Tất cả 14 nhà hoạt động đất đai và 3 vị sư Khmer Krom gốc Nam Bộ phản
đối Việt Nam liên tục bị chính quyền Phnom Penh bắt giữ và buộc xuất tu
với cáo buộc cản trở người thi hành công vụ. Các tổ chức nhân quyền
trong nước và quốc tế gọi hành động bắt bớ đó mang động cơ chính trị.
Ba nhà sư Khmer Krom từng cầm đầu cuộc biểu tình chống chính phủ Việt
Nam và đốt quốc kỳ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại thủ
đô Phnom Penh hồi tháng 8 bị chính quyền Phnom Penh bắt giữ và buộc xuất
tu vào ngày 11 và 12 tháng 11.
Trong đó sư Sơn Hải, xuất thân từ tỉnh Trà Vinh, là người đốt cờ Việt
Nam nhiều lần trong các cuộc biểu tình trước ĐSQVN; và sư Thạch Sang,
sư Khit Vannak, từ tỉnh Bạc Liêu sang và nay sống ở Campuchia.
Trong số ba nhà sư bị bắt toàn là Khmer
Krom, cho nên chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Campuchia nhắm vào Khmer
Krom để bắt, để khống chế.
-Trần Mạnh Rinh
Các vị sư nói trên bị bắt cùng 14 nhà hoạt động đất đai nổi tiếng khi
đang biểu tình tuần hành trên đường phố và phản đối việc bắt giữ một số
nhà hoạt động đất đai khác bên ngoài tòa án Phnom Penh.
Sau khi bị bắt, các nhà sư gốc Khmer Nam Bộ đã bị chính quyền Phnom
Penh buộc xuất tu khẩn cấp, và đưa ra tòa xét xử. Lâu nay chính quyền
Việt Nam cũng nhiều lần yêu cầu Campuchia xét xử những nhà sư này một
cách nghiêm minh theo pháp luật vì hành vi đốt cờ Việt Nam của họ.
Thẩm phán của tòa án sơ thẩm Phnom Penh ngày 11/11 đã truy tố sư Sơn
Hải theo Điều 504 Bộ Luật Hình sự Campuchia. Theo đó, vị sư này bị xử
một năm tù, bị phạt 2 triệu Riel (tương đương 10 triệu Đồng) về tội cản
trở nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ.
Sư Thạch Sang và Khit Vannak bị buộc tội tham gia trong một liên kết
hình sự theo Điều 499 Bộ Luật Hình sự. Theo đó, hai vị sư này sẽ bị xử
từ 2 đến 5 năm tù.
Vào ngày 24/11, các tổ chức Khmer Krom đã gửi thư đến Bộ Ngoại giao
Campuchia, và Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia nhằm kêu gọi Bộ
này can thiệp thả những người bị bắt ra.
Các tổ chức Khmer Krom nói rằng việc họ bị bắt có liên quan tới hoạt
động chống Việt Nam do việc bắt giữ này xảy ra sau chuyến thăm Việt Nam
của ông Min Khin, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giao Campuchia.
Nhà hoạt động đất đai Campuchia bị lực lượng an ninh bắt ngày 11 tháng 11 năm 2014. RFA PHOTO/QUỐC VIỆT.
Ông Trần Mạnh Rinh, Trưởng ban kế hoạch của Liên minh Khmer Kampuchia Krom (KKF) tại Hoa Kỳ phát biểu: “Vào ngày 8-9/11 vừa qua, ông Min Khin, Bộ trưởng Bộ Nghi
Lễ và Tôn giáo Campuchia có qua Việt Nam. Sau khi ông trở về được vài
ngày, ông sư Sơn Hải bị bắt. Điều này chứng tỏ rằng ông Min Khin bị mua
chuộc hoặc bị áp lực từ Việt Nam để bắt mấy nhà sư Khmer Krom bởi vì mấy
nhà sư này là những người tích cực phản đối và đốt lá cờ Việt Nam trước
tòa Đại sứ Việt Nam tại Campuchia. Hơn nữa, trong số ba nhà sư bị bắt toàn là Khmer Krom. Cho nên
chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Campuchia nhắm vào Khmer Krom để bắt, để
khống chế. Theo chúng tôi, nhất là ông sư Sơn Hải là những người tích
cực nhất trong cuộc biểu tình chống, phản đối lời phát biểu của ông Trần
Văn Thông trước ĐSQVN. Ông Sơn Hải cũng là người đề xướng ra việc lá
đốt cờ của Việt Nam. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng đây là vấn đề chính trị
bởi vì họ bị chú ý trước. Họ bị bắt vì lý do chính trị chứ không phải
vì lý do hình sự như bên tòa án kết tội.”
Chính quyền Campuchia từ chối bình luận
Ông Min Khin, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia từ chối bình
luận về những thông tin nói rằng ông chịu áp lực hay nhận lời yêu cầu
của Việt Nam nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trước đó.
Bộ Tôn giáo Campuchia chỉ cho phóng viên Quốc Việt biết rằng phía
Giáo hội Phật giáo Campuchia đang họp về việc buộc xuất tu đối với 3 vị
sư Khmer Krom nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Liên quan tới bức thư của Liên Minh Khmer Kampuchia Krom, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia là ông Koy Kuong cho RFA
biết ngày 2/12 rằng Bộ chưa nhận được thư từ của các tổ chức Khmer
Krom.
Chúng tôi không biết nội dung thư viết
gì. Nhưng mọi vấn đề liên quan tòa án, là công việc của tòa án, hãy để
tòa án làm nhiệm vụ của mình.
-Koy Kuong
Ông Koy Kuong cho biết: “Chúng tôi không biết nội dung thư viết gì. Nhưng mọi vấn đề liên
quan tòa án, là công việc của tòa án, hãy để tòa án làm nhiệm vụ của
mình. Không có cơ quan nào có thể can thiệp vào công việc của tòa án.”
Trong khi đó, khoảng 20 tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế phát
đi một thông cáo chung cho rằng những cáo buộc của tòa chỉ là một thủ
thuật của cơ quan chức năng để chống đối vị sư Khmer Krom từng đốt cờ
Việt Nam.
Thông cáo nhấn mạnh việc bắt bớ, giam cầm sư sãi và nhà hoạt động đất
đai là hành động cản trở đến tiền trình dân chủ, không tôn trọng quyền
cơ bản công dân và có động cơ chính trị.
Bên cạnh đó, các tổ chức dân sự, nhà hoạt động đất đai và sư sãi
khiếu nại trước nhà tù Prey Sar mỗi ngày Chủ Nhật nhằm yêu câu Chính phủ
và Bộ Tư pháp trả tự do cho 17 người bị bắt vô điều kiện.
Trước bị bắt, sư Sơn Hải trao đổi với phóng viên RFA rằng ông đang bị
công an theo dõi và đe dọa vì trước đó ông đốt cờ Việt Nam. Chính phủ
Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Campuchia xử lý ông do phía Việt Nam coi
hành động đốt cờ là sự cố tình xúc phạm nhân dân Việt Nam.
Sư Sơn Hải: “Chính quyền Việt Nam được hợp tác với chính quyền địa
phương Campuchia này để sắp xếp cho bắt sư vì sư đã có mặt trong cuộc
biểu tình phản đối Việt Nam hai, ba ngày vừa qua. Sư cũng không biết lý
do tại sao họ muốn bắt sư nhưng sư có hành động đốt cờ của Việt Nam
trước đó.”
Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Tư pháp là ông Kem Santepheap khẳng
định những người bị bắt nói trên không hề có liên quan đến vấn đề chính
trị. Theo ông, Bộ Tư pháp không thể can thiệp vào sự quyết định của Tòa
án.
Trong trường hợp, các tổ chức dân sự, người dân không tin vào tòa án
hay nói tòa án thiếu minh bạch hoặc chịu áp lực từ bên ngoài, họ cần
phải có bằng chứng rõ ràng.
Ông Kem Santepheap nói: “Việc cáo buộc tòa án thiếu minh bạch,
không khách quan hay cáo buộc tòa án chịu sức ép từ bên ngoài chỉ là
những thông tin tuyên truyền. Người dân có thể khiếu nại lên Hội đồng
Thẩm phán tối cao để điều tra tòa án tối cao hay tòa án địa phương nếu
họ có bằng chứng về sự quyết định bất thường của Thẩm phán.”
Được biết, hiện 3 vị sư Khmer gốc Nam Bộ và 14 nhà hoạt động đất đai,
nhân quyền nổi tiếng bị xử tù và bị chuyển tới nhà tù Prey Sar ở ngoài ô
Phnom Penh. Tất cả là những nhà hoạt động nổi tiếng từng tham gia nhiều
cuộc biểu tình chống Việt Nam, chống tham nhũng, chống chính phủ cưỡng
chế đất.
Hiện, 17 người này bị cáo buộc về các tội cản trở giới chức làm công
vụ, cố ý kích động bạo lực, phá hoại tài sản công cộng và phỉ báng chính
phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét