Đức Tâm -RFI
Hội chợ Xuất nhập khẩu tại Thành phố Quảng Châu, tỉnh
Quảng Đông (Trung Quốc). Thành phố này là khỏi điểm con đường tơ lụa
trên biển cách nay 2000 năm. Ảnh minh họa chụp ngày
04/05/2014.REUTERS/Alex Lee
Trong ba ngày, từ 31/10 đến 02/11/20014, Trung Quốc đã tổ chức « Hội chợ Triển lãm quốc tế Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 Quảng Đông »,
tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. 42 nước đã tham dự hội chợ,
trong số này có 25 quốc gia liên quan trực tiếp đến dự án con đường tơ
lụa trên biển.
Nếu như chiến lược này của Bắc Kinh là nhằm tạo dựng một thị trường
rộng lớn, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á, giới phân tích còn
tố cáo ý đồ thực dân mới của Trung Quốc trong dự án này.
Ý tưởng lập con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21, được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, trong chuyến công du Indonesia, hồi tháng 10/2013. Chiến lược này hướng về phía Đông Nam Á, qua Ấn Độ và sang tới tận bờ biển phía đông Châu Phi, qua đó, tạo dựng một thị trường mênh mông với gần 3 tỷ người tiêu dùng, mà trong đó Trung Quốc sẽ là đầu tầu.
Con đường tơ lụa trên đất liền đã tồn tại từ trước Công nguyên, nối liền thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc với Antioche, Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria. Theo giới nghiên cứu lịch sử, con đường tơ lụa trên biển đã có từ cách nay 2000 năm, xuất phát từ thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, sang tới các nước Đông Nam Á và kéo dài tới tận bờ đông Châu Phi.
Như vậy, ý tưởng của ông Tập Cận Bình không phải là mới mẻ. Nhưng trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Về kinh tế, Bắc Kinh đề ra mục tiêu tăng gấp đôi trao đổi mậu dịch với khu vực này vào năm 2020. Khu vực Đông Á Nam có 640 triệu dân mà theo một cố vấn chính phủ Trung Quốc, được báo La Croix của Pháp trích dẫn, thì trong số này có tới khoảng 50 triệu người « có tổ tiên là từ Quảng Đông tới ». Là một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, Quảng Đông là nơi khởi phát các cải cách do Đặng Tiểu Bình chủ trương, từ năm 1978, được coi là « công xưởng của thế giới ». Trao đổi thương mại với các nước Đông Nam Á chiếm tới 10% PIB của Quảng Đông.
Đằng sau mục tiêu kinh tế, Bắc Kinh muốn thành lập các liên minh với những nước vốn có quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc, vào lúc các tranh chấp lãnh thổ đang gây căng thẳng tại Châu Á. Bắc Kinh hy vọng, quan hệ kinh tế chặt chẽ với các đồng minh mới sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong bối cảnh Washington thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á để tái cân bằng lực lượng trong vùng.
Một nhà báo Malaysia, làm việc tại Bắc Kinh, nhận định, Malaysia có tới 40% dân số là người Hoa, có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, nhưng tránh đề cập tới chủ đề này, bởi vì Malaysia cần xuất khẩu sang Trung Quốc và mua hàng hóa của nước này. Singapore, với 65% dân cư là người Hoa, vẫn khéo léo đi dây trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nước khác như Thái Lan, Cam Bột, Lào và ngay cả Việt Nam, hiện đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, cũng ký các hiệp định quan hệ đối tác với Bắc Kinh.
Sri Lanka vừa mới ký với Trung Quốc nhiều hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Một chuyên gia của nước này nói với báo La Croix là sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong vùng Châu Á tạo cảm giác đó là một hình thức mới của tiến trình thực dân hóa.
Bắc Kinh thường xuyên trấn an rằng sự phồn thịnh kinh tế chung cho phép bảo đảm hòa bình, đặc biệt là ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy, các lợi ích kinh tế, cho dù to lớn đến đâu, cũng không ngăn cản chiến tranh xẩy ra.
Ý tưởng lập con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21, được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, trong chuyến công du Indonesia, hồi tháng 10/2013. Chiến lược này hướng về phía Đông Nam Á, qua Ấn Độ và sang tới tận bờ biển phía đông Châu Phi, qua đó, tạo dựng một thị trường mênh mông với gần 3 tỷ người tiêu dùng, mà trong đó Trung Quốc sẽ là đầu tầu.
Con đường tơ lụa trên đất liền đã tồn tại từ trước Công nguyên, nối liền thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc với Antioche, Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria. Theo giới nghiên cứu lịch sử, con đường tơ lụa trên biển đã có từ cách nay 2000 năm, xuất phát từ thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, sang tới các nước Đông Nam Á và kéo dài tới tận bờ đông Châu Phi.
Như vậy, ý tưởng của ông Tập Cận Bình không phải là mới mẻ. Nhưng trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Về kinh tế, Bắc Kinh đề ra mục tiêu tăng gấp đôi trao đổi mậu dịch với khu vực này vào năm 2020. Khu vực Đông Á Nam có 640 triệu dân mà theo một cố vấn chính phủ Trung Quốc, được báo La Croix của Pháp trích dẫn, thì trong số này có tới khoảng 50 triệu người « có tổ tiên là từ Quảng Đông tới ». Là một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, Quảng Đông là nơi khởi phát các cải cách do Đặng Tiểu Bình chủ trương, từ năm 1978, được coi là « công xưởng của thế giới ». Trao đổi thương mại với các nước Đông Nam Á chiếm tới 10% PIB của Quảng Đông.
Đằng sau mục tiêu kinh tế, Bắc Kinh muốn thành lập các liên minh với những nước vốn có quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc, vào lúc các tranh chấp lãnh thổ đang gây căng thẳng tại Châu Á. Bắc Kinh hy vọng, quan hệ kinh tế chặt chẽ với các đồng minh mới sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong bối cảnh Washington thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á để tái cân bằng lực lượng trong vùng.
Một nhà báo Malaysia, làm việc tại Bắc Kinh, nhận định, Malaysia có tới 40% dân số là người Hoa, có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, nhưng tránh đề cập tới chủ đề này, bởi vì Malaysia cần xuất khẩu sang Trung Quốc và mua hàng hóa của nước này. Singapore, với 65% dân cư là người Hoa, vẫn khéo léo đi dây trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nước khác như Thái Lan, Cam Bột, Lào và ngay cả Việt Nam, hiện đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, cũng ký các hiệp định quan hệ đối tác với Bắc Kinh.
Sri Lanka vừa mới ký với Trung Quốc nhiều hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Một chuyên gia của nước này nói với báo La Croix là sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong vùng Châu Á tạo cảm giác đó là một hình thức mới của tiến trình thực dân hóa.
Bắc Kinh thường xuyên trấn an rằng sự phồn thịnh kinh tế chung cho phép bảo đảm hòa bình, đặc biệt là ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy, các lợi ích kinh tế, cho dù to lớn đến đâu, cũng không ngăn cản chiến tranh xẩy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét