Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

“Lòi” thêm khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối có vốn trăm triệu USD ở đèo Hải Vân


Ở sau có bài phỏng vấn “nhà nghiên cứu” Nguyễn đắc Xuân.
http://laodong.com.vn/kinh-te/loi-them-khu-nghi-duong-bai-chuoi-co-von-tram-trieu-usd-o-deo-hai-van-270411.bld
(LĐO) HƯNG THƠ – ĐĂNG KHOA – 2:52 PM, 20/11/2014

Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đầu tư 50 tỷ xây dựng đường nhựa để vào khu vực Bãi Chuối.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.


Tìm hiểu của Phóng viên Báo Lao động cho thấy, vào năm 2009, tỉnh này cũng đã cấp 100ha đất cho một Cty nước ngoài thực hiện dự án tương tự, phần đất được cấp ở khu vực Bãi Chuối – sát bên Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế.
Ông Nguyễn Quê – Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế) – cho biết năm 2009 Cty TNHH MTV Bãi Chuối (Tổng giám đốc là ông Lim Kam Lo, dân tộc Hoa) đã được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế) để xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Dự án này có vốn đầu tư 102 triệu USD, thời hạn thực hiện 50 năm, tiến độ thực hiện qua 2 giai đoạn (khởi công từ tháng 1.2009 đến tháng 8.2014). “Tỉnh đang làm tiến độ với Cty này. Vị trí thực hiện dự án nằm cạnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế” – ông Quê nói.
Như vậy, cả hai dự án được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân đều là của Cty nước ngoài – Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc; Khu du lịch nghỉ dưỡng Bãi Chuối của nhà đầu tư có quốc tịch Canada, dân tộc Hoa.
Phối cảnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế được cấp phép khu vực đèo Hải Vân.
Từ QL1A địa phận đèo Hải Vân đến Khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế phải vượt qua hơn 5km về hướng Đông. 
Nhà điều hành được Cty CP Thế Diệu xây dựng ở khu vực ngã ba Bãi Chuối. 
Cả 2 khu du lịch nghỉ dưỡng cấp cho DN nước ngoài thực hiện ở đèo Hải Vân – địa điểm được xem là trọng yếu về quốc phòng. 
Clip Địa điểm tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép cho Cty nước ngoài xây dựng khu nghỉ dưỡng ở khu vực đèo Hải Vân.
_________________________________________________
(LĐ) – Số 272 Trung Hiếu thực hiện – 9:10 AM, 20/11/2014
Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân.
“Chỉ cần một cái viễn vọng kính đặt ở mũi Cửa Khẻm người ta có thể nắm được những động tĩnh diễn ra trên vịnh Đà Nẵng – Chân Mây. Lúc ấy tàu bè nào của Việt Nam còn dám ra vào bảo vệ những gì còn lại của Hoàng Sa, Trường Sa? Trong buổi trao đổi với báo Lao Động, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đặt ra câu hỏi đầy bức xúc trước sự việc Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế cho Công ty Thế Diệu (Trung Quốc) thuê 200ha đất xây dựng một khu du lịch 5 sao ngay tại mũi Cửa Khẻm – nơi núi Hải Vân vươn ra biển.
Thưa ông Nguyễn Đắc Xuân, là người nghiên cứu và viết về vịnh Chân Mây và Hải Vân Quan trong hai cuốn sách “Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa” và “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế”, vậy ông có suy nghĩ như thế nào trước thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế cho Công ty Thế Diệu (Trung Quốc) thuê 200ha đất xây dựng một khu du lịch 5 sao ngay tại mũi Cửa Khẻm – nơi núi Hải Vân vươn ra biển?
Tôi bất ngờ nghe thông tin này từ những người bán xôi ngoài ngõ, cho đến một bác sĩ ở Mỹ gửi email về hỏi chuyện. Tất cả họ hết sức giận dữ khi nghe thông tin chính quyền Thừa Thiên Huế giao 200ha trên núi Hải Vân cho nhà đầu tư nước ngoài. Tôi rất bàng hoàng, sửng sốt, gọi về Huế, thấy dư luận bây giờ đang như “cháy” lên trong vụ nhượng đất chiến lược Hải Vân sơn cho Trung Quốc.
Trong khi cả nước đang bức xúc với việc Trung Quốc xây dựng sân bay trên đảo Gạc Ma của Việt Nam, cái “lưỡi bò” xâm lược của Trung Quốc đang liếm dần lãnh hải Việt Nam để xây dựng những vị trí quân sự của Trung Quốc, ta chưa cắt được cái lưỡi bò ấy thì không ngờ ngay trên vị trí chiến lược quan trọng nhất lại giao cho họ khai thác? Từ “Năm Nhâm Dần (1602), Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (Duy Xuyên) xây kho tàng, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ”.
Từ đó đến nay trải qua thời Trịnh – Nguyễn, Tây Sơn, thời Nguyễn, thời thuộc Pháp, thời Việt Nam Cộng Hòa, biết bao sự kiện lịch sử đã chứng tỏ cái vị thế yết hầu: “Ai giữ được Đệ nhất hùng quan Hải Vân là người đó thắng”. Nay giao cho “người” đang ngày đêm liếm dần các đảo của ta, làm sao không sửng sốt. Chỉ cần một cái viễn vọng kính đặt ở mũi Cửa Khẻm người ta có thể nắm được những động tĩnh diễn ra trên vịnh Đà Nẵng – Chân Mây. Lúc ấy tàu bè nào của Việt Nam còn dám ra vào bảo vệ những gì còn lại của Hoàng Sa, Trường Sa?
Vậy cá nhân ông có đề nghị như thế nào trước vụ việc này?
Qua những người hiểu vấn đề ở Huế, tôi biết được quá trình tiến hành việc cho thuê đất núi Hải Vân, có đầy đủ lý lẽ, nhưng không có bất cứ một lý lẽ nào có thể cho phép tiếp tục cho người nước ngoài khai thác núi Hải Vân mà vẫn bảo vệ được an ninh của tổ quốc, vẫn được dân chúng Việt Nam đồng tình. Do đó, tôi tin Quốc hội và Thủ tướng sẽ buộc tỉnh TT-Huế phải dừng. Trong quá khứ, tỉnh TT-Huế cũng đã phải dừng công trình nhà nghỉ của một chủ đầu tư Trung Quốc ở khu đất Bảo tàng HCM hiện nay, phải dừng công trình xây dựng khu resort của Hà Lan trên đồi Vọng Cảnh, nay tôi tin là chuyện ấy rồi ra sẽ lặp lại. Cái mất lớn nhất, không thể tính bằng tiền, là mất lòng tin với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét