Miền Nam trước 1975 như thế nào? Thử xem lại những gì được miêu tả
trong quyển “Khi đồng minh tháo chạy” của ông Nguyễn Tiến Hưng, tiến sĩ
kinh tế, cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm
cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, hiện là giáo sư tại Đại học
Howard (Washington DC).
…….
Năm 1973, tỷ lệ biết đọc, biết viết là 70% rất cao so với các nước Á
Châu láng giềng hồi đó. Trước năm 1954, miền Nam không có Đại Học. Muốn
học cử nhân phải ra Hà Nội. Tới 1973, Đại Học Sài Gòn đã đứng vào hàng
quốc tế. Vài thí dụ: Bác Sĩ xuất thân từ Đại Học Y Khoa đủ sức phục vụ
cho đoàn quân 1,2 triệu mà không cần đến Bác Sĩ nước ngoài. Sau này họ
di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là
hành nghề được ngay. Luật Gia tốt nghiệp từ khuôn viên “cây dài bóng
mát, con đường Duy Tân’’ đã làm việc cho các hãng Mỹ ngay ở Sài Gòn, và
được thán phục. Khi họ đi du học thì thấy luật pháp Mỹ quá rõ ràng, học
lại còn dễ nữa. Ngoài Đại Học Sài Gòn còn sáu Đại Học khác: Đà Lạt, Vạn
Hạnh, Minh Đức, Hòa Hảo, Cao Đài, Cần Thơ… Năm 1973, tổng số sinh viên
đại học lên tới 98.832 so với chỉ vỏn vẹn có 2.900 vào năm 1955. Số học
sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000 và học
sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường
cộng đồng, trường huấn nghiệp, các chương trình công nghệ mọc lên như
nấm…