Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

TQ xuất khẩu lao động để đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ với người Hán

Motthegioi

Một gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Quảng Đông
Một gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Quảng Đông
 
TQ xuất khẩu lao động nhằm đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương với người Hán trên toàn Trung Quốc (TQ),  là một cách để Bắc Kinh trấn áp những vụ bạo động chống chính quyền ở vùng Tân Cương.
 Trong hai ngày hội thảo ở Tân Cương hồi tháng 5.2014, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ủng hộ việc đưa thêm người Duy Ngô Nhĩ đi lao động và học tập ở những cộng đồng Hán tộc, để “tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và kích hoạt quan hệ giữa các cộng đồng”, theo Tân Hoa Xã.

Trước đó tại một hội nghị tháng 9.2013, lãnh đạo cấp cao kêu gọi chính quyền các cấp giúp tạo việc làm cho các cộng đồng thiểu số ở Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ phàn nàn việc bị cộng đồng Hán tộc đến tái định cư (với sự ủng hộ của nhà nước) và cướp việc làm của họ.
 
Muốn đi lao động, phải xét quan điểm chính trị
 
Từ việc “trên” giao,cán bộ chính quyền Tân Cương cùng các địa phương khác đều muốn thi đua lập thành tích, đã có những biện pháp đưa người Duy Ngô Nghĩ cùng các cộng đồng thiểu số khác đến lao động-tái định cư ở những nơi khác trên toàn TQ.
 Chẳng hạn họ thuê cả đoàn tàu hỏa để chở  người đi.Khi mùa đông lạnh bắt đầu phủ xuống vùng tây bắc TQ, 489 người đáp chuyến tàu từ thủ phủ Urumqi của Tân Cương, đi 50 giờ xuống tỉnh Quảng Đông ở  miền nam TQ, để trở thành công nhân ở các xí nghiệp.
Tahir Turghun, một nông dân trạc tuổi 30, nói: “Nếu có thể thích ứng với cuộc sống ở Quảng Đông, tôi sẽ tính chuyện ở đó và mở một nhà hàng ăn”, theo bài phóng dự đăng ngày 29.10 của Phương Nam nhật báo thuộc nhà nước TQ.
Turghun nói anh chưa bao giờ đi xa quá vùng Tân Cương, quê quán của cộng đồng Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi có cơ hội làm việc ở Quảng Đông, anh cùng vợ lập tức đăng ký đi “xuất khẩu lao động tại chỗ”.
Theo báo China Daily, tỉnh Quảng Đông dự tính “nhập khẩu” 5.000 lao động người Tân Cương trong 3 năm tới. Năm nay đã có hơn 1.000 đi “xuất khẩu lao động”.
Ngày 20.10, chính quyền Quảng Đông tải lên mạng các hướng dẫn cho chương trình: người lao động phải được “xét quan điểm chính trị” và cứ 50 lao động thì phải có một cán bộ Tân Cương đi cùng.
Nhóm rời Urumqi ngày 29.10 là nhóm “xuất khẩu lao động” đông nhất cho đến nay của chương trình. Cán bộ Tân Cương và Quảng Đông làm lễ tiễn-đón rình rang.
“Họ đều trải qua đào tạo, kiểm tra sức khỏe và quan điểm chính trị”, theo cán bộ Cheng Peng có nhiệm vụ theo đoàn, trả lời phỏng vấn của báo New York Times ngay từ trên đoàn tàu.
Ông nói các lao động được học về tinh thần đoàn kết dân tộc, luật lệ và tiếng Hoa, cùng các quy định lao động và cách sinh hoạt trong môi trường lao động.
Chen nói thêm: “ Tinh thần đoàn kết dân tộc là cách các cộng đồng thiểu số tiếp xúc với người Hán tộc, như phép xã giao, cách ứng xử”.
Ông còn bảo: vì những vụ bạo động bùng phát, gồm vụ người Duy Ngô Nhĩ tấn công bằng dao ở một nhà ga xe lửa tại tỉnh Vân Nam (nam TQ) hồi tháng 3, nên “người Hán có thành kiến với người Tân Cương. Chúng tôi phải tạo lại hình ảnh mới”.
 
Ký ức vụ bạo lực 2009 vẫn còn đó
 
TQ xuất khẩu lao động đến toàn TQ là nhằm đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, để họ hòa nhập vào văn hóa Hán.
Cheng là cán bộ huyện Shufu, gần thành phố Kashgar, nơi mà ông nói đã xuất khẩu lao động đến toàn TQ từ năm 2006.
Nhưng chương trình này từng góp phần vào quá khứ hận thù chủng tộc, gồm một vụ bạo động chết người tại Quảng Đông hồi tháng 6.2009, nhiều tuần sau khi 800 lao động Duy Ngô Nhĩ từ huyện Shufu đang dần đến  một xí nghiệp sản xuất đồ chơi ở Shaoquan.
Tin đồn người Duy Ngô Nhĩ cưỡng hiếp hai phụ nữ người Hán lan khắp 16.000 công nhân người Hán của xí nghiệp.
Cuộc bạo động kéo dài 4 giờ bùng lên từ nửa đêm 25.6.2009, hai nhóm lao động Duy Ngô Nhĩ và người Hán dùng bình chữa cháy, gạch đá và thanh sắt lao vào đánh nhau.
Đến rạng đông, khi công an đến hiện trường,  hai người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị giết, 120 người khác bị thương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.
10 ngày sau, vụ bạo động lan về Urumqi ngày 5.7, khi nhóm sinh viên Duy Ngô Nhĩ phản đối cuộc điều tra lơi lỏng của công an về nguyên nhân vụ bạo động ở Quảng Đông.
Tiếp đó là những cuộc truy sát người Hán ở Urumqi, rồi đến lượt người Hán giết người Duy Ngô Nhĩ để trả thù. Cuối cùng, ít nhất 192 người chết  (2/3 nạn nhân là người Hán) và hơn 1.000 người bị thương, theo chính quyền cho biết.
Trước đó, những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống đã hình thành giữa hai nhóm lao động. Tài xế taxi kể những chuyện về ánh mắt hoang dã, cách ứng xử cộc cằn của người Duy Ngô Nhĩ.
Các chủ tiệm tạp hóa phàn nàn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ giỏi ăn cắp. Rồi là những câu chuyện đàn ông Duy Ngô Nhĩ tấn công tình dục phụ nữ Hán.
 
TQ xuat khau lao dong hinh anh 3
Công an trấn áp người gây bạo động năm 2009 
 
 “Chỉ là chuyện giữa vợ với chồng”
 
Cán bộ Shaoguan nói không có chuyện hiếp dâm, biện hộ vụ bạo lực ở xí nghiệp đồ chơi là “thế lực thù địch bên ngoài” kích động hận thù chủng tộc, kích động ly khai ở Tân Cương.
“Vấn đề giữa người Hán với người Duy Ngô Nhĩ giống như chuyện giữa chồng với vợ. Chúng tôi có cãi nhau, nhưng cuối cùng vẫn là một gia đình”, theo Chen Qihua, phó giám đốc sở ngoại vụ Shaoguan.
Nhưng giám đốc Li Qiang của tổ chức Giám sát lao động TQ (New York) đã nghiên cứu vụ bạo lực ở Shaoguan, có quan điểm khác: lương thấp, làm việc nhiều giờ và sự công việc quá tải khiến dẫn đến sự không tin cậy nhau giữa Hán tộc với người Duy Ngô Nhĩ.
Li nói “ Chính phủ thật sự không biết vấn nạn chủng tộc này, và càng không biết cách giải quyết”.
Quan điểm của chính phủ về vụ bạo lực ở xí nghiệpđồ chơi chỉ là “hậu quả tin đồn nhảm”, do một lao động bất mãn tải lên internet.
Vài ngày sau, chính quyền lại bảo cuộc bạo động do “có sự hiểu lầm”giữa một nữ công nhân 19 tuổi, đi lộn vào lán ngủ của lao động nam Duy Ngô Nhĩ.
Cô gái tên Huang Cuilian, kể về giới truyền thông rằng cô phải hét toáng và chạy ào ra, khi những người đàn ông dậm chân đe dọa. Khi cô Huang cùng bảo vệ xí nghiệp quay lại để gặp những người đàn ông, cuộc ẩu đả bùng lên….
 
TQ xuat khau lao dong hinh anh 2
Bảo vệ xí nghiệp sau cuộc bạo động năm 2009 
Lúc ấy, người ở thành phố Kashgar nói nhiều biện pháp được triển khai, để bảo đảm đạt thành tích đưa người Duy Ngô Nhĩ đi “xuất khẩu lao động”, gồm dọa phạt tiền lớn đối với hộ gia đình nào không muốn đi.
Một số thanh niên Duy Ngô Nhĩ phàn nàn việc tuyển chọn các thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ còn trẻ và chưa chồng.
Nhưng nhiều hộ nói họ hoan nghênh cơ hội lao động từ chương trình “xuất khẩu lao động”này.
6 công ty ở Quảng Đông nhận số lao động mới sẽ được chính quyền tỉnh thưởng tiền.
Nhưng học giả James Leibold chuyên về chủ trương người thiểu số TQ thuộc đại học La Trobe (Úc) đang sống ở Bắc Kinh, tỏ ra nghi ngờ chương trình liệu có đạt được mục tiêu “hội nhập giữa hai cộng đồng”, khi cán bộ tỉnh Quảng Đông rất  muốn tránh tái diễn vụ bạo lực năm 2009.
Tiến sĩ Leibold nói: cán bộ chính quyền địa phương sẽ thiên theo hướng cách ly hai chủng tộc, giữ nguyên trạng về vấn đề chủng tộc và việc làm.
Đồng hóa không là cách duy nhất trong chiến lược của TQ nhằm dập tắt bạo động ở Tân Cương. Lực lượng an ninh ở vùng này đã bắt nhiều người Duy Ngô Nhĩ, lên án họ là “khủng bố” và tòa án ban các án tử hình.
Hồi tháng 9, Hội đồng xét xử Urumqi tuyên án tù chung thân đối với  Ilham Tohti, một giáo sư kinh tế học người Duy Ngô Nhĩ sống và giảng dạy ở Bắc Kinh, với tội danh kích động ly khai.

Mai Hà (theo New York Times) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét