BBC
Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội vừa kết thúc phiên xử phúc thẩm bốn
nông dân Dương Nội về các tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ và ‘Chống
người thi hành công vụ’.
Theo thông tin được gia đình những người này cung cấp, hai trong số bốn trường hợp bị y án sơ thẩm là bà Cấn Thị Thêu (15 tháng tù) và ông Trần Văn Sang (20 tháng tù).
Hai trường hợp được giảm án là ông Trịnh Bá Khiêm, giảm 3 tháng còn 15 tháng tù, và ông Lê Văn Thanh, giảm 2 tháng còn 10 tháng tù.
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm hồi tháng Chín đã kết án tù ông Trần Văn Sang vì tội ‘Chống người thi hành công vụ’, Điều 257 Bộ Luật Hình sự và ba người còn lại lãnh án tù vì tội ‘Gây rối trật tự công cộng’, theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
Bốn người trên nằm trong tổng số bảy người bị bắt giữ trong thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư năm nay do bị cáo buộc đã xô xát với lực lượng cưỡng chế đất cho một dự án đô thị trên địa bàn xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội của Tập đoàn Nam Cường.
Trả lời BBC ngày 25/11, ông Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu và ông Khiêm, nói đây là một “bản án bất công”.
“Tòa án Hà Nội đã lạm dụng quyền lực, lạm dụng nhà tù để kết án oan sai cho thân nhân của chúng tôi,” ông nói.
Khoảng hơn 100 người dân từ Dương Nội đã đến dự phiên tòa sáng 25/11, nhân chứng có mặt tại đây cho biết.
“Dù là phiên tòa công khai, nhưng công an và dân phòng dày đặc. Họ ngăn cản tất cả mọi lối vào.Chúng tôi không có bất cứ lối nào để vào tòa”, bà Nguyễn Thị Tâm, một người trong đoàn nông dân Dương Nội, nói.
Ông Phương nói đoàn người đã biểu tình ngay bên ngoài tòa án.
“Chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như ‘Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác’ và ‘Quyền con người cho dân oan Dương Nội’, ‘phản đối phiên tòa lén lút’.”
Ông cũng nói sẽ cùng người dân phường Dương Nội “tiếp tục đấu tranh tới cùng” đến khi nào đòi lại được phương tiện sản xuất.
“Đại sứ quán rất quan tâm về tình hình tại Dương Nội,” ông nói.
“Họ ghi chép đầy đủ và rất đồng cảm với nỗi oan khuất của người Dương Nội chúng tôi”.
Hơn 300 hộ dân phường Dương Nội từ chối bàn giao đất cho phía nhà đầu tư vì cho rằng việc thu hồi đất sai quy định pháp luật và tiền bồi thường không thỏa đáng. Các vụ khiếu kiện đã kéo dài từ năm 2006.
Hồi tháng Sáu năm nay, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã ra kết luận điều tra trước một số kiến nghị của người dân tại đây, trong đó có của bà Cấn Thị Thêu.
Kết luận của phía thanh tra cho biết “UBND quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện đầy đủ về trình tự thu hồi đất … cho người dân tham gia ý kiến khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đã đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho một số người dân.”
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi 26/4, ông Nguyễn Đức Quang, một nhân chứng và dân oan tại Dương Nội, nói đã chứng kiến “1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại” được điều động để “đuổi dân”.
Bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh đã bị bắt giữ trong đợt trấn áp này.
Bốn người khác là ông Trần Văn Sang và Trần Văn Miên bị bắt vào ngày 2/3. Hai bà Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn bị bắt vào ngày 22/4.
“Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người”, ông Quang nói.
“Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi.”
Theo thông tin được gia đình những người này cung cấp, hai trong số bốn trường hợp bị y án sơ thẩm là bà Cấn Thị Thêu (15 tháng tù) và ông Trần Văn Sang (20 tháng tù).
Hai trường hợp được giảm án là ông Trịnh Bá Khiêm, giảm 3 tháng còn 15 tháng tù, và ông Lê Văn Thanh, giảm 2 tháng còn 10 tháng tù.
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm hồi tháng Chín đã kết án tù ông Trần Văn Sang vì tội ‘Chống người thi hành công vụ’, Điều 257 Bộ Luật Hình sự và ba người còn lại lãnh án tù vì tội ‘Gây rối trật tự công cộng’, theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
Bốn người trên nằm trong tổng số bảy người bị bắt giữ trong thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư năm nay do bị cáo buộc đã xô xát với lực lượng cưỡng chế đất cho một dự án đô thị trên địa bàn xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội của Tập đoàn Nam Cường.
Trả lời BBC ngày 25/11, ông Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu và ông Khiêm, nói đây là một “bản án bất công”.
“Tòa án Hà Nội đã lạm dụng quyền lực, lạm dụng nhà tù để kết án oan sai cho thân nhân của chúng tôi,” ông nói.
Khoảng hơn 100 người dân từ Dương Nội đã đến dự phiên tòa sáng 25/11, nhân chứng có mặt tại đây cho biết.
“Dù là phiên tòa công khai, nhưng công an và dân phòng dày đặc. Họ ngăn cản tất cả mọi lối vào.Chúng tôi không có bất cứ lối nào để vào tòa”, bà Nguyễn Thị Tâm, một người trong đoàn nông dân Dương Nội, nói.
Ông Phương nói đoàn người đã biểu tình ngay bên ngoài tòa án.
“Chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như ‘Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác’ và ‘Quyền con người cho dân oan Dương Nội’, ‘phản đối phiên tòa lén lút’.”
Ông cũng nói sẽ cùng người dân phường Dương Nội “tiếp tục đấu tranh tới cùng” đến khi nào đòi lại được phương tiện sản xuất.
‘Hoa Kỳ quan tâm’
Ông Phương cho biết trong những ngày qua, ông đã “hai lần tiếp chuyện với đại diện từ phía tòa đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.”“Đại sứ quán rất quan tâm về tình hình tại Dương Nội,” ông nói.
“Họ ghi chép đầy đủ và rất đồng cảm với nỗi oan khuất của người Dương Nội chúng tôi”.
Hơn 300 hộ dân phường Dương Nội từ chối bàn giao đất cho phía nhà đầu tư vì cho rằng việc thu hồi đất sai quy định pháp luật và tiền bồi thường không thỏa đáng. Các vụ khiếu kiện đã kéo dài từ năm 2006.
Hồi tháng Sáu năm nay, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã ra kết luận điều tra trước một số kiến nghị của người dân tại đây, trong đó có của bà Cấn Thị Thêu.
Kết luận của phía thanh tra cho biết “UBND quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện đầy đủ về trình tự thu hồi đất … cho người dân tham gia ý kiến khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đã đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho một số người dân.”
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi 26/4, ông Nguyễn Đức Quang, một nhân chứng và dân oan tại Dương Nội, nói đã chứng kiến “1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại” được điều động để “đuổi dân”.
Bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh đã bị bắt giữ trong đợt trấn áp này.
Bốn người khác là ông Trần Văn Sang và Trần Văn Miên bị bắt vào ngày 2/3. Hai bà Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn bị bắt vào ngày 22/4.
“Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người”, ông Quang nói.
“Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét