Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Trung Quốc thông qua một chiến lược quân sự mới và cảnh báo những ai “can thiệp” ở Biển Đông

Đaikynguyen

Andrei Popescu – ET Romania
Nave ale Chinei lângă Reciful Mischief Reef, arhipeleagul Spratly Islands Marea de Sud a Chinei.  (US Navy)
Tàu Trung Quốc gần bãi đá Vành Khăn, Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. (US Navy)

Cùng với việc công bố Sách Trắng mới về chiến lược quân sự trước sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc đã cho thấy tham vọng về một sự hiện diện trên biển với một khoảng cách ngày càng lớn từ bờ biển của mình, theo tin của Sydney Morning Herald.


Thứ ba, tại một cuộc họp báo, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân, đã phủ nhận thông tin thời điểm giới thiệu chiến lược quân sự mới này có bất kỳ kết nối nào với các tranh chấp liên tục giữa Trung Quốc và Mỹ, sau khi vào thứ 4 tuần trước Mỹ đã điều một máy bay trinh sát quân sự bay trên những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình trong khu vực.
Nhưng đồng thời, Sách Trắng trực tiếp cảnh báo các nước mà Trung Quốc xét thấy đang can thiệp vào Biển Đông và khẳng định “Đây là một nhiệm vụ lâu dài đối với Trung Quốc để bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của mình”.
Sách Trắng, do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố, đã tuyên bố Hải quân Trung Quốc sẽ dần dần mở rộng sự bảo vệ các vùng nước lân cận bờ biển của họ và bao gồm cả một “sự phòng vệ ngoài khơi”.
Sách Trắng cũng cho biết Bắc Kinh sẽ áp dụng một chiến lược quân sự kiểu “phòng thủ chủ động” và sẽ đẩy nhanh sự phát triển của một “lực lượng không gian mạng” để cải thiện những khả năng của họ trong trường hợp họ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công không gian mạng.
Ngoài ra, một cách gián tiếp, Sách Trắng dẫn ra liên minh quân sự ngày càng vững chắc giữa Úc và Mỹ như là một vấn đề đáng lo ngại, trong bối cảnh khi Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự và liên minh quân sự tại khu vực châu Á như một phần của chiến lược Mỹ “tái cân bằng”  tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hồi đầu tháng, ông David Shear, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, đã cho biết nhiều máy bay ném bom B-1 của Mỹ sẽ được gửi đến các căn cứ không quân ở thành phố Darwin, Úc, như là một phần của phản ứng quân sự của Mỹ đối với hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và đối với việc xây dựng hạ tầng trong khu vực Biển Đông.
Thủ tướng Úc Tony Abbott đã phủ nhận những khẳng định của Lầu Năm Góc cũng như bất kỳ sự hợp tác quân sự nào với Mỹ mà trực tiếp chống lại Trung Quốc, theo tin Sydney Morning Herald.
Sách Trắng riêng của Úc về quốc phòng, sẽ được công bố vào tháng tới, sẽ được Trung Quốc giám sát chặt chẽ các ngôn từ trong đó mà liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Biển Hoa Đông là nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về Quần đảo Senkaku (hay Quần đảo Điếu Ngư, theo cách gọi của Trung Quốc).
Bắc Kinh đã chỉ trích đặc biệt sự gia tăng chi tiêu quân sự của Nhật Bản khi Tokyo xem đây như một phản ứng trước sự mở rộng quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Sách Trắng về chiến lược quân sự của Trung Quốc đã nhắc tới “Giấc mơ Trung Hoa” – một khẩu hiệu phổ biến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – như là một yếu tố động lực đằng sau việc nhanh chóng hiện đại hóa và mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tài liệu quân sự của Trung Quốc cũng khẳng định “sự tham gia [của Trung Quốc] để phát triển hòa bình” và tuyên bố rằng chính sách của nhà nước Trung Quốc là “chúng ta sẽ không tấn công trừ khi chúng ta bị tấn công, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ phản công nếu bị tấn công”.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Kim Xuân
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét