Bloomberg – CafeF
Giá dầu thô trên thị trường thế giới hiện dao
động quanh 50 USD/thùng và đã giảm hơn một nửa kể từ mức đỉnh hồi tháng
6/2014 là 107 USD/thùng. Nhiều người tin rằng rất có thể giá dầu sẽ
xuống 20 USD/thùng, thậm chí là 10 USD/thùng.
Nội dung nổi bật
- Giá dầu đã giảm hơn 50% kể từ tháng 6/2014 tới nay
- Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khi nguồn cung tăng sẽ áp lực lên giá
- Chỉ có 1,6% các công ty dầu cho rằng họ sẽ thua lỗ khi giá dầu ở 40 USD/thùng, điều đó có nghĩa giá dầu xuống cũng sẽ không gây áp lực đóng cửa hàng loạt
- Giá dầu càng hạ thì các nước càng phải tăng khai thác và xuất khẩu để bù đắp nguồn ngân sách thiếu hụt
Có nhiều lý do được đưa ra làm căn cứ để tin rằng giá dầu sẽ ở mức siêu rẻ. Đầu tiên là sự tăng trưởng chậm chạp của các nền kinh tế đầu tàu kìm hãm nhu cầu. Tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt mức bình quân 2,3%/năm kể từ khi bắt đầu phục hồi vào giữa năm 2009 – bằng một nửa so với kỳ vọng của nhiều người. Trong khi đó tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc ngày càng chậm lại, Nhật Bản còn tăng trưởng âm và khu vực đồng tiền chung châu Âu đối diện với muôn vàn khó khăn xoay quanh cuộc khủng hoảng tài chính.
Tiếp đó là tác động từ phía nguồn cung. Sức mạnh làm xói mòn sự phối hợp hành động chung của các nước trong khối các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ được thiết lập để đảm bảo cho giá dầu thô ổn định và cao hơn thị trường, nhưng tại mức giá cao sẽ khuyến khích sự gian lận, chẳng hạn các thành viên sẽ khai thác và xuất khẩu vượt quá hạn ngạch. Các thành viên trong khối phải đối phó với sự gian lận bằng cách cắt giảm sản lượng để giữ giá không bị trượt, tuy nhiên Saudi Arabia từng có hành động tương tự trong quá khứ và họ đã đánh mất thị phần vào tay các đối thủ khác trong đó có cả Mỹ, Nga, Venezuela và Iran…
Saudi Arabia được ủng hộ bởi các nhà sản xuất dầu tại vùng Vịnh và với nguồn lực tài chính khá lớn như Kuwait, Qatar, UAE, đã bắt tay vào một “trò chơi” xem ai là kẻ gian lận. Ngày 27/ 11, OPEC đã đưa ra quyết định không cắt giảm sản lượng và làm cho giá dầu bắt đầu lao dốc.
Saudi Arabia có thể chịu được mức giá thấp trong thời gian dài hơn so với các đối thủ cạnh tranh yếu về tài chính, dẫn đến một số nước sẽ phải cắt giảm sản lượng đầu tiên khi khai thác không hiệu quả. Nhưng mức giá mà các nhà sản xuất lớn trong trò chơi đưa ra và cắt giảm sản lượng là gì? Dù giá là bao nhiêu nhưng thấp hơn 125 USD/ thùng thì Venezuela phải cần đến sự hỗ trợ cho nền kinh tế yếu kém và Ecuador, Algeria, Nigeria, Iraq, Iran và Angola cũng tương tự. Ở Saudi Arabia thì đỡ hơn, họ cần giá dầu trên 90 USD/thùng, nhưng với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ hiện tại, họ có thể đảm bảo được với giá dầu ở 40 USD/thùng trong khoảng 2 năm.
Hơn nữa mức giá các nhà sản xuất trong “trò chơi” này đưa ra không nhất thiết phải dựa vào chi phí sản xuất trung bình, mà theo tổ chức tư vấn năng lượng IHS Cambridge thì trong đó 80% sản lượng dầu đá phiến mới của Mỹ trong năm nay sẽ từ 50 – 69 USD/thùng. Thay vào đó các công ty phải dừng khai thác là chi phí cận biên trong sản xuất hoặc các chi phí bổ sung sau khi giếng dầu được khoan và đường ống được lắp đặt. Một cách khác để tính toán đó là mức giá mà tại đó lợi nhuận khai thác một thùng dầu bằng 0.
Một khảo sát của Wood Mackenzie – tổ chức chuyên nghiên cứu về năng lượng – với 2.222 giếng dầu trên thế giới cho thấy chỉ có khoảng 1,6% cho rằng họ sẽ lỗ nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng. Điều đó cho thấy sẽ không có nhiều công ty đóng cửa khi giá dầu giảm về 40 USD. Và hãy nhớ rằng, chi phí cận biên cho ngành sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ chỉ từ 10 – 20 USD/thùng.
Song song đó cũng phải xem xét đến vấn đề của các nước gặp khó khăn về tài chính như Nga và Venezuela khi họ rất cần doanh thu từ nguồn xuất khẩu dầu để trả nợ nước ngoài và tăng thêm quỹ dự trữ. Tuy nhiên với việc giá dầu hạ buộc họ phải tăng năng lực sản xuất, tăng xuất khẩu để bù vào số tài chính bị thiếu hụt.
Bằng việc phát hiện ra các giếng dầu mới trong khi tình hình khai thác ở các khu vực vẫn ổn định thì việc khai thác sẽ không chịu áp lực về giá trong vài năm tới. Ngành sản xuất dầu thô Mỹ dự báo sẽ tăng thêm sản lượng 300.000 thùng/ngày trong năm tới, từ mức 9,1 triệu thùng/ngày hiện nay. Việc thăm dò và lượng giàn khoan giảm đã xuất hiện vài tháng nay nhưng giới phân tích cho rằng điều đó không ảnh hưởng và rằng đó là những giàn khoan không hiệu quả.
Giữa lúc nguồn cung tăng và nhu cầu giảm, OPEC lại đưa ra dự báo ảm đạm khi tin rằng nhu cầu sẽ sụt giảm và chạm mức thấp nhất 14 năm vào năm 2017 với 28,2 triệu thùng/ngày, thấp hơn 600.000 thùng so với dự báo mà họ đưa ra một năm trước đây, đồng thời cũng kém xa so với sản lượng 30,7 triệu thùng hiện tại. OPEC cũng dự báo nhu cầu dầu mỏ 2015 ở mức thấp 12 năm là 29,12 triệu thùng/ngày.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây cũng giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2015 lần thứ 4 trong vòng 12 tháng trở lại đây, với mức giảm 230.000 thùng/ngày xuống 93,3 triệu thùng/ngày, và dự báo cung sẽ vượt cầu khoảng 400.000 thùng/ngày trong năm nay.
Tại Mỹ, dù giá xăng đã giảm 40% kể từ tháng 4 năm ngoái tới nay làm gia tăng nhu cầu xe, nhưng người tiêu dùng nơi đây vài năm qua đã tìm ra sự hiệu quả trong việc lựa chọn xe phù hợp. Còn ở Trung Quốc, kinh tế tăng trưởng chậm lại và sự chuyển hướng tiết kiệm năng lượng từ ngành sản xuất hàng xuất khẩu cùng với cơ sở hạ tầng đến dịch vụ của người tiêu dùng đang giảm nhu cầu về dầu. Trung Quốc chiếm 2/3 trong sự tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ trong thập kỷ qua.
Những phân tích trên đây cho thấy hoàn toàn có cơ sở khi giá dầu tiếp tục sụt giảm mạnh. Thế giới sẽ xuất hiện kẻ thắng người thua trong cuộc chiến giá dầu.
Tùng Lâm
- Giá dầu đã giảm hơn 50% kể từ tháng 6/2014 tới nay
- Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khi nguồn cung tăng sẽ áp lực lên giá
- Chỉ có 1,6% các công ty dầu cho rằng họ sẽ thua lỗ khi giá dầu ở 40 USD/thùng, điều đó có nghĩa giá dầu xuống cũng sẽ không gây áp lực đóng cửa hàng loạt
- Giá dầu càng hạ thì các nước càng phải tăng khai thác và xuất khẩu để bù đắp nguồn ngân sách thiếu hụt
Có nhiều lý do được đưa ra làm căn cứ để tin rằng giá dầu sẽ ở mức siêu rẻ. Đầu tiên là sự tăng trưởng chậm chạp của các nền kinh tế đầu tàu kìm hãm nhu cầu. Tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt mức bình quân 2,3%/năm kể từ khi bắt đầu phục hồi vào giữa năm 2009 – bằng một nửa so với kỳ vọng của nhiều người. Trong khi đó tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc ngày càng chậm lại, Nhật Bản còn tăng trưởng âm và khu vực đồng tiền chung châu Âu đối diện với muôn vàn khó khăn xoay quanh cuộc khủng hoảng tài chính.
Tiếp đó là tác động từ phía nguồn cung. Sức mạnh làm xói mòn sự phối hợp hành động chung của các nước trong khối các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ được thiết lập để đảm bảo cho giá dầu thô ổn định và cao hơn thị trường, nhưng tại mức giá cao sẽ khuyến khích sự gian lận, chẳng hạn các thành viên sẽ khai thác và xuất khẩu vượt quá hạn ngạch. Các thành viên trong khối phải đối phó với sự gian lận bằng cách cắt giảm sản lượng để giữ giá không bị trượt, tuy nhiên Saudi Arabia từng có hành động tương tự trong quá khứ và họ đã đánh mất thị phần vào tay các đối thủ khác trong đó có cả Mỹ, Nga, Venezuela và Iran…
Saudi Arabia được ủng hộ bởi các nhà sản xuất dầu tại vùng Vịnh và với nguồn lực tài chính khá lớn như Kuwait, Qatar, UAE, đã bắt tay vào một “trò chơi” xem ai là kẻ gian lận. Ngày 27/ 11, OPEC đã đưa ra quyết định không cắt giảm sản lượng và làm cho giá dầu bắt đầu lao dốc.
Saudi Arabia có thể chịu được mức giá thấp trong thời gian dài hơn so với các đối thủ cạnh tranh yếu về tài chính, dẫn đến một số nước sẽ phải cắt giảm sản lượng đầu tiên khi khai thác không hiệu quả. Nhưng mức giá mà các nhà sản xuất lớn trong trò chơi đưa ra và cắt giảm sản lượng là gì? Dù giá là bao nhiêu nhưng thấp hơn 125 USD/ thùng thì Venezuela phải cần đến sự hỗ trợ cho nền kinh tế yếu kém và Ecuador, Algeria, Nigeria, Iraq, Iran và Angola cũng tương tự. Ở Saudi Arabia thì đỡ hơn, họ cần giá dầu trên 90 USD/thùng, nhưng với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ hiện tại, họ có thể đảm bảo được với giá dầu ở 40 USD/thùng trong khoảng 2 năm.
Hơn nữa mức giá các nhà sản xuất trong “trò chơi” này đưa ra không nhất thiết phải dựa vào chi phí sản xuất trung bình, mà theo tổ chức tư vấn năng lượng IHS Cambridge thì trong đó 80% sản lượng dầu đá phiến mới của Mỹ trong năm nay sẽ từ 50 – 69 USD/thùng. Thay vào đó các công ty phải dừng khai thác là chi phí cận biên trong sản xuất hoặc các chi phí bổ sung sau khi giếng dầu được khoan và đường ống được lắp đặt. Một cách khác để tính toán đó là mức giá mà tại đó lợi nhuận khai thác một thùng dầu bằng 0.
Một khảo sát của Wood Mackenzie – tổ chức chuyên nghiên cứu về năng lượng – với 2.222 giếng dầu trên thế giới cho thấy chỉ có khoảng 1,6% cho rằng họ sẽ lỗ nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng. Điều đó cho thấy sẽ không có nhiều công ty đóng cửa khi giá dầu giảm về 40 USD. Và hãy nhớ rằng, chi phí cận biên cho ngành sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ chỉ từ 10 – 20 USD/thùng.
Song song đó cũng phải xem xét đến vấn đề của các nước gặp khó khăn về tài chính như Nga và Venezuela khi họ rất cần doanh thu từ nguồn xuất khẩu dầu để trả nợ nước ngoài và tăng thêm quỹ dự trữ. Tuy nhiên với việc giá dầu hạ buộc họ phải tăng năng lực sản xuất, tăng xuất khẩu để bù vào số tài chính bị thiếu hụt.
Bằng việc phát hiện ra các giếng dầu mới trong khi tình hình khai thác ở các khu vực vẫn ổn định thì việc khai thác sẽ không chịu áp lực về giá trong vài năm tới. Ngành sản xuất dầu thô Mỹ dự báo sẽ tăng thêm sản lượng 300.000 thùng/ngày trong năm tới, từ mức 9,1 triệu thùng/ngày hiện nay. Việc thăm dò và lượng giàn khoan giảm đã xuất hiện vài tháng nay nhưng giới phân tích cho rằng điều đó không ảnh hưởng và rằng đó là những giàn khoan không hiệu quả.
Giữa lúc nguồn cung tăng và nhu cầu giảm, OPEC lại đưa ra dự báo ảm đạm khi tin rằng nhu cầu sẽ sụt giảm và chạm mức thấp nhất 14 năm vào năm 2017 với 28,2 triệu thùng/ngày, thấp hơn 600.000 thùng so với dự báo mà họ đưa ra một năm trước đây, đồng thời cũng kém xa so với sản lượng 30,7 triệu thùng hiện tại. OPEC cũng dự báo nhu cầu dầu mỏ 2015 ở mức thấp 12 năm là 29,12 triệu thùng/ngày.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây cũng giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2015 lần thứ 4 trong vòng 12 tháng trở lại đây, với mức giảm 230.000 thùng/ngày xuống 93,3 triệu thùng/ngày, và dự báo cung sẽ vượt cầu khoảng 400.000 thùng/ngày trong năm nay.
Tại Mỹ, dù giá xăng đã giảm 40% kể từ tháng 4 năm ngoái tới nay làm gia tăng nhu cầu xe, nhưng người tiêu dùng nơi đây vài năm qua đã tìm ra sự hiệu quả trong việc lựa chọn xe phù hợp. Còn ở Trung Quốc, kinh tế tăng trưởng chậm lại và sự chuyển hướng tiết kiệm năng lượng từ ngành sản xuất hàng xuất khẩu cùng với cơ sở hạ tầng đến dịch vụ của người tiêu dùng đang giảm nhu cầu về dầu. Trung Quốc chiếm 2/3 trong sự tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ trong thập kỷ qua.
Những phân tích trên đây cho thấy hoàn toàn có cơ sở khi giá dầu tiếp tục sụt giảm mạnh. Thế giới sẽ xuất hiện kẻ thắng người thua trong cuộc chiến giá dầu.
Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét