Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’

*** Cái đề không cần để trong ngoặc, nó đúng như thế và thật sự như thế – Chế độ cầm quyền của một quốc gia hết sức vì Quốc gia và Dân tộc , để tồn tại giới cầm quyền được nhận sự trả công của nhân dân tương xứng, không hút mồ hôi xương máu của nhân dân vì những lợi ích không phải của đa số nhân dân thì làm sao mà mất quyền lãnh đạo, bộ Dân điên sao -Và chính báo chí cũng không dại gì viết bậy bạ cho nhân dân ném đá và tự nhiên bị tiêu vong .Chỉ cấm những gì thuộc an ninh quốc gia, có khuynh hướng cổ vũ bán nước chống lại nhân dân, nhưng lãnh vực ANQG cũng qui định cho rõ ràng, không lẽ anh lấy tiền của dân mua khí tài phục vụ quốc phòng, người ta mua thì một, anh mua thì 2… bảo cấm báo chí câm họng à.

BBC

Ông Nguyễn Công Khế (trái) từng làm Tổng biên tập tờ Thanh Niên
Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC.


Ông Khế vừa có bài viết đăng trên mục Ý kiến của tờ New York Times hôm 19/11 kêu gọi chính quyền Việt Nam thực hiện tự do báo chí.
Nền báo chí Việt Nam từ lâu nay vẫn đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản để đảm bảo không đi chệch khỏi tư tưởng và đường lối của hệ thống chính trị.

‘Rất có hại’

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 20/11, ông Khế cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
“Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn,” ông nói thêm.
“Thậm chí người ta nói về anh. Họ phê phán việc này việc khác anh cũng không nói lại.”
“Cứ để tình hình như thế này thì rất có hại cho đất nước,” ông nói và cho biết các lãnh đạo ‘không phản ứng gay gắt trước ý kiến của ông’ và ‘không nói lại là tôi sai’.
Ông cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.
“Các nhà nước sử dụng tự do ngôn luận và dân chủ thì chỉ có lợi thôi,” ông nói, “Soi gương hàng ngày mới biết trên mặt mình có gì thì mới sửa chữa được và phát triển được.”

‘Phản biện thì sáng tỏ’

Ban Tuyên giáo Trung ương dưới quyền ông Đinh Thế Huynh kiểm soát toàn bộ truyền thông VN
Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất chế độ’.
“Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,” ông nói thêm.
Khi được hỏi liệu tự do báo chí có dẫn đến việc động chạm những vấn đề nhạy cảm của Đảng, của chính quyền mà lâu nay vẫn được che giấu, ông Khế cho rằng:
“Hãy minh bạch. Cái gì mình sai, mình lỡ có khiếm khuyết thì nói với dân là tôi khiếm khuyết. Người dân Việt Nam rất dễ khoan dung.”
Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.
“Khi đăng tin một chiều và không để cho người ta nói thì số lượng người đọc và lòng tin của người dân giảm,” ông nói.
“Người ta tìm vào chỗ khác. Có chỗ khác thay thế,” ông nói thêm, “Điều gì anh không nói sẽ có người khác nói thay. Đúng sai thì anh chịu.”
“Báo chí tự do là không tránh khỏi. Đối với các nước không lạ và đối với Việt Nam cũng sẽ không lạ,” ông nói thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét