Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Hàng không gặp sự cố: Do kiểm soát không lưu kém?

VnMedia

14h57″  | 22/11/2014
(VnMedia) – Theo kết quả tự đánh giá nội bộ của Tổng công ty quản lý bay Việt Nam đã cho thấy, có 40% đội ngũ kiểm soát viên không lưu có trình độ trung bình và yếu, trong đó 8% là năng lực yếu.

>>Sự cố hàng không nghiêm trọng lần đầu tiên tại Việt Nam
>> Máy bay Vietnam Airlines suýt đâm trúng máy bay quân sự
Nhiều kiểm soát viên không lưu trình độ kém



Thời gian vừa qua, hàng không đã tục gặp sự cố đáng tiếc xảy ra. Trong đó, gần đây nhất phải kể đến sự cố sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài tại Hồ Chí Minh (ACC/HCM). Tại thời điểm xảy ra sự cố, có 54 tàu bay trong khu vực trách nhiệm của Cơ quan kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất (AACC Hồ Chí Minh), trên tổng số trên 92 tàu bay bị ảnh hưởng trong thời gian sự cố.
Ngoài ra, nhiều tàu bay trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh và các Vùng thông báo bay Hà Nội, Sanya, Pnom Penh, Singapore, Kuala Lumpur đã phải đình hoãn cất cánh tại sân, quay trở lại hạ cánh sân bay khởi hành, hạ cánh tại sân bay dự bị.

  Ảnh minh họa
  Ngành hàng không đã liên tiếp gặp sự cố trong thời gian vừa qua. Ảnh minh họa

Trước đó, một sự cố đã gây “rúng động” truyền thông đó là việc máy bay Vietnam Airlines suýt va máy bay quân sự trên vùng trời Tân Sơn Nhất hôm 29/10.
Cụ thể, lúc 11h41 phút, máy bay Airbus A321 mang số hiệu HVN 1376 đang ở vị trí chờ đường cất hạ cánh 25L lên đường cất hạ cánh 25R. Khi kiểm soát viên lưu không cấp huấn lệnh cho chuyến bay HVN 1376 được phép cất cánh ở đường cất hạ cánh 25R thì 9 giây sau đó, chỉ huy ban quân sự cũng cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi 172/423 cất cánh.
Chia sẻ với phóng viên về sự cố này, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Hàng không Việt Nam cho biết, qua sơ bộ điều tra ban đầu cho thấy có vi phạm phân cách tối thiểu giữa 2 tàu bay, công tác phối hợp hiệp đồng của kíp trực để xảy ra lỗi, kiểm soát viên hiệp đồng đã không nghe được huấn lệnh của các kiểm soát viên không lưu điều hành.
Cũng theo ông Thanh, hiện tại, Tổng công ty quản lý bay Việt Nam vẫn đánh giá, phân loại kiểm soát viên không lưu để cơ cấu lại nguồn lực nhằm thực hiện chính sách và kế hoạch đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ.
Theo kết quả tự đánh giá nội bộ của Tổng công ty quản lý bay Việt Nam đã cho thấy, có 40% đội ngũ kiểm soát viên không lưu có trình độ trung bình và yếu, trong đó 8% là năng lực yếu.
Đặc biệt, đối với trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh), qua kết quả đánh giá đã phân loại được 30% nhân viên kiểm soát không lưu không đạt được trình độ tiếng Anh mức level 4 (tiêu chuẩn tối thiểu của kiểm soát viên không lưu theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế – ICAO).
Theo tiêu chuẩn của ICAO, trình độ ngoại ngữ của nhân viên ngành hàng không được chia làm 6 mức (level). Trong đó mức 6 là cao nhất được đánh giá là khả năng nghe, nói đọc viết tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
Tuyển chọn nhân viên đều phải theo quy trình
Cũng liên quan đến an toàn của ngành hàng không và một câu hỏi được đặt ra là chất lượng trang thiết bị điều hành bay liệu có đảm bảo, ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khẳng định, tất cả các hệ thống trang thiết bị Quản lý bay trước khi đầu tư mua sắm đều có quy trình.
“Các hãng bán thiết bị ngành bay phải được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế  ICAO chấp nhận. Cùng với đó, trong quá trình vận hành thiết bị phải có quy trình khai thác, bảo hành bảo dưỡng. Vì vậy, các thiết bị này đều được vận hành theo đúng quy định, quy trình. Người vận hành phải có trình độ và được cấp phép hành nghề mới được vào làm nhiệm vụ khai thác”, ông Gia chia sẻ.
Liên quan đến câu hỏi một trong 4 kiểm soát viên trong vụ máy bay Vietnam Airlines suýt va máy bay quân sự ngày 29/10 là “con em” lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay, ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thừa nhận thông tin này là chính xác. “Ngành nào cũng có con cháu cả, không riêng gì ngành hàng không. Thông tin này chúng tôi thậm chí biết muộn hơn các bạn”, ông Gia nói.
Mặc dù vậy, theo ông Gia, con cháu ai không quan trọng vì khi tuyển dụng vào công ty đều phải đạt yêu cầu, đáp ứng được năng lực và chịu trách nhiệm trước cơ quan về thực hiện nhiệm vụ của mình và mọi người tham gia đều được đối xử bình đẳng.
Yến Nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét