phép của đảng, bỡi vì ở xứ cọng sản thì đảng lãnh đạo và quản lý toàn diện cho nên chính cái đảng CS là nắm quyền lực cao nhất quốc gia- Nên xóa bỏ “cơ chế” quốc hội , để cái tổ chức này làm kiểng với thế giới Tư bản chớ có đứng về “nhân dân lao động” đâu và ngay cả bị Trung cộng xâm lược cướp nước , bắn giết cướp của Nhân dân…vẫn im re – Và chính ông đảng trưởng đảng CS VN nguyễn phú Trọng đã nói” luật pháp quan trọng nhưng nghị quyết của đảng còn quan trọng hơn”- Cho nên gọi QH CHXHCN VN là “cơ quan quyền lực cao nhất” sao mà thấy nó biếm nhẽ quá đi. – Cỡ mấy nhà Trí thức thế này nói thì nói thẳng ra, đừng lý luận kiểu “từ chương” thì thứ dân ngu khu đen như chúng tôi nghe đọc có biết mẹ gì đâu mà chỉ thấy một đống bùi nhùi.
BBC
Bộ Chính trị Đảng CS Việt
Nam nên tăng quyền cho Quốc hội bằng việc để cho Quốc hội tự chủ hơn với
những quyết định đích thực ‘của Quốc hội’ nhiều hơn, thay vì là các
quyết định như được cho là ‘của Đảng’, theo ý kiến nhà quan sát nói với Tọa đàm ( http://bit.ly/1x458k4) của BBC hôm 20/11.
Trao đổi với BBC hôm thứ Năm, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:“Con số quan trọng nhất có thể là 99% của Đại biểu là Đảng viên, nên tôi hy vọng và đề nghị là Bộ Chính trị trong những năm tới có thể nâng cao tín nhiệm đối với Quốc hội để làm cho Quốc hội làm những quyết định mà cần làm.”
Tuần này, phiên họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 vừa hoàn tất việc chất vấn Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng thuộc nội các từ ngày 17-19/11.
Trước đó, hôm 15/11, kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh lãnh đạo nhà nước, Quốc hội và Chính phủ do Quốc hội bầu, hội đồng nhân dân bổ nhiệm, cũng đã được công bố.
Sau đây là một số ý kiến được chia sẻ tại cuộc Tọa đàm với BBC nhân các sự kiện mới diễn ra.
‘Sai sót phiếu tín nhiệm?’
Phát biểu tại cuộc Tọa đàm, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu thắc mắc về một số điểm mà ông cho là ‘lạ’ và ‘khó giải thích’ có thể được hiểu là ‘sai sót’ trong kết quả kiểm phiếu tín nhiệm mà Quốc hội Việt Nam công bố hôm 15/11.Ông nói với BBC: “Hôm nay mới có thì giờ tôi so sánh các phiếu, tôi mới thấy có một điều hơi lạ chưa giải thích được là theo ông Huỳnh Văn Tý là Trưởng Ban kiểm phiếu, thì nói là trong kỳ họp này có 485 Đại biểu có mặt.
“Và trong 485 phiếu ấy thì có một số phiếu, tôi xin nhấn mạnh: một số phiếu trắng. Và có một số phiếu chỉ đánh dấu vào hai cột thôi, chứ không phải ba cột: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Như thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu? Trong khi đó thì ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng có 484 phiếu thôi, là hụt đi đâu mất một phiếu?
“Thế nhưng mà tôi tra ra là có những vị như là ông Nguyễn Sinh Hùng hay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, như là bà Nguyễn Thị Doan, thì vẫn đủ – cộng cả ba loại ấy lại thì vẫn đủ.”
Và Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, đặt dấu hỏi:
“Như thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu? Trong khi đó thì ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng có 484 phiếu thôi, là hụt đi đâu mất một phiếu?”
‘Thủ tướng phải là chính’
Hôm thứ Năm, một cựu Đại biểu Quốc hội khác, bà Phạm Thị Loan, nói với Tọa đàm của BBC hoạt động chất vấn của Quốc hội Việt Nam vẫn còn ‘hình thức’ và nhiều vấn đề Bộ trưởng không thể ‘trả lời thay’ cho Thủ tướng Chính phủ, người mà theo bà cần phải đứng ra chủ chôt ‘trả lời chất vấn’.Vì các Bộ trưởng mỗi người một góc và họ thực sự là không thể có quyền để giải quyết vấn đề vĩ mô mang tính hệ thống. Cho nên thực ra Thủ tướng phải là người đứng ra để trả lời
“Cho nên thực ra Thủ tướng phải là người đứng ra để trả lời và chỗ nào mà vướng mắc, Thủ tướng không đi vào chi tiết được thì có thể nhờ các Bộ trưởng giải trình thêm. Trách nhiệm ở đây tôi thấy… là vấn đề hệ thống vĩ mô để tạo nên cơ cấu, kết cấu chung của cả nước, thì nếu Thủ tướng không trực tiếp điều hành, không trực tiếp, để mà chỉ đạo xuống các Bộ, liên kết, thì khó mà giải quyết vấn đề vĩ mô, vấn đề mang tính hệ thống.”
Bà dẫn ra ví dụ với một số lãnh đạo các ngành như Bộ Y tế, và nói: “Làm sao Bộ trưởng Y tế có thể giải quyết được vấn đề 6 bệnh nhân trên một giường như bây giờ, nếu như không cấp đất cho họ, ngân sách cho họ và không có chính sách tổng thể vĩ mô để đầu tư xây dựng bệnh viện, rồi tăng cường thêm lực lượng bác sỹ…”
Nhận xét về thực chất cung cách làm việc của Quốc hội qua kỳ họp thứ Tám và phiên chất vấn nội các mới đây, cựu nữ Đại biểu nói:
Con số quan trọng nhất có thể là 99% của Đại biểu là Đảng viên, nên tôi hy vọng và đề nghị là Bộ Chính trị trong những năm tới có thể nâng cao tín nhiệm đối với Quốc hội để làm cho Quốc hội làm những quyết định mà cần làm
‘QH trên 90% Đảng viên’
Tiến sỹ Jonathan London nói BBC ông tin rằng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nên có động thái tăng cường quyền lực cho Quốc hội Việt Nam.Khi được đề nghị đưa ra đánh giá về ‘độ mở’ và mức độ ‘dân chủ hóa’ của Quốc hội của Việt Nam trong một vài khóa gần đây trở lại, nhà nghiên cứu chính trị, xã hội từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:
“Con số quan trọng nhất có thể là 99% của Đại biểu là Đảng viên, nên tôi hy vọng và đề nghị là Bộ Chính trị trong những năm tới có thể nâng cao tín nhiệm đối với Quốc hội để làm cho Quốc hội làm những quyết định mà cần làm.
“Và không có chuyện tất cả những quyết định của Quốc hội mà được dân tin là không phải là của Quốc hội.
Cũng hôm thứ Năm, bình luận về vấn đề mô hình và cơ hội cho “dân chủ hóa” ở Quốc hội Việt Nam, nhà báo, nhà quan sát Trần Tiến Đức từ Hà Nội nói:
“Quốc hội Việt Nam như ông Jonathan London nói là trên 90% là Đảng Viên…, mà đã là Đảng viên theo quy định của Đảng thì không được nói ngược lại những quyết định của Đảng.
“Cho nên việc chúng ta như anh (Nguyễn) Lễ (phóng viên BBC) muốn rằng ngồi bên phải, bên trái, đấy chỉ là hình thức bên ngoài.
“Còn bây giờ thực ra là cùng là một Đảng, cho nên cùng một tiếng nói, cho nên chúng ta khó có thể có được những chuyện tranh luận công khai, thì đấy tôi nghĩ là một sự thực mà chúng ta sẽ còn dài dài, nếu như mà cả quá trình dân chủ hóa, quá trình đổi mới hệ thống chính trị không diễn ra.”
Mời quý vị theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm tại đây: http://bit.ly/1x458k4.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét