Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 1: Văn sư.

Basam

Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó  –  Bài 1: Văn sư.

Nguyễn Tiến Dân
27-10-2014

Đôi lời của tác giả: “Lục thao”, là 1trong “7 bộ Binh pháp kinh điển” của Trung hoa cổ đại (Võ kinh thất thư). Không dừng lại, ở việc luận binh. “Lục thao”, còn dạy các bậc Đế vương, cách trị nước – an dân. Đọc “Lục thao”, ta sẽ hiểu, vì sao các thể chế Dân chủ, trường tồn và ngày càng phát triển bền vững. Tại sao, các thể chế độc tài, ngày càng thưa hiếm và suy vong. Ngẫm vào thực trạng của Đất nước, ta sẽ thấy, tương lai của đảng CS Việt nam, “tươi sáng” đến mức nào.
Xin lần lượt, giới thiệu “Lục thao”, với bạn đọc.                                                            


VĂN SƯ 
Thiên này, thuật chuyện gặp nhau lần đầu, giữa Chu Văn vương và Khương Tử nha. Chu Văn vương, là vị Vua, giỏi đến mức, có thể đặt lời thoán, chú thích cho “Chu dịch”. Nhưng, chưa bao giờ vỗ ngực, tự cho rằng, mình là “đỉnh cao trí tuệ của Nhân loại”. Vì đại nghiệp diệt Thương, ông xuống mình, “cầu hiền như khát”. Khương Thái công, hung hoài thao lược. Chỉ hận, chưa gặp được minh chủ. Bèn về chốn sơn cùng – thủy tận, câu cá – đợi thời.
Chí lớn, gặp nhau. Bởi thế, sơ kiến mà đã như cố tri. Hai người, thảo luận sách lược thu phục thiên hạ. Mục tiêu và các biện pháp thi hành. Họ, dùng ngay việc câu cá, làm đề tàì, để triển khai thảo luận.
Biết Văn vương còn do dự, bởi nhà Thương quá mạnh. Khương Thái công, ngầm chi rõ: Đó chỉ là, cái mẽ ngoài. Sự thực, Thương triều đã mục ruỗng, đến tận xương – tận tủy. Nhà Chu, nên thừa cơ, mà đoat thủ thiên hạ. Muốn thu phục được Thiên hạ, phải có người đứng đầu, để tập hợp quần chúngNgười này, phải có đầy đủ cả Nhân – Đức – Nghĩa – Đạo. Những phẩm chất này, Trụ vương của nhà Thương không có. Trong khi, Văn vương đủ đầy.
Hai người, đồng quan điểm: Đất nước, phải là của Nhân dân (Dân chủ) và phải để cho mọi người, được “Ngôn luận tự do”.
文师
文王将田,史编布卜曰:“田于渭阳, 将大得焉. 非龙, 非螭, 非虎, 非羆,兆得公侯. 天遗汝师, 以之佐昌, 施及三王”。Văn vương tương điền, sử Biên bố bốc viết : “Điền vu Vị dương, tương đại đắc yên. Phi long, phi li, phi hổ, phi bi, triệu đắc công hầu. Thiên di nhữ sư, dĩ chi tá xương, thi cập tam vương”
Văn vương muốn đi săn. Ngài sai sử Biên, đoán cát hung. Sử Biên gieo quẻ, rồi bẩm lại: “Đến bờ bắc của sông Vị thủy,  Đại vương sẽ thu hoạch được rất lớn. Không phải được rồng, đươc li (Theo truyền thuyết, giống như rồng, sắc vàng, không có sừng), không phải được hổ, được gấu. Điềm báo, đươc công hầu, mà trời dành riêng, để làm quân sư cho Đại vương. Vị công hẩu này, sẽ giúp Đại vương, hưng nghiệp tận ba đời”
文王曰: “兆致是乎?”  Văn vương viết: “Triệu chí thị hồ”
Văn vương hỏi: “Điềm tốt đến thế sao ?”
史编曰: “编之太祖史畴为禹占, 得皋陶, 兆比于此” . Sử Biên viết : “Biên chi Thái tổ sử Trù, vi Vũ chiêm, đắc Cao Đào. Triệu tỉ vu thử”
Sử Biên đáp: “Xưa, Thái tổ của thần là sử Trù, chiêm bốc cho vua Vũ. Quẻ ấy, báo đươc quý nhân Cao Đào. Điềm hôm nay, giống như vậy”
文王乃斋三日, 乘田车, 驾田马, 田于渭阳, 卒见太公, 坐茅以渔 . Văn vương nãi trai tam nhật, thừa điền xa, giá điền mã, điền vu Vị dương. Tốt kiến Thái công, tọa mao dĩ ngư
Mừng quá, Văn vương bèn trai giới ba ngày. Sau đó, sai sửa soạn loan giá (xe Vua), để ông mang đi đón hiền tài, ở bờ bắc của sông Vị thủy. Đến đó, ngài thấy Thái công, đang ngồi trên đám cỏ lau um tùm, để câu cá. Lưỡi câu đã thẳng, không mắc mồi, lại còn để trên  mặt nước. Tai lắng nghe chim hót, mắt nhắm nghiền suy tư.
文王劳而问之, 曰: “子乐渔耶?” . Văn vương lao nhi vấn chi, viết: “Tử lạc ngư da”
Thấy lạ, Văn vương xuống ngựa. Lệnh cho tùy tùng đứng ngoài. Ngài vất vả, tự tay rẽ cây mở đường, vào để gặp Thái công. Gặp rồi, mới hỏi thăm rằng : “Ông lão, ông thích câu cá theo kiểu gì, mà lạ vậy ?”
太公曰: “臣闻君子乐得其志, 小人乐得其事”. Thái công viêt: “Thần văn quân tử lạc đắc kì chí, tiểu nhân lạc đắc kì sự”.
Thái công đáp: “Thần nghe, người quân tử, chỉ mãn nguyện, khi thỏa được chí của minh. Kẻ tiểu nhân, chỉ vui, khi được việc của mình”.
Sinh thời, trung tướng Trần Độ, “Những mơ xóa ác ở trên đời”. Cho nên, nguyện “phó thân cho đất trời”, để đi làm “cách mạng”. Đất nước đã thống nhất. Nhưng, nhận thấy: Dưới chế độ mới, cái ác, không có bị mất đi. Nó lại luân hồi. Chí chưa thỏa. Ông tiếp tục đấu tranh. Cho dù, bị mất hết mọi quyền lợi của cá nhân. Thật là, 1 vị Chính nhân – Quân tử.
Đối nghịch với Trần Độ. Biết bao nhiêu kẻ, sẵn sàng, làm những việc táng tận lương tâm. Miễn sao, chúng giữ được, cái ghế quyền lực của mình.
今吾渔甚有似也, 殆非乐之也 . Kim ngô ngư thậm hữu tự dã, đãi phi lạc chi dã.
Nay, thần ngồi câu cá ở đây, cũng vậy. Mệt mỏi và không vui thú gì, với việc đi câu.
文王曰: “何谓其有似也?”.  Văn vương viết: “Hà vị kì hữu tự dã?”
Văn vương hỏi: “Sao lại cho rằng, có sự giống nhau ở đây?”
太公曰: “钓有三权, 禄等以权, 死等以权, 官等以权”. Thái  công viết : “Điếu hữu tam quyền: Lộc đẳng dĩ quyền – Tử đẳng dĩ quyền – Quan đẳng dĩ quyền”
Thái công trả lời : “Những tay câu thiện nghệ, đều hiểu: Muốn câu cá gì, phải sắm thính – luyện mồi, cho phù hợp với sở thích của loài cá đó. Thánh nhân, chiêu nạp hiền tài, giúp mình mưu việc lớn, cũng phải làm như vậy :
+Có kẻ theo ta, mong hưởng bổng lộc. Hãy lấy nhà đất, lương bổng, sổ hưu ra, mà chiêu dụ nó.
+Có người theo ta, để giúp dân – cứu nước. Gian khó, họ không sờn lòng. Hi sinh, họ không quản ngại. Hãy khắc thẻ tre, lưu danh họ vào lịch sử. Hãy lập đền thờ, để dân chúng, muôn đời hương khói cho họ. Người đã khuất rồi. Nhưng vợ con họ, vẫn còn đó. Nhớ thay mặt người ta, mà chăm sóc cha me – vợ con họ, cho đàng hoàng – tử tế. Chớ nói đãi bôi – Đừng làm lấy lệ.
+Lại có người, nghiện quyền lực, mà đi theo ta. Hãy lấy chức tước, mà ban cho họ.
, thì cho làm đội trưởng đội thiếu nhi. Lớn, hãy lấy lon thượng – đại tướng ra, mà phong bừa phứa cho họ. Hãy lấy nhôm mỏng, dập thànhhuân – huy chương, rồi gắn chi chit lên ngực họ. Già rồi, cũng phải dựng lên những hội hữu danh – vô thực như: hội khuyến họchội bảo vệ người tiêu dùng … rồi ấn họ vào đấy. Loại này, ngồi không dễ sinh tật. Nhưng chớ trao quyền lực, để chúng phục vụ nhân dân, cho đến “hơi thở cuối cùng
夫多久以求得也, 其情深, 可以观大矣 . Phù đa cữu dĩ cầu đắc dã, kì tình thâm, khả dĩ quan đại hĩ
Người ta đi câu, lâu mau – nhiều ít, khoan hẵng nói. Nhưng, ai cũng mong được cá. Đó là, chân lí sâu xa .Từ việc ngồi câu cá, ta có thể, ngẫm ra nhiều việc lớn trong Thiên hạ.
文王 曰: “愿闻其情” . Văn vương  viết : “Nguyện văn kì tình”
Văn vương : “Xin rửa tai, lắng nghe”
太公曰: “源深而水流, 水流而鱼生之, 情也”. Thái công viêt: “Nguyên thâm nhi thủy lưu, thủy lưu nhi ngư sinh chi, tình dã”
Thái công chỉ dòng Vị Thủy, mà nói rằng: “ Đầu nguồn sâu, lưu vực rộng thì con sông đầy nước. Sông đầy, thì đưa dòng phù sa, đi nuôi dưỡng, cho những cánh đồng phì nhiêu. Đưa nguồn thức ăn dồi dào, đi nuôi dưỡng các loài cá tôm. Khiến chúng sinh sôi – phát triển. Đó là, lý Tự nhiên”.
根深而木长, 木长而实生之,情也 . Căn thâm nhi mộc trường, mộc trường nhi thực sinh chi, tình dã
Ngài chỉ 1 cây cao, trên bờ Vị Thủy, mà tiếp rằng: “Rễ có sâu, thì cây mới có thể vươn cao. Cây càng vươn cao, thì lượng gỗ sinh ra càng nhiều. Đó là, lý Tự nhiên”.
Cây có bộ dễ chùm, càng cố vươn cao, càng dễ bị bão quật ngã. Những chính thể, không bám rễ được vào cuộc sống, càng “phát triển nóng” bao nhiêu, càng chóng sụp đổ bấy nhiêu. Đó cũng là, lý Tự nhiên.
君子情同而亲合, 亲合而事生之, 情也. Quân tử tình đồng nhi thân hợp, thân hợp nhi sự sinh chi, tình dã.
Chậm rãi nhìn Văn vương, Thái công nói tiếp: “Những người Quân tử, họ có lí tưởng tương đồng. Những cách biệt về địa lí, những khác biệt về xuất thân, không thể ngăn được họ kết thân với nhau. Kết thân được với nhau, họ sẽ phát huy được thế mạnh của mỗi người. Nhân dân và Đất nước, đang chờ những quyết sách của họ. Đó là, Chân lí”.
言语应对者, 情之饰也 . Ngôn ngữ ứng đối giả, tình chi sức dã.
Trong một cộng đồng, lời ta nói ra, nhiều người hiểu. Nhưng nỗi lòng ta, mấy ai biết cho. Bởi vậy, người ta phải dùng ngôn ngữ – chữ viết, để biểu đạt tình cảm.
言至情者, 事之极也 . Ngôn chí tình giả, sự chi cực dã.
Lời nói chí tình, bao giờ cũng xuất phát từ trái timNgười ta dùng nó, để góp ý chân thành với nhau. Lời nói chí tình, có thể, đẩy sự việc, đi theo hai hướng trái ngược nhau:
+Gặp những người nhỏ nhen, họ sẽ ghét ta. Bởi, họ cho rằng, ta cố tình bới móc, dạy khôn, đố kị và nói xấu họ. Ai đã từng góp ý (phản biện) về bô xit, về xây mới tòa nhà quốc hội, về điện hạt nhân…chắc thấu hiểu điều này.
+Gặp những người đại lượng, họ sẽ cảm ơn ta. Bởi, ta làm cho họ, tỉnh táo nhìn lại mình. Gạn đục – Khơi trong, họ sẽ không mắc, những sai lầm ngớ ngẩn. Không có tấm gương, ai mà nhìn thấy vết nhọ, ngay trên trán của mình? Không cám ơn tấm gương, sao được.
今臣言至情不讳, 君其恶之乎? Kim thần ngôn chí tình bất húy, quân kì ố chi hồ?
Nay, thần sẽ nói, những lời chí tình, không kiêng nể. Đại vương, có muốn nghe không ? Nghe rồi, có truy chụp thần không ?
(Ngay từ đầu, Khương Tử Nha đã đề xuất với Văn vương: Hãy để cho những người xung quanh, được nói thẳng chính kiến của mình. Nói cách khác, hãy để cho họ, được Tự do ngôn luận. Không biến họ, thành những con vẹt. Nói những lời, không phải suy nghĩ thực của lòng mình).
文王曰: “惟仁人能受直谏, 不恶至情. 何为其然”. Văn vương viết: “Duy nhân nhân năng thụ trực gián, bất ố chí tình. Hà vi kì nhiên?”
Văn vương nói: “Chỉ những người nhân nghĩa, mới có khả năng tiếp thu, những lời can gián ngay thẳng – chân thành. Họ đâu ganh ghét, đố kị với những người khuyên can họ. Đó, chẳng phải là lẽ tự nhiên ư?”
太公曰: “缗微饵明, 小鱼食之”. Thái công viết: “Mân vi nhĩ minh, tiểu ngư thực chi”
Thái công trả lời: “Dùng chỉ làm dây câu – dùng hạt cơm làm mồi. Người ta, chỉ câu được cá thầu dầu, thòng đong, cân cấn. Giỏi lắm, thì được con cá mài mại”.
缗调饵香, 中鱼食之 .  Mân điều nhĩ hương, trung ngư thực chi.
Dùng cước làm dây câu – dùng giun làm mồi. Người ta, có thể câu được cá trê – cá chép.
缗隆饵丰, 大鱼食之.  Mân long nhĩ phong , đại ngư thực chi.
Dùng cáp lụa làm dây câu – dùng con chó, con vịt làm mồi. Người ta, có thể ra khơi, mà câu cá mập – săn cá sấu.
夫鱼食其饵, 乃牵于缗.  Phù ngư thực kì nhĩ, nãi khiên vu mân.
Con cá kia, tham mồi. Nên, bị trói buộc, bởi dây câu.
人食其禄, 乃服于君.   Nhân thực kì lộc, nãi phục vu quân.
Con người ta, ăn lộc của Nhà nước, nên phải phục vụ Vua.
故以饵取鱼, 鱼可杀 . Cố dĩ nhĩ thủ ngư, ngư khả sát
Dùng mồi đi câu, ta có thể bắt được cá.
以禄取人, 人可竭.  Dĩ lộc thủ nhân, nhân khả kiệt.
Dùng bổng lộc đãi người. Người ta, có thể tận tâm – kiệt lực với ta .
以家取国, 国可拔.  Dĩ gia thủ quốc, quốc khả bạt.
Làm cho vài kẻ có chức – có quyền, ở cái nước man di – mọi rợ kia, được “vinh thân – phì gia”. Nước ấy, chiếm dễ như bỡn. (Nhưng, có giữ được hay không, lại là chuyện khác hẳn) .
以国取天下, 天下可毕  Dĩ quốc thủ thiên hạ, thiên hạ khả tốt
Đem quyền lợi của nước này, dâng cho nước khác. Đem tử huyệt của nước nọ, nói với nước kia. Rồi xúi giục, xúc xiểm chúng đánh nhau. Đã đánh nhau, là sứt đầu – mẻ trán, là kiệt quệ. Khi kiệt quệ, tất phải nhờ ta, đứng ra dàn xếp. Việc thiên hạ, do ta dàn xếp. Thiên hạ ấy, không phải của ta, thì hỏi rằng: Thiên hạ ấy, là của ai?
Nhớ khi xưa:
Trung cộng, xua quân đánh chiếm Hoàng sa của Việt nam. Tàu chiến của Đệ thất Hạm đội, đã lừng lững tiến vào, định can thiệp. Ta biết rất rõ: Chỉ cần, có sự hiện diện của Hải quân Hoa kì (không cần họ nổ súng), “ bố bảo”, Trung cộng cũng không bao giờ, dám đánh chiếm Hoàng sa. Nhưng cuối cùng, tàu chiến Hoa kì, được lệnh rút ra. Để mặc đồng minh VNCH, chiến đấu anh dũng trong tuyệt vọng. Và để mất Hoàng sa. Hoa kì, không đến nỗi, “Giữa đường, thấy sự bất bình, chẳng tha”. Họ cũng thừa biết, cái giá phải trả, cho việc đánh mất chữ tín, khi bỏ mặc đồng minh.
Nhưng ở đây, họ có chủ ý. Vì, đó là bài “Vứt xương, cho sư tử cắn nhau”. Hoàng sa, rõ ràng không phải của Mĩ. Nhưng miếng mồi này, lại được Mĩ, sử dụng 1 cách cực kì thâm – hiểm :
+Trung quốc, chẳng có chứng cớ pháp lí vững chắc nào, để khẳng định, Hoàng sa là của họ. Phi nghĩa, nhưng lại cướp được Hoàng sa, 1 cách quá dễ dàng.Trung cộng, làm gì mà không biết, có sự tiếp tay của Hoa kì. Dĩ nhiên, phải chịu ơn họ. Chịu ơn Hoa kì, quà ra mắt: Chống LX mạnh hơn. Bức tường “đoàn kết” trong phe cộng sản, sẽ nứt thêm một mảng to tướng.
+Mâu thuẫn giữa giữa Việt nam DCCH và Trung quốc, từ nay, sẽ hết sức căng thẳng. Họ, sẽ luôn gầm ghè nhau. Sức mạnh của họ, bởi thế sẽ giảm đi đáng kể.
+Bắc Việt ở thế kẹt :
-Nếu không nói ra, sẽ bị hiểu là bán nước . Đồng thời, Trung quốc sẽ có cớ, để nói Hoàng sa là của họ
-Nói ra, Trung quốc chắc chắn cũng không hoàn trả Hoàng sa. Đã thế, còn mất đi viện trợ. Trong khi, Bắc Viêt đang hết sức cần đến nguồn viện trợ này . Để “giải phóng Miền nam – thống nhất Đất nước”.
-Hậu quả, Nhân dân Miền nam nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung, mất đi thiện cảm, với chính phủ VNDCCH và Mặt trận DTGPMN.
Tình hình biển Đông, ngày càng phức tạp. Chứng tỏ, người Mĩ hết sức cao tay. Những con diều hâu ở Bắc kinh, đã tỏ ra hết sức sốt ruột. Chúng, liên tục gây hấn. Còn người Mĩ, dùng đúng bài của Trung cộng khi xưa: “Mi không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến mi”. Và tuyên bố, đứng ngoài tranh chấp lãnh thổ. Sự thực, có phải như thế không? Ngàn lần Không. Hoa kì đang ung dung, chờ gặt hái thành quả của mình. Bắc kinh chưa nổ súng, nhiều nước đã xun xoe, chạy đến cầu cạnh Hoa kì. Trước kia, đuổi họ đi. Nay, năn nỉ, mời họ vào. Chỗ đứng chân của Hoa kì, trong Chiến lược toàn cầu, đã trở nên quá vững chắc. Chưa kể tình huống: Bắc kinh do bị ấm đầu, mà khai chiến ở Biển Đông. Họ chưa chắc, đã chiếm được Trường sa. Nhưng, có thể khẳng định, 1 cách chắc chắn rằng: Cả khu vực này, sẽ tình nguyện, xin nằm trong mặt trận chung, để chống Trung quốc. Tất nhiên, do Hoa kì đứng đầu. Tấm lưới, mà Hoa kì tung ra, để bao vây Trung quốc, đã dần được xiết chặt.
Đây có thể, được coi là, mẫu mực của sách lược “Dĩ quốc thủ thiên hạ”
呜呼, 曼曼绵绵, 其聚必散.  Ô hô,man man miên miên, kì tụ tất tán.
Ô hô, Thương triều kia, từ khi tụ nghĩa, để khởi binh – lập nghiệp đến nay, thời gian đã quá dài. Thành cao – hào sâu; binh hùng – tướng hổ, ăn thua gì. Chẳng qua, chỉ là cái mẽ ngoài. Thực chất, dân chúng ghê tởm, họ đang quay lưng – sĩ phu khinh bỉ, họ đã ngoảnh mặt. Xã hội thối nát – quan lại bạo tàn. Mục ruỗng, đến tận xương – tận tủy rồi. Đã đến lúc:
Mây tán   –  Tuyết tan  –  Hoa tàn   –  Trăng lặn .
嘿嘿昧昧, 其光必远.  Mặc mặc muội muội, kì quang tất viễn
Trong đêm đông âm u và lạnh lẽ, ánh hào quang, phát ra từ ngọn Hải đăng, sẽ được người ta, trông thấy từ rất xa. Giữa cái tối tăm – mù mịt đến mức đặc quánh của nhà Thương, với ánh hào quang, vừa mới nhen nhóm của nhà Chu. Không nói, Thiên hạ cũng biết, phải đi theo con đường nào.
微哉! 圣人之德, 诱乎独见. 乐哉! 圣人之虑, 各归其次, 而树敛焉 . Vi tai! Thánh nhân chi đức, dụ hồ độc kiến. Lạc tai! Thánh nhân chi lự, các qui kì thứ, nhi thụ liễm yên.
-Thánh nhân, chỉ có mỗi 1 cách, để thể hiện Đức hạnh của mình: Hãy làm, cho quần chúng thấy – Thấy rồi, người ta sẽ tin – Tin rồi, người ta sẽ yêu quí và kính trọng mình.
Xin hãy 1 lần, nghe theo lời khuyên của Tổng thống Việt nam Cộng hòa, ông Nguyễn Văn Thiệu. Để, nhìn vào việc làm của lãnh đạo CS:
Ông thì nhìn thấy sâu – mà không dám bắt. Ông thì nhìn thấy chuột – nhưng chẳng dám đập. Ông thì hứa: “không chống được tham nhũng, xin từ chức” – nhưng rồi thấy, ông xù. Ông Chủ tịch Quốc hội quyết sai – ông bắt Dân, phải chịu trách nhiệm thay mình.
Từ trên xuống dưới, rặt 1 loại võ mồm. Chuyên ăn tục – nói phét. Làm gì có Đức hạnh, mà bắt Dân tin.
-Thánh nhân, ngày đêm trăn trở. Sung sướng gì hơn, khi chứng kiến, dòng người trong Thiên hạ, lũ lượt đổ về theo mình. Nhân tâm tụ hợp. Đó là, điều kiện tiên quyết, cho việc “dựng công – lập nghiệp”.
文王曰: “立敛若何,而天下归之?”. Văn vương viết: “Lập liễm nhược hà, nhi thiên hạ qui chi?”
Văn vương hỏi: “Thánh nhân, phải tạo lập ở mình, những phẩm chất gì, khiến Thiên hạ, họ tự nguyện theo?”.
太公曰: “天下非一人之天下, 乃天下之天下也. Thái công viết: “Thiên hạ phi nhất nhân chi thiên hạ, nãi thiên hạ chi thiên hạ dã”.
Thái công đáp :  “Thiên hạ, không phải là của riêng của 1 người, hoặc là của riêng của 1 nhóm người.Thiên hạ, là của người trong Thiên hạ”. Nói cách khác, chính những người DÂN, đang sinh sống trên đó, mới là CHỦthể của Thiên hạ. Và, muốn thu phục được Thiên hạ, khoan hẵng nghĩ đến mình. Đầu tiên, phải học cách cúi đầu trước Thiên hạ.
Cách đây mấy nghìn năm, giữa thời phong kiến thối nát, luôn coi, Thiên hạ là của Vua. Khương Tử nha, đã nêu ra luận điểm, hoàn toàn trái ngược: “Thiên hạ là của Dân”. Thật là tuyệt vời. Rõ ràng, Khương Tử nha, đã đi trước thời đại. Nhà Chu, tiếp thu ý tưởng “Dân chủ” của Khương Tử Nha. Sửa đổi cho phù hợp và thi hành tốt điều này. Nên, tồn tại khoảng 800 năm (Lâu gấp 14 lần, so với Liên xô – “Thành trì” của phe XHCN)
同天下之利者, 则得天下 .  Đồng thiên hạ chi lợi giả, tắc đắc thiên hạ.
Ai, có khả năng, chia cho mọi người, cùng hưởng thụ nguồn lợi của Thiên hạ. Người đó, sẽ chiếm được Thiên hạ.
Ở các nước, theo thể chế Dân chủ, tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên…được công khai cho toàn dân biết. Được đưa vào quỹ an sinh xã hội. Người ta dùng nó, để chi trả cho Giáo dục, cho Y tế, cho Trị an, cho chăm sóc Môi trường…Vì thế: Trẻ con, đi học không mất tiền. Thất nghiệp, có Nhà nước trợ cấp. Đau ốm, được chăm sóc thuốc men cộng với tình thương mến. Nhân dân, yêu quí Nhà nước. Những Nhà nước ấy, sụp đổ sao được.
擅天下之利者, 则失天下 . Thiện thiên hạ chi lợi giả, tắc thất thiên hạ.
Ngược lại, nguồn lợi của Thiên hạ, mình khư khư độc chiếm. Chuyện mất Thiên hạ, chỉ là vấn đề thời gia .
Ông Saddam Hussein và ông Gaddafi đều có một điểm chung: Tất cả, mọi quyền lợi kinh tế – chính trị – văn hóa của đất nước, đều được đem gom hết vào mình, vào gia đình mình, vào cánh hẩu của mình.Tóm lại là độc tài. Kết quả: Không những mất Thiên hạ, mà bản thân ?
Một người, bị quần chúng tóm cổ, lôi ra khỏi ống cống. Van lạy, cũng không được tha. Giữa thanh thiên – bạch nhật, bị đập chết, một cách thê thảm. Xác, được trưng bày, trong lò mổ xúc vật.
Người kia, may mắn hơn chút xíu . Được đem ra xét xử, một cách đàng hoàng. Nhưng cuối cùng, đâu có thoát được, cái thòng lọng của giá treo cổ.
Đảng CS Việt nam, đâu có kém cạnh gì những ông đó. Quyền lợi của Đất nước, họ vơ hết vào lòng. Chính quyền, họ độc chiếm. Tương lai của họ, là con đường, mà 2 ông kia đã đi.
天有时, 地有财, 能与人共之者, 仁也. Thiên hữu thời, địa hữu tài. Năng dữ nhân cộng chi giả, NHÂN  dã.
Trời, cho con người ta thời cơ – Đất, cho con người ta sản vât. Biết đem chia những thứ đó, cho mọi người cùng hưởng. Thế mới là, có NHÂN.
Nói về tuyển chọn cán bộ. Ở Việt nam, không ai không biết đến “tứ ệ”: Hậu duệ (con ông cháu cha) – Tiền t – Quan h – Trí tu. Những người thực tài, họ rất ít có cơ hội, để được phục vụ Tổ quốc – phục vụ Nhân dân.
Việt nam, hút được dầu mỏ. Nhưng, dân chúng, chẳng hề biết, bán được bao nhiêu tiền và tiền ấy, được dùng vào việc gì. Chỉ biết, họ vẫn phải mua xăng, với giá thành, mà thuế và phí, đã chiếm non nửa trong số đó.
Đâu dễ gì thuyết phục, để Nhân dân tin rằng, những người CS, họ có NHÂN.
仁之所在, 天下归  之.  Nhân chi sở tại, thiên hạ qui chi.
Ở đâu có NHÂN, Thiên hạ sẽ theo về đấy. Những kẻ bất Nhân, Thiên hạ sẽ quay lưng – ngoảnh mặt.
免 人之死, 解人之难, 救人之患, 济人之急者, 德也 . Miễn nhân chi tử, giải nhân chi nan, cứu nhân chi hoạn, tế nhân chi cấp giả , ĐỨC dã.
Phải khoan dung – độ lượng. Tháo gỡ, những khó khăn cho người dân. Cứu họ, trong cơn hoạn nạn. Tiếp tế, khi họ gặp cảnh thiên tai. Làm được tất cả những cái đó, Đại vương đã để ĐỨC cho Thiên hạ.
Công an CS, bắt dân lành vì những tội tào lao. Vào nha môn, khỏe mạnh. Lúc ra, chỉ là cái xác, không hồn. Không phải 1, mà là nhiều. Nhiều như thế, nhưng chẳng thấy kẻ nào, bị đền tội. Ngược lại, người Dân có lỗi tí ti, họ bị hành hạ lên bờ – xuống ruộng. Chế độ như thế, đâu gọi là có đức.
Không những, không tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người dân. Chế độ CS, luôn tìm mọi cách, để hành Dân. Cán bộ của họ, thản nhiên dạy nhau: “Việc dễ, không làm cho khó, lấy đâu thịt chó mà ăn”. Chế độ như thế, đâu gọi là có đức.
Khi người ta đau yếu, không có tiền, đừng mong được bệnh viện CS cứu chữa. Không có phong bì, đừng mong có thái độ ân cần. 3 đến 4 thằng dân đen, nằm chung 1 giường bệnh, là chuyện bình thường. Tính mạng của chúng, đáng kể gì. Bao nhiêu kinh phí, còn phải dồn cho cán bộ CS. Để, họ được đi chữa bệnh, ở những bệnh viện tốt nhất thế giới. Chế độ như thế, đâu gọi là có đức.
Khi người ta, gặp thiên tai – địch họa. Lâm vào cảnh, màn trời – chiếu đất. Cán bộ CS, cũng chẳng bỏ lỡ dịp, để xà xẻo cả vào tiền cứu trợ của cộng đồng. Họ “Ăn của dân, không chừa 1 thứ gì”(Lời bà Nguyễn Thị Doan). Chỉ có chế độ thất đức, mới sinh ra những loại cán bộ như vậy.
德之所在, 天下归之 . Đức chi sở tại, thiên hạ qui chi.
Phải có Đức, Thiên hạ mới theo. Nếu Đại vương thất Đức. Dẫu có bị kề gươm vào cổ, Thiên hạ, người ta cũng không đi theo Đại vương.
与人同忧同乐, 同好同恶者, 义也 .  Dữ nhân đồng ưu đồng lạc, đồng hiếu đồng ố giả , NGHĨA  dã
Biết cảm thông, mà không hả hê với nỗi đau của người khác. Biết hân hoan, mà không ganh ghét với thành công của họ. Cùng sở thích với Thiên hạ. Cùng ghét cay ghét đắng, những gì Thiên hạ không ưa. Làm được như thế, gọi là có NGHĨA.
Trên đời, ai cũng muốn, làm những việc mình say mê. Làm rồi, phải được hưởng thành quả. Không ai muốn, bị kẻ khác cướp công.
Câu chuyện anh em Đoàn Văn Vươn, ở Tiên lãng – Hải phòng, là 1 ví dụ nổi bật, để thấy cái NGHĨA của những người CS.
义之所在, 天下赴之.  Nghĩa chi sở tại, thiên hạ phó chi.
Đại vương có nghĩa, bá tính trong Thiên hạ, họ sẽ giao phó tính mạng – của cải – tài sản cho Đại vương.
Bạn cho chính quyền CS vay tiền của – cho họ mượn tài sản ư? Hãy tin tưởng 1 điều: Họ, sẽ không bao giờ, hoàn trả lại bạn. Đi đòi ư? Nhà tù của chế độ, còn rộng chỗ lắm. Họ sẽ vu oan – giáng họa, để tống bạn vào. Bạn mong chờ điều chi, khi lũ “Đầu trộm – đuôi cướp”, chúng lại ngồi, ở ghế quan tòa?
凡人恶死而乐生, 好德而归利, 能生利者, 道也 . Phàm nhân ố tử nhi lạc sinh, hiếu đức nhi qui lợi. Năng sinh lợi giả, ĐẠO dã.
Con người ta, không ai thích chết chóc, bệnh tật, nghèo hèn, thiên tai, mất mùa, thi trượt, lỗ vốn, khổ nhục, tù tội…Ai cũng thích được sống lâu, khỏe mạnh, phú quí, được tôn vinh, hiển danh. đắc ý, làm ăn phát tài, học hành tấn tới…Ai, cũng quí trọng, người nhân đức – việc nhân nghĩa. Nhưng trên hết, người đời hành động, theo cái lợi của riêng mình. Giúp dân, sinh lợi và trừ hại cho họ, đại vương, đã thực sự : “thế Thiên hành Đạo rồi”.
Khi dân bị hại, chính quyền không trừ được hại cho họ. Người xưa, đã xếp chính quyền ấy, vào loại vô Đạo. Trên cả mức ấy, có chính quyền chuyên làm hại dân – hại nước. Nhưng, chưa thấy người xưa, đặt ra cái thứ hạng gì, để có thể, xếp nó vào?
道之所在, 天下归之.  Đạo chi sở tại, thiên hạ qui chi.
Ở đâu có đạo, Thiên hạ sẽ theo về.
文王再拜曰: “允哉, 敢不受天之诏命乎!” 乃载与俱归. 立为师 . Văn vương tái bái viết: “ Doãn tai, cảm bất thụ thiên chi chiếu mệnh hồ !” Nãi tải dữ câu qui. Lập vi sư.
Văn vương, bái tạ 2 lần, rồi nói: “Nghe tiên sinh giảng giải, khác nào, như quét được đám mây mù, mà trông thấy trời xanh. Ta đâu dám, không tiếp thụ, chiếu mệnh của Ngọc Hoàng thượng đế”. Nói đoạn, mời Khương Thái công, ngồi cùng xe, hồi triều. Lập làm quân sư.
Lời bàn:
-Quản Trọng, là Tể tướng của nước Tề, thời Xuân Thu. Ông đã từng tổng kết: 争天下者, 必先争人 – tranh Thiên hạ giả, tất tiên tranh nhân. Nghĩa là, muốn thu phục được Thiên hạ, đầu tiên, phải nghĩ đến chuyện giành dân.
Nhà buôn, muốn bán được hàng, bao giờ, họ cũng tìm mọi cách, để chiếm được tình cảm của khách hàng. Họ cải tiến mẫu mã – tăng chất lượng hàng hóa – giảm giá thành và tăng chất lượng dịch vụ. Họ biết, không làm tốt việc đó, chỉ có mỗi con đường: Phá sản và đi ăn mày. Đối với nhà buôn, không vui sướng gì hơn, khi chứng kiến cảnh khách hàng, ùn ùn đổ về mua và dùng sản phẩm của mình.
Trong bầu cử, ở các thể chế Dân chủ. Ứng cử viên nào, cũng phải vận động cử tri. Thuyết phục họ. Để họ tin mình, để họ theo mình và để họ dồn phiếu cho mình. Thắng cử rồi, họ tận tâm – tận lực, phục vụ Nhân dân. Những ông Chủ – bà Chủ của họ.
Những người CS, thì khác. Họ luôn tâm niệm 1 điều: “súng đã đẻ ra được chính quyền”, thì “súng cũng sẽ giữ được chính quyền”. Bởi thế, họ chỉ cần, tìm mọi cách để nắm lực lượng vũ trang và hết lòng chăm lo cho chúng. Đối với họ, quần chúng, chỉ là một con số 0 tròn chĩnh. Giỏi lắm, quần chúng là nơi để họ bóc lột – là nơi để họ sai khiến và là nơi, để họ bố thí của ôi thiu – dư thừa. Họ thản nhiên ăn trên – ngồi trốc trên đầu Nhân dân. Đó là, sai lầm chết người của CS. Không có ai dạy, để cho họ biết rằng: Không có Dân, chính quyền, chỉ như một con thuyền nằm trên bờ.
Nga xô và các nước CS Đông Âu sụp đổ. Những người CS, họ đổ riệt cho: “Âm mưu diễn biến Hòa bình” và “Các thế lực thù địch và phản động”. Xem ra, họ chẳng khác gì, những con đà điểu. Thích rúc đầu vào cát, để không muốn nhận ra, 1 sự thực rằng: Chính những ung nhọt, trong lòng chế độ CS và chỉ nó, mới có thể phá nát những chế độ CS. Ung nhọt đó, bắt nguồn từ chỗ: “bất Nhân – phi Nghĩa – thất Đức – vô Đạo”. Họ, không có, những phẩm chất của 1 bậc Đế vương. Nên dân chúng không theo. Mất dân, cho nên họ mất tất.
Ở Việt nam cũng vậy. Mấy triệu con người, đã phải gạt nước mắt, bỏ lại nhà cửa, bỏ lại người thân, bỏ lại Đất nước, mà ra đi. Họ, thà làm mồi cho cá mập, thà bị cướp biển giết chóc – cưỡng đoạt, chứ nhất định, không chịu sống dưới chế độ CS. “Chế độ CS, phải như thế nào, người ta mới bỏ đi ồ ạt như thế chứ”.
Khi bỏ nước, để đi tìm “mảnh đất hứa”: Người ta, chọn đến xứ, có “cờ 50 sao”. Chẳng ai chọn đến xứ có “cờ 5 sao” cả. Chẳng cứ cá nhân, các Nhà nước cũng vậy. Khi cần chọn đồng minh, ai cũng chọn Hoa kì. Không ai chọn Trung quốc. Tất nhiên, trừ nhà nước CHXHCN Việt nam. Bởi, người thông minh, họ phải biết, đi tới chỗ sáng. Nơi có NHÂN – NGHĨA – ĐỨC – ĐẠO. Chỉ có ngu dốt, mới chịu sa chân, để bước vào nơi tối tăm mù mịt.
Nguyễn Tiến Dân
Địa chỉ: 208 phố Định Công Thượng – quận Hoàng mai – Hà nội
Điện thoại: 0168-50-56-430.
—–
Mời xem lại: Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài mở đầu (Ba Sàm).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét