Đaikynguyen
Joshua Philipp, Epoch TimesCác đại biểu thuộc quân đội của chính quyền Trung Quốc tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào ngày 8 tháng 3 năm 2015, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa ban hành chiến lược quân sự mới , trong đó yêu cầu “phòng thủ chủ động.” (Lintao Zhang / Getty Images)
Phân tích tin tức
Trung Quốc ban hành chiến lược quân sự mới ngụy trang cho dã tâm xâm lược và bành trướng, bằng cách cáo buộc các quốc gia khác mới là những kẻ bành trướng và xâm lược.
Theo viện nghiên cứu Hải Quân Mỹ, báo cáo là ấn bản đầu tiên của sách trắng về Chiến lược Quân sự của Trung Quốc, nó vạch ra chính sách mới là “phòng thủ chủ động”. Báo cáo này được Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát hành ngày 26 tháng 5.
Nó mở đầu với giọng điệu ngạo mạn, tuyên bố rằng để “thực hiện Giấc mơ Trung Hoa về một quốc gia tươi trẻ cường thịnh”, nhân dân Trung Quốc sẵn sàng “chung tay với thế giới để gìn giữ hòa bình, theo đuổi sự phát triển và chia sẻ thịnh vượng”.
Báo cáo tuyên bố Trung Quốc “sẽ chắc chắn đi theo con đường phát triển hòa bình” bằng chính sách “phòng thủ là điều tự nhiên”. Vậy mà cùng lúc báo cáo này được phát hành, Trung Quốc hủy bỏ chính sách phòng thủ nghiêm ngặt ở Biển Đông để chuyển sang tấn công.
Trong một tuyên bố trái ngược với giọng điệu chung của bản báo cáo, có đoạn nói rằng Trung Quốc “ sẽ không bao giờ truy cầu sự bá chủ hay bành trướng.”
Ngay sau đó, nó tuyên bố “ Trung Quốc có một nhiệm vụ khó khăn là bảo vệ sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích phát triển”. Báo cáo viết rằng Trung Quốc đang đối mặt với một “môi trường bên ngoài nhìn chung là thuận lợi” và cung cấp cho Trung Quốc “ giai đoạn quan trọng của những cơ hội chiến lược cho sự phát triển, một giai đoạn mà có thể đạt thành tựu.”
Báo cáo nhanh chóng đề cập đến những tranh chấp đang nổi lên với các quốc gia khác. Nó viết rằng sự tái cân bằng của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và sự sửa đổi chính sách quân sự của Nhật Bản – cả hai vốn đều là động thái nhằm đáp trả lại ý thức xâm lược ngày càng gia tăng của Trung Quốc – đã “gây ra những quan ngại nghiêm trọng cho các quốc gia trong khu vực”.
Trung Quốc dường như đang tự mình trích dẫn về cái gọi là“ những quan ngại nghiêm trọng”. Ngược lại, tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong tháng 4, các quốc gia bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia đã lên tiếng thể hiện sự quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tiếp đó, chiến lược mới này còn “nói trắng thành đen” khi đề cấp đến các vấn đề “ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi cũng như lợi ích hàng hải của Trung Quốc”, một vài láng giềng của Trung Quốc đã “hành động khiêu khích và tăng cường sự hiện diện quân sự tại rặng san hồ và hải đảo mà họ đã chiếm giữ trái phép.”
Bằng tuyên bố này, Trung Quốc đang cố gắng che đậy việc lấn chiếm lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông bằng cách cáo buộc các quốc gia khác đang thực hiện điều này.
Trung Quốc đang xây dựng những hòn đảo ở vùng biển cách đất liền của họ gần 1,300 dặm. Họ thiết lập vành đai phòng thủ xung quanh vùng lãnh thổ nhân tạo và cáo buộc các quốc gia khác về “ hành động khiêu khích” vì thách thức hành động khiêu khích của chính Trung Quốc.
Tàu khu trục của Trung Quốc đang trong khu vực xung quanh đảo Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp trên Biển Đông trogn một bức ảnh chụp từ một video của máy bay do thám P-8A Poseidon, trước khi máy bay này bị cảnh báo rời khỏi khu vực trên, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (Hải quân Mỹ)
Họ sử dụng thuật ngữ cổ điển của chiến tranh pháp lý “ lawfare” trong tuyên bố này. Họ cũng tạo các quy tắc riêng để hợp pháp hóa hành động của mình và biến hành động của quốc gia đối nghịch thành bất hợp pháp. Như chúng ta đã chứng kiến việc thành lập khu vực phòng thủ trên không ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013 của Trung Quốc, họ có thể ban hành luật mới để tuyên bố hành động của những nước khác là bất hợp pháp.
Tiếp đó báo cáo chuyển hướng từ các xung đột ngoài khơi xa về lại vùng lãnh thổ gần với chính quyền Trung Quốc.
Đi ngược lại tuyên bố “sẽ không bao giờ truy cầu bá chủ hay bành trướng”, báo cáo chỉ ra một số vấn đề lớn nhất là “lực lượng ly khai ở Đài Loan”, cũng như “Lực lượng ly khai vì nền độc lập miền Đông Turkistan” và “ Tây Tạng độc lập”.
Để bôi nhọ các nhóm chống đối lại sự áp bức của mình, chế độ Trung Cộng sử dụng biện pháp quen thuộc là đồng nhất Đảng cai trị với Trung Quốc, từ đó đồng nhất Đảng với người dân Trung Quốc. Họ gọi những người đối lập là “những lực lượng chống Trung Quốc”.Đường lối quân sự mới của Trung Quốc vạch ra những kế hoạch tiếp tục đàn áp phe bất đồng chính kiến, tiếp tục đẩy mạnh việc thu hồi Đài Loan, đẩy mạnh xâm lược những vùng lãnh thổ mới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nhìn chung, đường lối quân sự mới của Trung Quốc vạch ra những kế hoạch tiếp tục đàn áp phe bất đồng chính kiến, tiếp tục đẩy mạnh việc thu hồi Đài Loan, đẩy mạnh xâm lược những vùng lãnh thổ mới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Theo một cách khác, đường lối quân sự của chế độ Trung Cộng được làm rõ ở điểm là : nó được xây dựng xung quanh chiến lược lừa dối, vận dụng luật riêng của Trung Quốc để hợp pháp hóa hành động được xem là bất hợp pháp ở bất cứ đâu, và xung quanh việc thay đổi nhận thức để hợp thức hóa dã tâm bành trướng và để khiến phản ứng của các quốc gia khác trở nên trái luật.
Phụ trách Việt ngữ bởi: DK Lam
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét