Lê khả Sỹ
Các câu nói “nổi tiếng”
* Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.
* Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí ?
* Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên.
…
Cứ như mấy câu nói trên đây thì phó thường dân Sỹ tôi đánh giá ông Nguyễn Sinh Hùng không xứng đáng ủy viên bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ! Người đứng đầu cơ quan lập pháp, đương chức Chủ tịch lè lè đó ra mà lại nói Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội, thì bà tạp công hay ông bảo vệ ở cơ quan này đứng đầu Quốc hội ? Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, đại biểu cho dân, chứ không thể nói Quốc hội tức là dân ! Dù hiểu theo hàm ý nào cũng không lô-gich. Bởi thể hiện theo cách nói của ông Nguyễn Sinh Hùng thì Quốc hội (dân) là cụm từ quái dị, không hợp nghĩa hai từ tức là như Nghị viện (Quốc hội), con ỉn (con lợn) ! Làm sao ông Hùng dám khẳng định nghị quyết của Quốc hội là trăm phần trăm đúng theo ý của dân ? Chẳng qua ông muốn bầy hầy đổ vấy trách nhiệm như đoạn tiếp sau dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai.
Lại một câu bầy hầy nữa: Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí ? Như thế có nghĩa là, sai nhỏ thì phải bỏ qua. Ông đang điều hành việc nước chủ yếu thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội mà ông chẳng hiểu gì về đời, như dân gian Nghệ – Tĩnh có câu: “Rách một chút không vá, để rách bằng cái rá ngồi nhìn”, đầu óc ông chỉ nhớ cộng trừ nhân chia, công việc kho bạc, ngân hàng thế nào…Vả lại, ngay trong luật hình sự và cả kỷ luật của đảng cũng có nhiều khung nhiều mức từ nhẹ đến nặng, ông quên rồi à ?
Còn câu nói này, đố ai hiểu ngụ ý của ông: Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên. Sỹ tôi xin hỏi ông Sinh Hùng: Chẳng lẽ lúc được giữ quyền cao chức trọng, ông lại sinh khùng hay sao mà nói câu ngớ ngẩn vậy ? Cụ Hồ dạy cán bộ phải là công bộc của dân ! Thủ trưởng là hàng trên, lãnh đạo các cán bộ mà lại độc quyền, quân phiệt như rứa thì còn coi “cha già của dân tộc” ra cái gì ? Trước khi ông lên ghế Chủ tịch Quốc hội, ông đã từng làm công việc lãnh đạo, điều ông nói trên có thật sao ? Tệ hại như thế sao ? Nếu lúc đó ông thấy tình trạng đáng chê trách ấy mà không khai khẩu nói ra là thuộc loại “theo đóm ăn tàn”, nếu không như thế nhưng do ông ngồi vào “ghế nóng”, bốc lên mà nói là vu khống, nói xấu cán bộ, bôi gio trát trấu vào mặt chế độ này. Tội đáng bắt giam, chỉ trừ phạm nhân bị bệnh tâm thần mới được tại ngoại !
Tôi dẫn mấy câu trên đây trong nhiều “câu nói nổi tiếng” của ông để thưa với vị Đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Lê Mã Lương rằng, đừng chờ Quốc hội trả nợ một nghị quyết về Biển Đông. Bởi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tưởng ông bảo vệ hay bà tạp công ở cơ quan Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội chứ không phải ông ta, thì ông ta nêu ý kiến, lãnh đạo Quốc hội ra Nghị quyết về Biển Đông làm gì cho mệt, không khéo lại mang tiếng “thò tay quá dài” (!) Xin cứ đợi nhiệm kỳ tới người khác lên thay ông Hùng, biết được mình là người đứng đầu Quốc hội thì may ra mới có Nghị quyết về Biển Đông !
02-6-2015
Công dân Lê Khả Sỹ, chủ trang mạng này
——–Mời xem trich đoạn bài dưới——-
“Quốc hội đang nợ nhân dân một nghị quyết về Biển Đông”
Dân trí Thứ Hai, 01/06/2015 – 13:36“Chúng ta phải coi vấn đề ở Biển Đông bây giờ là vấn đề số 1. Sự kiên nhẫn của nhân dân Việt Nam có giới hạn của nó, không thể kiên nhẫn tới mức hạ mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam không có thói quen như vậy”.
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi thấy gần
đây thái độ của nhân dân chúng ta với Biển Đông có gì đó hơi
khác trước. Nhân dân đã nhìn nhận vấn đề bình tĩnh, sáng suốt
hơn, thể hiện trách nhiệm trong việc đóng góp vào nền hòa
bình, an ninh của khu vực và thế giới hơn. Nhưng ở một khía
cạnh khác, tôi cũng thấy tâm trạng nhân dân hết sức lo lắng,
đặc biệt nghĩ đến những vị đại biểu Quốc hội đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân cho đến bây giờ chưa có một
tiếng nói chung, thống nhất. Hay nói cách khác, nhân dân đang
ngóng chờ một nghị quyết về vấn đề Biển Đông thể hiện thái
độ lên án với hành động của Trung Quốc xây dựng những đảo nhân
tạo trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất để Quốc hội
thể hiện mình trước nhân dân. Thế giới đã có thái độ rõ ràng
với Trung Quốc như vậy thì Việt Nam cũng phải thể hiện thái
độ một cách rạch ròi, rõ ràng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét