Laodong
LAM CHI – QUANG ĐẠI
Chị L.T.H.V tại “nhà chờ” bên Saudi Arabia. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Báo Lao Động vừa nhận được thư kêu cứu của một
lao động làm nghề giúp việc gia đình tại Saudi Arabia. Người này đã lén
“lên” facebook lúc nửa đêm để gửi lời kêu cứu về quê nhà. Qua đó, chúng
tôi được biết, có nhiều lao động giúp việc người Việt Nam khác đang bị
giới chủ ở xứ sở dầu mỏ này đối xử như… nô lệ.
- Xuất khẩu lao động: Lạ đời kiểu tuyển dụng trước, chạy thủ tục sau
- Hàng chục người dính “bẫy” lừa đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
- Con đi xuất khẩu lao động tử vong, mẹ chờ 3 tháng mới nhận được xác con
Họ không được trả lương, bị đánh đập, ức hiếp, bị ép lao động như khổ
sai… Lần theo manh mối, PV báo Lao Động đã tiếp cận được nhiều nạn nhân
khác may mắn về nước cùng với nỗi oan ức và khối nợ đầm đìa… Xuất khẩu lao động làm… nô lệ
Không chịu được nỗi nhục bị đối xử như nô lệ, chị L.T.H.V đã lén lên mạng xã hội, gửi lời kêu cứu vô vọng về quê nhà, với hy vọng được giải cứu. Trong thư V viết gửi sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia, chị cho biết đã báo sự việc cho Cty đã đưa mình đi xuất khẩu lao động – Cty Vĩnh Cát ở Hà Nội – nhưng Cty này nói muốn về phải nộp tiền.
Chị V viết: “Cháu bay vào ngày 12.7.2014. Cháu đã sang làm cho chủ đầu tiên được 1 tháng, nhưng chỉ được ngủ 3 – 4 tiếng/ngày. Chỉ được ăn 1 bữa cơm không, hoặc 1 bánh mì bị mốc. Làm việc từ 18-20 giờ/ngày. Cháu bị ốm không được đi bệnh viện, còn bị đổ axit loãng lên tay…
Cháu không làm việc ở gia đình đó, thì được đổi chủ mới. Đến làm 2 tháng, cháu không được nhận lương. Làm việc không chỉ ở 1 gia đình, mà còn làm cho mẹ bà chủ nữa. Cháu bị bà chủ nhốt không cho ăn uống 1 tuần.
Cháu bị 2 người em trai và em gái bà chủ đánh, bốc cát và sỏi bỏ vào
miệng. Lấy bật lửa đốt vào mặt cháu. Hôm nay, cháu viết đơn này nhờ các
chú giúp đỡ cháu được về nước. Cháu gọi Cty Vĩnh Cát, nhưng họ nói nếu
muốn về phải nộp 58 triệu đồng…”.
“Con cố chịu khổ, mẹ không có tiền”
Chúng tôi tìm được nhà bà Nguyễn Thị Châu – mẹ của chị L.T.H.V – ở phường Hưng Dũng (TP.Vinh), trong một con hẻm nhỏ. Căn nhà tạm bợ, lọt thỏm trên mảnh đất chừng 50m2, là nơi hai mẹ con bà sống. Hoàn cảnh bà Châu rất éo le. Sinh hai con, một gái, một trai, nhưng nay bà phải một mình lo cho gia đình. Bà Châu là công nhân xây dựng về hưu theo diện mất sức, lương chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, nhưng hằng ngày bà vẫn phải cố đi phụ hồ để nuôi con trai thứ hai ăn học.
Theo bà Châu, sau khi L.T.H.V (SN 1986) học xong THPT thì có đi làm ăn buôn bán, nhưng công việc không ổn định, nên chị V ra Hà Nội tìm việc làm thêm. Vào đầu tháng 7.2014, chị V thông báo với mẹ sắp đi “Ả Rập” xuất khẩu lao động, Cty đưa đi không mất phí. Thương con, nhưng thấy con có vẻ thích công việc ở nước ngoài, bà Châu đồng ý cho con đi.
Vài tháng sau, bà Châu nhận được điện thoại của con gọi về kể việc bị chủ nhà ngược đãi, đánh đập… Bà Châu rất xót con, nóng ruột, nhưng hoàn cảnh quá khó nên đã động viên con cố gắng chịu khổ, nhịn nhục để kiếm chút vốn rồi về nước làm ăn, nếu bị đánh đập thì phải báo cho cơ quan chức năng, chứ bây giờ bỏ về nước phải nộp phạt, mẹ không biết xoay đâu ra tiền.
Khi chúng tôi đến, bà Châu đã gọi điện cho một người tên Vân Anh,
thuộc Cty cổ phần (CP) đầu tư Vĩnh Cát, Hà Nội mà trước đây vẫn liên hệ
thường xuyên. Khi bà Châu nói việc V bị đánh đập, bà Vân Anh lập tức phủ
nhận, nói rằng “đã đi làm kiếm tiền thì vất vả, chứ không có chuyện đàn
áp”, và nếu về trước thời hạn thì phải nộp một số tiền. Và V là người
không thật thà. Nếu bà Châu không tin thì có thể ra Hà Nội, Cty sẽ gọi
điện sang liên lạc với nhà chủ nơi V đang làm để kiểm tra; Cty nắm tình
hình của từng lao động hằng ngày, nếu có gì bất thường sẽ can thiệp
ngay. Theo bà Vân Anh, lương của V khoảng 9-10 triệu đồng/tháng, V trước
đây còn đưa ảnh khoe là rất sung sướng.
Bà Vân Anh còn khẳng định “như đinh đóng cột”, nếu có chuyện lao động bị đàn áp thì Cty của bà sẽ không bao giờ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép(?).
“Cty chỉ biết tiền, không lo cho người lao động”
Chúng tôi liên lạc với chị L.T.H.V, chị rất bức xúc khi biết bà Vân Anh nói cuộc sống của lao động bên Saudi Arabia sung sướng, không bị ngược đãi, lương 10 triệu đồng/tháng…. Chị V gửi cho chúng tôi bản hợp đồng lao động mã số AR 2147 ngày 4.7.2014 với Cty CP đầu tư Vĩnh Cát, trong đó ghi mức lương giúp việc mà người lao động giúp việc được hưởng là 1.300 rial (1 rial tương đương 5.600 đồng), tức lương khoảng hơn 7 triệu đồng/tháng. Tuy trong hợp đồng không ghi, nhưng phía Cty Vĩnh Cát được hưởng 30% lương của người lao động!
Văn bản hợp đồng ghi rõ các quyền lợi của người lao động được hưởng rất đầy đủ, bao gồm tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn, ốm đau, chính sách bảo vệ người lao động… Người lao động được nghỉ ít nhất 8 tiếng/ngày; nếu vi phạm hợp đồng phải nộp 2.000USD.
Theo chị V, chị cùng nhiều người bị đánh đập, ngược đãi, một số người bị chủ sàm sỡ, hiếp dâm, làm việc quá 12 tiếng/ngày… nhưng không biết kêu ai. Nếu ai lên tiếng thì bị đưa vào đồn cảnh sát nhốt, không liên lạc được, sau đó lại tiếp tục bị bắt đi làm, nếu không sẽ bị đánh. Người của công ty không thấy đâu.
“Công ty đem con bỏ chợ, chỉ biết tiền, không lo cho người lao động. Nếu em về nước được, thì người của công ty sẽ đi tù” – chị V bức xúc.
(Còn nữa)
Không chịu được nỗi nhục bị đối xử như nô lệ, chị L.T.H.V đã lén lên mạng xã hội, gửi lời kêu cứu vô vọng về quê nhà, với hy vọng được giải cứu. Trong thư V viết gửi sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia, chị cho biết đã báo sự việc cho Cty đã đưa mình đi xuất khẩu lao động – Cty Vĩnh Cát ở Hà Nội – nhưng Cty này nói muốn về phải nộp tiền.
Chị V viết: “Cháu bay vào ngày 12.7.2014. Cháu đã sang làm cho chủ đầu tiên được 1 tháng, nhưng chỉ được ngủ 3 – 4 tiếng/ngày. Chỉ được ăn 1 bữa cơm không, hoặc 1 bánh mì bị mốc. Làm việc từ 18-20 giờ/ngày. Cháu bị ốm không được đi bệnh viện, còn bị đổ axit loãng lên tay…
Cháu không làm việc ở gia đình đó, thì được đổi chủ mới. Đến làm 2 tháng, cháu không được nhận lương. Làm việc không chỉ ở 1 gia đình, mà còn làm cho mẹ bà chủ nữa. Cháu bị bà chủ nhốt không cho ăn uống 1 tuần.
Từ khi đi xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia trở về nước, gia đình chị Tô Thị Dung lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. |
“Con cố chịu khổ, mẹ không có tiền”
Chúng tôi tìm được nhà bà Nguyễn Thị Châu – mẹ của chị L.T.H.V – ở phường Hưng Dũng (TP.Vinh), trong một con hẻm nhỏ. Căn nhà tạm bợ, lọt thỏm trên mảnh đất chừng 50m2, là nơi hai mẹ con bà sống. Hoàn cảnh bà Châu rất éo le. Sinh hai con, một gái, một trai, nhưng nay bà phải một mình lo cho gia đình. Bà Châu là công nhân xây dựng về hưu theo diện mất sức, lương chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, nhưng hằng ngày bà vẫn phải cố đi phụ hồ để nuôi con trai thứ hai ăn học.
Theo bà Châu, sau khi L.T.H.V (SN 1986) học xong THPT thì có đi làm ăn buôn bán, nhưng công việc không ổn định, nên chị V ra Hà Nội tìm việc làm thêm. Vào đầu tháng 7.2014, chị V thông báo với mẹ sắp đi “Ả Rập” xuất khẩu lao động, Cty đưa đi không mất phí. Thương con, nhưng thấy con có vẻ thích công việc ở nước ngoài, bà Châu đồng ý cho con đi.
Vài tháng sau, bà Châu nhận được điện thoại của con gọi về kể việc bị chủ nhà ngược đãi, đánh đập… Bà Châu rất xót con, nóng ruột, nhưng hoàn cảnh quá khó nên đã động viên con cố gắng chịu khổ, nhịn nhục để kiếm chút vốn rồi về nước làm ăn, nếu bị đánh đập thì phải báo cho cơ quan chức năng, chứ bây giờ bỏ về nước phải nộp phạt, mẹ không biết xoay đâu ra tiền.
Tin nhắn đe doạ gửi cho chị Dung không cho tiết lộ thông tin bị ngược đãi (ảnh nhỏ). |
Bà Vân Anh còn khẳng định “như đinh đóng cột”, nếu có chuyện lao động bị đàn áp thì Cty của bà sẽ không bao giờ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép(?).
“Cty chỉ biết tiền, không lo cho người lao động”
Chúng tôi liên lạc với chị L.T.H.V, chị rất bức xúc khi biết bà Vân Anh nói cuộc sống của lao động bên Saudi Arabia sung sướng, không bị ngược đãi, lương 10 triệu đồng/tháng…. Chị V gửi cho chúng tôi bản hợp đồng lao động mã số AR 2147 ngày 4.7.2014 với Cty CP đầu tư Vĩnh Cát, trong đó ghi mức lương giúp việc mà người lao động giúp việc được hưởng là 1.300 rial (1 rial tương đương 5.600 đồng), tức lương khoảng hơn 7 triệu đồng/tháng. Tuy trong hợp đồng không ghi, nhưng phía Cty Vĩnh Cát được hưởng 30% lương của người lao động!
Văn bản hợp đồng ghi rõ các quyền lợi của người lao động được hưởng rất đầy đủ, bao gồm tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn, ốm đau, chính sách bảo vệ người lao động… Người lao động được nghỉ ít nhất 8 tiếng/ngày; nếu vi phạm hợp đồng phải nộp 2.000USD.
Theo chị V, chị cùng nhiều người bị đánh đập, ngược đãi, một số người bị chủ sàm sỡ, hiếp dâm, làm việc quá 12 tiếng/ngày… nhưng không biết kêu ai. Nếu ai lên tiếng thì bị đưa vào đồn cảnh sát nhốt, không liên lạc được, sau đó lại tiếp tục bị bắt đi làm, nếu không sẽ bị đánh. Người của công ty không thấy đâu.
“Công ty đem con bỏ chợ, chỉ biết tiền, không lo cho người lao động. Nếu em về nước được, thì người của công ty sẽ đi tù” – chị V bức xúc.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét