Đảng cộng sản có thể tự mình giành được thắng lợi không? Sau khi
giành được thắng lợi, họ đền ơn đáp nghĩa những người đã giúp họ đạt
được quyền lực như thế nào?
Bài đăng trên báo điện tử Vietnam.net
Đã 25 năm nay, một người mẹ
liệt sĩ gần 90 tuổi ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) phải sống trong căn nhà tranh vách
đất. Ước nguyện có gian nhà ngói thờ con trai là liệt sĩ vẫn chưa thể thực hiện
được.
Như VietNamNet đã đưa tin, cụ
Phạm Thị Vượng (SN 1925, trú xóm Phái Nam, xã Thạch Lâm) có con trai là liệt sĩ
Nguyễn Xuân Hồng (SN 1956) hi sinh tại chiến trường miền Nam ngày 09/4/1975
trong cuộc tấn công vào Xuân Lộc.
Chẳng có tiền trần bạt hết toàn
bộ mái, cụ Vượng phải nhờ con căng tấm bạt che chắn khu vực giường cụ nằm để
khi mưa không bị ướt.
Sinh ra 5 người con, nhưng nay cụ
Vượng chỉ còn lại 2 người, một trai, một gái. Mà cả hai đều là nông dân, cuộc
sống rất nghèo khó. Căn nhà tranh, vách đất mà mẹ liệt sĩ đang sống được dựng
lên từ năm 1988. Đã qua 25 năm cụ phải sống trong sợ hãi mỗi khi mùa mưa bão
về.
Cụ Vượng cho biết, số tiền ít ỏi mà cụ hưởng theo chế độ mẹ liệt sĩ, ngoài việc cơm, cháo, thuốc thang hàng tháng, cụ còn phải dành dụm để trước mùa mưa bão, cụ mua tranh, tre sửa sang, chống dột nát. Và sau khi bão tan, nếu có bị tốc mái cũng có mà sửa soạn, lợp lại mà ở.
Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng cho biết, căn nhà nơi mẹ anh đang ở, sau 25 năm đã phải sửa lại rất nhiều lần. Đã có khoảng 5 - 6 lần bị mưa bão cuốn tốc mái anh phải nhờ thêm người đến lợp lại nhà cho mẹ. Rồi khi những cái cọc tre bị mối, mọt hư hỏng phải gia cố, thay mới hay những vách đất bị hư hỏng...
Ngày 10/9, ông Phan Tấn Linh, PGĐ Sở Thông tin - Truyền thông Hà Tĩnh đã
ký Công văn số 188 gửi UBND huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc bà mẹ liệt sỹ phải
sống trong túp lều tranh trong 25 năm, mà báo VietNamNet đã có bài phản ánh.
“Ngày 29/8, báo VietNamNet đăng
bài “Cảnh bà mẹ liệt sỹ sống ở túp lều tranh” và ngày 8/9, trang
TuanVietNam.Net tiếp tục có bài “Túp lều tranh mẹ liệt sỹ và “bệnh” thành tích”
phản ánh mẹ liệt sỹ Phạm Thị Vượng ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà phải sống
trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo.
Thực hiện QĐ số 29 ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh về Quy chế phát ngôn,
cung cấp và đăng phát, xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn Hà Tĩnh, Sở
TTTT đề nghị UBND huyện Thạch Hà kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu và có báo
cáo kết quả băng văn bản về UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Sở TTTT và Ban biên tập
báo VietNamNet trước ngày 25/9/2012”, công văn nêu.
Cũng trong ngày 10/9, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, ông
Nguyễn Thanh Bình, Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho biết, sẽ chỉ đạo huyện Thạch Hà
kiểm tra sự việc mà VietNamNet đã phản ánh.
Những báo cáo dối trá
Đã xóa hết nhà ‘‘tranh tre
giột nát’’ từ 2003?
Cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của
tỉnh Hà Tĩnh được phát động trong năm năm (2001-2005).
Đây là nhiệm vụ quan trọng của nghị quyết Đảng
bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ XV nhằm phấn đấu đến năm 2005 (cơ bản hoàn thành trong
năm 2003) giúp hộ đói nghèo (ưu tiên gia đình thương binh, liệt sĩ) xóa hết
nhà tranh tre dột nát.
Phương thức cuộc vận động là huy động nội lực
toàn dân, các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và trích ngân sách của
tỉnh để hỗ trợ. Toàn tỉnh đã huy động gần 60 tỉ đồng (trong đó có 4 tỉ đồng
trích từ quĩ “Vì người nghèo” của tỉnh) và hàng vạn ngày công lao động cùng
nhiều loại nguyên vật liệu trị giá hàng tỉ đồng. Kết quả đã xóa được 11.533
nhà tranh tre dột nát.
Riêng huyện Thạch Hà đã huy động gần 15 tỉ đồng, hoàn thành việc xóa nhà tranh tre dột nát cho các hộ đói nghèo trên địa bàn huyện vào tháng 7-2003. Huyện Can Lộc đã xây dựng được 1.240 căn nhà mới và là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh hoàn thành ngói hóa toàn bộ nhà ở cho nhân dân trong huyện”. (Trích báo cáo tổng kết cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ngày 18-9-2003) Với những ‘‘thành tích’’ đó, năm 2003, tỉnh Hà Tĩnh được UBTW MTTQVN và Bộ LĐTB&XH đánh giá là một trong ba tỉnh (cùng với Tuyên Quang, Hải Dương) dẫn đầu cả nước về phong trào xóa nhà tranh tre dột nát cho hàng vạn hộ nghèo. (Báo TT đưa tin, ngày 04/11/2006) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét