Vấn đề đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam công khai từ bỏ tổ chức mà
họ phấn đấu để được kết nạp lại làm xôn xao dư luận sau khi trong những
ngày cuối tháng 8 này lại có thêm một đảng viên là thành phần trí thức
ra thông báo công khai về quyết định đó. Điều gì khiến họ phải làm thế và con đường mới được chọn ra sao? Đảng không lắng nghe
Đảng viên mới nhất vừa ra thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam là tiến
sĩ- bác sĩ trung tá quân đội Đinh Đức Long làm việc tại Bệnh viện Bưu
Chính. Thông báo của ông được công khai trên mạng đề ngày 22 tháng 8.
Ông cho biết bản thân từng tham gia lên tiếng đấu tranh nhưng rồi
việc tố cáo đến cấp cao nhất vẫn không được phúc đáp. Ông trình bày: Cá nhân tôi trải nghiệm, năm nay tôi 55 tuổi đời và tôi cũng đứng
trong hàng ngũ đảng cộng sản còn ít ngày nữa là tròn 32 năm. Gia đình
tôi cũng thuộc loại lão thành cách mạng, bố tôi vào đảng năm 18 tuổi.
Tôi thấy việc này đã kéo dài, mình ở trong tổ chức có đóng góp, xây dựng
với toàn bộ niềm tin, sự hiểu biết và trí tuệ của mình. Tôi thấy thứ
nhất họ không biết tiếp thu, thứ hai họ còn cố tình ( nói là trả thù thì
không đúng) làm khó mình, họ loại mình dần ra công việc thuần túy
chuyên môn mà mình đang làm.
Bệnh viên nơi tôi làm là Bệnh viện Bưu
Điện, cả miền bắc và miền nam, bệnh viện làm hồ sơ ma, bệnh án giả để
lấy tiền của Nhà nước, mà đó là tiền thuế của nhân dân chứ ở đâu mà ra.
Nhưng khi chúng tôi có ý kiến, vì chúng tôi không tham gia việc đó, thì
họ lập tức cô lập chúng tôi
bác sĩ Đinh Đức Long
Lấy ví dụ, bệnh viên nơi tôi làm là Bệnh viện Bưu Điện, cả miền
bắc và miền nam, bệnh viện làm hồ sơ ma, bệnh án giả để lấy tiền của Nhà
nước, mà đó là tiền thuế của nhân dân chứ ở đâu mà ra. Nhưng khi chúng
tôi có ý kiến, vì chúng tôi không tham gia việc đó, thì họ lập tức cô
lập chúng tôi. Đến bây giờ rõ rồi. Anh giám đốc bệnh viện là bí thư đảng
ủy, luôn là người nhiều năm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của tổi chức
đảng. Việc này tôi đã tố cáo lên các cấp là thành ủy Thành phố Hồ chí
Minh rồi,nhưng họ cũng bao che cho nhau. Đơn giản theo điều lệ đảng,
người ta hỏi bằng văn bản phải trả lời bằng văn bản. Họ không trả lời
bằng văn bản. Nói chung về mặt luật pháp họ sai rất nhiều. Chúng tôi với
trách nhiệm đảng viên, với trách nhiệm công dân, trí thức chúng tôi
đóng góp theo con đường tổ chức nhiều năm nay rồi, nhưng kéo dài không
chấp nhận. Ngày hôm qua một anh bạn nói trên facebook của tôi là anh có vội
vàng quá không, chúng ta có thể làm gì khác không. Tôi trả lời ngắn gọn
là tôi đã làm tất cả bằng con tim và trí tuệ của mình. Tôi xin mượn lời
của ông Trần Trung Đạo viết cách đây ít lâu là ‘đừng tưới nước vào gốc
cây đã mục ruỗng, hãy dành gáo nước đó để tưới vào những mầm xanh dân
chủ đang lên’. Theo hiểu biết của tôi, theo kinh nghiệm, trải nghiệm của tôi thì
đó là lỗi ở gốc rồi. Đó là điều đơn giản, hai năm rõ mười rồi tại sao
không làm ? Họ độc tài, gia đình trị, lợi ích phe nhóm.
Ảnh minh họa
Đảng đánh mất lý tưởng ban đầu
Chính những đảng viên đến nay đã có mấy mươi năm đứng trong hàng ngũ
của tổ chức này với chừng 3 triệu người, thì lý tưởng đấu tranh cho một
xã hội công bằng, trong đó những người nông dân, công nhân nghèo không
còn bị địa chủ hay giới chủ bóc lột… nên họ gia nhập vào Đảng.
Đất nước suy đồi, đạo đức băng hoại.
Tất cả những lý do đó có thể nói là từ đường lối sai lầm cho đến đạo đức
tồi. Không có lý gì mình đứng dưới ngọn cờ đó được, mình không thể cho
họ mượn tên mình để họ hoạt động không đúng với tôn chỉ, mục đích của họ
nữa
Thầy giáo Phùng Hoài Ngọc
Thế nhưng nay, những lý thuyết cộng sản được tuyên giáo giảng thuyết không hề được áp dụng trong thực tế.
Thầy giáo Phùng Hoài Ngọc, một giảng viên nghỉ hưu hiện sinh sống tại
An Giang, người cũng thông báo nghỉ sinh hoạt đảng vào cuối tháng giêng
năm nay, cho biết về tình trạng đảng xa rời lý tưởng luôn được rêu rao
lâu nay: Đảng đã không đi theo đúng tôn chỉ, mục đích của mình. Nói rõ là
không còn đi theo tôn chỉ đem lại độc lập, tự chủ, hạnh phúc, dân chủ.
Tất cả những khẩu hiệu ban đầu bây giờ đảng không thực hiện được. Không
thực hiện được điều đó mà dung dưỡng cho tầng tầng lớp lớp hệ thống nhóm
lợi ích xoắn vào nhau làm hại cho lợi ích của đất nước, đất nước suy
đồi, đạo đức băng hoại. Tất cả những lý do đó có thể nói là từ đường lối
sai lầm cho đến đạo đức tồi. Không có lý gì mình đứng dưới ngọn cờ đó
được, mình không thể cho họ mượn tên mình để họ hoạt động không đúng với
tôn chỉ, mục đích của họ nữa. Nói cách khác, họ đã từ bỏ đảng, từ bỏ
mục tiêu, lý tưởng của đảng, thì không có lý do gì mà mình đi theo họ
nữa. Đảng khó có thể ‘hoàn lương’
Một đảng viên công khai từ bỏ đảng khác là bác sĩ Nguyễn Đắc Diên tại
thành phố Hồ Chí Minh, trong thông báo công khai từ bỏ đảng viết rằng
‘khi vào đảng tôi đã từng thề rằng tuyệt đối trung thành với đảng. Nay
tôi thà phản bội lại lời thề trung thành với đảng còn hơn phải theo đảng
mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ
ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước. Nhưng rồi có thể một
ngày nào đó, khi đảng thực sự hoàn lương, nắm vững ngọn cờ dân tộc, vứt
bỏ ngọn cờ CNXH, tôi lại phấn đấu xin vào đảng’.
Tôi không hy vọng có một nghị quyết
trung ương nào, tôi không hy vọng họ hoàn lương bằng nghị quyết, bằng
biểu quyết, mà tôi nghĩ phải có sự kiện lớn nào đó làm thay đổi.
Thầy giáo Phùng Hoài Ngọc
Khả năng hoàn lương của Đảng CSVN mà bác sĩ Nguyễn Đắc Diên nêu ra liệu có xảy ra hay không?
Trả lời cho câu hỏi này, thầy giáo nghỉ hưu Phùng Hoài Ngọc, tỏ vẻ hoài nghi: Tôi nghĩ khó có khả năng hoàn lương mà chắc phải có cuộc cách mạng
bên trong nội bộ, phải có những lãnh tụ, thủ lĩnh mới làm được việc đó.
Chứ tôi không hy vọng có một nghị quyết trung ương nào, tôi không hy
vọng họ hoàn lương bằng nghị quyết, bằng biểu quyết, mà tôi nghĩ phải có
sự kiện lớn nào đó làm thay đổi. Nói thực tôi không hy vọng gì vào đại
hội lần thứ 12 sắp tới. Những sự kiện lớn lao thì tôi chưa biết được, nhưng không sớm thì muộn cũng phải xảy ra. Con đường dân chủ: chọn lựa mới
Tiến sĩ- bác sĩ trung tá quân đội Đinh Đức Long nói rằng ông tử bỏ
Đảng và nay sẽ dấn thân vào con đường dân chủ hóa đất nước. Ông cho
biết: Trở lại câu tôi nói lúc nãy, có lẽ gốc cây đã mục ruỗng rồi, không
thể tưới vào đó được nữa. Tôi để dành nước để tưới vào những mầm xanh
dân chủ đang lên. Tôi chọn con đường này để thể hiện chính kiến của tôi.
Tôi không có quyền lực gì hết, tôi chỉ có lẽ phải và tấm lòng của tôi
thôi. Tối thấy cái gì đúng phải nói ra, vì trách nhiệm đối với dân tộc,
thế thôi. Tôi có nói với một người bạn, trước khi theo đảng như tôi trước
kia là người cộng sản, chúng ta là người Việt Nam. Đã là người Việt Nam
phải có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Đất nước mình sau mấy
chục năm hòa bình vẫn còn là đất nước đang phát triển, nói một cách văn
hoa là đang phát triển nhưng thực ra là còn lạc hậu rất nhiều. Thời điểm hiện nay rất quan trọng: thù trong, giặc ngoài. Bên
ngoài thì Trung Quốc kéo giàn khoan vào gây sức ép về kinh tế. Sắp tới
còn 10 ngàn người của họ sang Vũng Áng nữa. Trong khi đó thanh niên Việt
Nam thất nghiệp, không có việc làm. Mà Trung Quốc thì xưa nay mọi người biết rồi, Trung Quốc đến khó
đuổi đi lắm. Một ngàn năm Bắc thuộc, đó là bài học xương máu. Thế còn lý
do làm sao họ làm được việc đó thì cả nước đều biết. Tất cả đều do cái
gốc mà ra hết, mà như tôi nói, cái gốc mục ruỗng rồi!
Thầy giáo nghỉ hưu Phùng Hoài Ngọc cho rằng thông báo nghỉ sinh hoạt
đảng của ông thực chất là một sự góp ý cuối cùng cho đảng. Trong khi ông
nghi ngờ về khả năng ‘hoàn lương’ của đảng thì lại lạc quan về những
hoạt động dân chủ đang được nhen nhóm lên ở Việt Nam. Theo ông thì chưa
thể nóng vội có ngay những đổi thay tại Việt Nam hiện nay mà lúc này là
giai đoạn khai dân trí để rồi đến một lúc nào đó mọi yếu tố đều chín
muồi thì sẽ có một chuyển đổi mang tính cách mạng cho đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét