Motthegioi
Hà văn Thịnh
Minh họa
“Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi!”Đó
là câu nói của vua Trần Nhân Tông – một tiếng kêu thét nhức nhối và xa
xót, dẫu đã 7 thế kỷ trôi qua rồi, đất nước vẫn còn đau!
Lạm phát nhân sự cấp phó
Trong phiên họp chiều 31.10, Thiếu tướng Trần Đình Nhã, Đại biểu QH Thừa Thiên Huế cảnh báo về tình trạng lạm phát cấp phó đang diễn ra trầm trọng trên khắp cả nước. Ông cho biết có 139.000 cơ quan hành chính, mỗi cơ quan như thế ngoài cấp trưởng, đều có 2-3-4-5-6-7-8… cấp phó. Mỗi cấp phó phải tốn chi phí tiền điện nước, phòng làm việc… trung bình mỗi năm khoảng 4.000 tỷ đồng, cứ thế nhân lên 2-3-4-5-6-7-8 số tiền trên (Đầu tư Chứng khoán, 16:50, 31.10.2014).Phát biểu của Thiếu tướng Trần Đình Nhã thật đáng ghi nhận. Nhất là, một vị tướng quân đội phải ‘tay ngang’ bàn về vấn đề dân sự, đủ để biết sự bức bối đã trầm trọng đến mức nào. Chỉ cần nhìn vào dãy số từ 2 đến 8 ở trên, có lẽ, chẳng một cuốn giáo trình toán học nào định nghĩa nổi đó là dãy số gì; và cũng chẳng có cuốn giáo trình nào về hành chính công nào có thể hình dung ra bài giảng bàn về tính hợp lý – tiết kiệm của bộ máy hành chính sẽ ra sao. Người xưa dạy, khó nhất là biết. Khi đã biết thì có thể làm, có thể gỡ rối. Vậy, tại sao hàng chục năm nay đội quân “không ai làm việc cả mà ai cũng có lương” cứ phình to, lớn thêm mỗi ngày?
Các câu hỏi có ngay mọi cách trả lời từ những nền hành chính khác. Chẳng hạn, tại sao người ta chỉ cần có một phó tổng thống hay một phó thủ tướng mà công việc vẫn chạy đều đều? Tại sao ở ta, các sở, các bộ có đến 7-8 quan chức cấp phó trong khi ‘người ta’ chỉ có một, hai người? Tại sao các đồn cảnh sát ở một số nước phương Tây chỉ có một đại úy (trưởng đồn), một trung úy (phó đồn), còn lại là hạ sĩ quan và lính, mà vẫn bảo đảm cho xã hội ổn định, hài hòa?…
Con số trên mới chỉ là chuyện về phó của 139.000 quan trưởng, chứ thực ra, nếu tính đến các ‘phó của phó’, các cơ quan ‘phó của cơ quan’, ‘trưởng của trưởng cơ quan’ – ví như bên Đảng có gì, bên chính quyền có gần bằng nấy thì phải nói rằng mức độ phình to của bộ máy đã quá giới hạn chịu đựng của mọi nguồn thu, đúng như Đại biểu Trần Du Lịch đã phải kêu lên: “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này” (VietNamNet, 21:47, 21.10.2014).
Dư sức quấn đủ vài vòng quanh… quả đất
Chuyện một xã có 300 cán bộ, thậm chí 500 cán bộ; chuyện 1/3 công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về là “câu chuyện” mà số lượng giấy tờ in ra từ báo chí, công văn bàn bạc cách giải quyết, thảo luận về những hệ lụy, phàn nàn về sự quan liêu, nếu xếp nối đuôi nhau, dư sức quấn đủ vài vòng quanh… quả đất.
Nghịch lý đó tất nhiên lại được đổ lỗi cho… ‘ông’ cơ chế, dẫu chẳng ai thấy mặt mũi ổng ra làm sao. Trong dư luận, có ý kiến biện minh rằng chuyện phình to của bộ máy là vấn đề ‘con mọc răng nói năng chi nựa’?
Đồng ý là giải quyết những bất cập trên là rất khó vì đụng chạm đến nhiều vấn đề. Chẳng hạn, lo lắng cho rằng việc tinh giản một lúc hàng vạn con người sẽ gây nên sự bất ổn xã hội là một thực tế. Hệ lụy kéo theo là nạn thất nghiệp sẽ càng gay gắt hơn bởi hàng vạn người đó chẳng biết làm gì ngoài việc… lâu nay… không làm gì vẫn có lương!
Nhưng, dẫu khó cũng phải làm, và, đó vẫn là điều có thể làm.
Tại sao không thể mạnh dạn ngừng tuyển cán bộ, nhân viên hành chính trong 3 đến 5 năm tới? Mỗi năm có vài vạn cán bộ nghỉ hưu, buộc những người còn lại phải làm thay, đảm nhiệm thay, cho đến khi đủ số lượng cần thiết thì sau đó mới phục hồi cơ chế tuyển dụng mới. Tất nhiên, việc ngừng tuyển phải kèm theo các chế tài nghiêm khắc, cách quản lý nghiêm ngặt, chứ nếu không, lại tái lập chuyện bắt cóc bỏ đĩa như nhiều năm qua…
Có một vị vua, rất ít được lòng của nhiều vị quan và, kể cả một số nhà sử học. Bằng chứng thật rõ ràng: Tất cả các đường phố của tất cả các thành phố trên đất nước ta, những con đường mang tên ông đều hẹp và rất ngắn. Đó là vua Trần Nhân Tông (1258-1308).
Vua Trần Nhân Tông chỉ sống có 50 năm trên cõi đời này nhưng những gì ông làm cho đất nước, dân tộc và cả nhân loại, không dễ gì nhiều vị vua khác sánh được. Ông là vị vua duy nhất trong lịch sử hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Nguyên Mông, là người dám rời bỏ ngai vàng năm mới 35 tuổi (1293), là người đã DÁM gả cô công chúa duy nhất cho vua Chăm để Đất Việt mở rộng thêm từ Quảng Bình đến Quảng Nam và, là người có câu nói cách đây hơn 700 năm rồi vẫn ngỡ như mới… vừa xong!…
Lịch sử ghi nhận rằng sau khi rời khỏi ngai vàng, cựu hoàng lên tu ở Yên Tử, lập nên thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng. Có một lần, ông về thăm vua con Trần Anh Tông để xem thử vua con điều hành đất nước ra sao, lần giở cuốn sổ ghi danh sách quan tước, thấy sau có vài năm cầm quyền mà vua con phong quan nhiều quá, cựu hoàng đã giận dữ ném cuốn sổ ra giữa sân rồng và nói như thét lên: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”!
Tiếng kêu nhức nhối và xa xót đó của Vua Trần Nhân Tông, dẫu đã 7 thế kỷ trôi qua rồi, đất nước vẫn còn đau!
Hà Văn Thịnh
Trong phiên họp chiều 31.10, Thiếu tướng Trần Đình Nhã, Đại biểu QH Thừa Thiên Huế cảnh báo về tình trạng lạm phát cấp phó đang diễn ra trầm trọng trên khắp cả nước. Ông cho biết có 139.000 cơ quan hành chính, mỗi cơ quan như thế ngoài cấp trưởng, đều có 2-3-4-5-6-7-8… cấp phó. Mỗi cấp phó phải tốn chi phí tiền điện nước, phòng làm việc… trung bình mỗi năm khoảng 4.000 tỷ đồng, cứ thế nhân lên 2-3-4-5-6-7-8 số tiền trên (Đầu tư Chứng khoán, 16:50, 31.10.2014).Phát biểu của Thiếu tướng Trần Đình Nhã thật đáng ghi nhận. Nhất là, một vị tướng quân đội phải ‘tay ngang’ bàn về vấn đề dân sự, đủ để biết sự bức bối đã trầm trọng đến mức nào. Chỉ cần nhìn vào dãy số từ 2 đến 8 ở trên, có lẽ, chẳng một cuốn giáo trình toán học nào định nghĩa nổi đó là dãy số gì; và cũng chẳng có cuốn giáo trình nào về hành chính công nào có thể hình dung ra bài giảng bàn về tính hợp lý – tiết kiệm của bộ máy hành chính sẽ ra sao. Người xưa dạy, khó nhất là biết. Khi đã biết thì có thể làm, có thể gỡ rối. Vậy, tại sao hàng chục năm nay đội quân “không ai làm việc cả mà ai cũng có lương” cứ phình to, lớn thêm mỗi ngày?
Các câu hỏi có ngay mọi cách trả lời từ những nền hành chính khác. Chẳng hạn, tại sao người ta chỉ cần có một phó tổng thống hay một phó thủ tướng mà công việc vẫn chạy đều đều? Tại sao ở ta, các sở, các bộ có đến 7-8 quan chức cấp phó trong khi ‘người ta’ chỉ có một, hai người? Tại sao các đồn cảnh sát ở một số nước phương Tây chỉ có một đại úy (trưởng đồn), một trung úy (phó đồn), còn lại là hạ sĩ quan và lính, mà vẫn bảo đảm cho xã hội ổn định, hài hòa?…
Con số trên mới chỉ là chuyện về phó của 139.000 quan trưởng, chứ thực ra, nếu tính đến các ‘phó của phó’, các cơ quan ‘phó của cơ quan’, ‘trưởng của trưởng cơ quan’ – ví như bên Đảng có gì, bên chính quyền có gần bằng nấy thì phải nói rằng mức độ phình to của bộ máy đã quá giới hạn chịu đựng của mọi nguồn thu, đúng như Đại biểu Trần Du Lịch đã phải kêu lên: “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này” (VietNamNet, 21:47, 21.10.2014).
Dư sức quấn đủ vài vòng quanh… quả đất
Chuyện một xã có 300 cán bộ, thậm chí 500 cán bộ; chuyện 1/3 công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về là “câu chuyện” mà số lượng giấy tờ in ra từ báo chí, công văn bàn bạc cách giải quyết, thảo luận về những hệ lụy, phàn nàn về sự quan liêu, nếu xếp nối đuôi nhau, dư sức quấn đủ vài vòng quanh… quả đất.
Nghịch lý đó tất nhiên lại được đổ lỗi cho… ‘ông’ cơ chế, dẫu chẳng ai thấy mặt mũi ổng ra làm sao. Trong dư luận, có ý kiến biện minh rằng chuyện phình to của bộ máy là vấn đề ‘con mọc răng nói năng chi nựa’?
Đồng ý là giải quyết những bất cập trên là rất khó vì đụng chạm đến nhiều vấn đề. Chẳng hạn, lo lắng cho rằng việc tinh giản một lúc hàng vạn con người sẽ gây nên sự bất ổn xã hội là một thực tế. Hệ lụy kéo theo là nạn thất nghiệp sẽ càng gay gắt hơn bởi hàng vạn người đó chẳng biết làm gì ngoài việc… lâu nay… không làm gì vẫn có lương!
Nhưng, dẫu khó cũng phải làm, và, đó vẫn là điều có thể làm.
Tại sao không thể mạnh dạn ngừng tuyển cán bộ, nhân viên hành chính trong 3 đến 5 năm tới? Mỗi năm có vài vạn cán bộ nghỉ hưu, buộc những người còn lại phải làm thay, đảm nhiệm thay, cho đến khi đủ số lượng cần thiết thì sau đó mới phục hồi cơ chế tuyển dụng mới. Tất nhiên, việc ngừng tuyển phải kèm theo các chế tài nghiêm khắc, cách quản lý nghiêm ngặt, chứ nếu không, lại tái lập chuyện bắt cóc bỏ đĩa như nhiều năm qua…
Có một vị vua, rất ít được lòng của nhiều vị quan và, kể cả một số nhà sử học. Bằng chứng thật rõ ràng: Tất cả các đường phố của tất cả các thành phố trên đất nước ta, những con đường mang tên ông đều hẹp và rất ngắn. Đó là vua Trần Nhân Tông (1258-1308).
Vua Trần Nhân Tông chỉ sống có 50 năm trên cõi đời này nhưng những gì ông làm cho đất nước, dân tộc và cả nhân loại, không dễ gì nhiều vị vua khác sánh được. Ông là vị vua duy nhất trong lịch sử hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Nguyên Mông, là người dám rời bỏ ngai vàng năm mới 35 tuổi (1293), là người đã DÁM gả cô công chúa duy nhất cho vua Chăm để Đất Việt mở rộng thêm từ Quảng Bình đến Quảng Nam và, là người có câu nói cách đây hơn 700 năm rồi vẫn ngỡ như mới… vừa xong!…
Lịch sử ghi nhận rằng sau khi rời khỏi ngai vàng, cựu hoàng lên tu ở Yên Tử, lập nên thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng. Có một lần, ông về thăm vua con Trần Anh Tông để xem thử vua con điều hành đất nước ra sao, lần giở cuốn sổ ghi danh sách quan tước, thấy sau có vài năm cầm quyền mà vua con phong quan nhiều quá, cựu hoàng đã giận dữ ném cuốn sổ ra giữa sân rồng và nói như thét lên: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”!
Tiếng kêu nhức nhối và xa xót đó của Vua Trần Nhân Tông, dẫu đã 7 thế kỷ trôi qua rồi, đất nước vẫn còn đau!
Hà Văn Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét