Trọng Nghĩa – RFI
Cuộc tập trận Hán Quang diễn ra tại
phía bắc Đài Loan hôm 19/04/2012 nhằm thực tập bảo vệ thủ đô Đài Bắc
trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.REUTERS/Pichi Chuang
Cử tri Đài Loan hôm Chủ nhật 30/11/2014 qua đã giáng cho phe thân Bắc Kinh một đòn đau trong cuộc bầu cử địa phương. Trung Quốc đã phản ứng thận trọng, cho rằng chính sách Đài Loan của họ không thay đổi. Báo chí Đài Loan hiện đang hoài nghi về chính sách đó. Báo mạng Đài Loan Want China Times ngày 04/12/2014 vừa nhắc lại lời báo động của Tư lệnh Không quân Ấn Độ, cho rằng vào khoảng năm 2050, Trung Quốc sẽ sáp nhập xong Đài Loan.
Theo báo mạng Đài Loan, Tướng Arup Raha, Tư lệnh Không quân Ấn đã có
tuyên bố như trên nhân một cuộc nói chuyện do tập đoàn chế tạo máy bay
Hindustan Aeronautics tổ chức ngày 29/11. Viên sĩ quan này thẩm định là
vào thời điểm năm 2050, Trung Quốc sẽ hoàn tất việc thôn tính tất cả
những vùng mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, từ Đài Loan, đến các quần đảo do
Nhật Bản quản lý, một số vùng lãnh thổ hiện trong tay Nga và Mông Cổ, và
chiếm đóng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Theo ông Raha : « Trọng tâm chiến lược thế giới đã chuyển dịch qua Châu Á và Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng đang có những thách thức rất lớn về an ninh trong khu vực, và trước tiên hết là một nước Trung Quốc quyết đoán ». Theo nhân vật này đó là một tình hình không hay vì sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc vẫn còn là một giấc mơ xa vời : « Một Trung Quốc quyết đoán đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển sức mạnh quân sự…, tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển quốc tế, các hải đảo và không phận tại Biển Đông và Biển Hoa Đông ».
Trích dẫn một bài viết của một chuyên gia phân tích an ninh tên tuổi tại Hồng Kông, Tư lệnh không quân Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự để thôn tính Đài Loan và miền Nam Tây Tạng (tức là vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ), đánh chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang được Nhật Bản quản lý, chiếm luôn quần đảo Trường Sa (đang có Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Philippines tuyên bố chủ quyền), và phục hồi các vùng lãnh thổ bị mất vào tay Nga và Mông Cổ.
Viên tướng Ấn Độ đã không tránh khỏi bi quan khi nhận định rằng : « Tôi hy vọng khả năng đó không trở thành sự thật, nhưng hiện giờ đang có những nghi vấn là liệu sự vươn lên của Trung Quốc có mang tính chất hòa bình hay không. » Trong tình hình đó, viên tướng này kết luận : « Chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải chuẩn bị để đối phó với thách thức đó trong một tương lai gần ».
Theo tờ Want China Time, ông Hàn Húc Đông (Han Xudong), một chuyên gia thuộc Đại học Quốc phòng của Quân đội Trung Quốc, đã bác bỏ ý kiến của viên tướng Ấn Độ, cho rằng nhân vật này đã phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để làm nổi bật tầm quan trọng của lực lượng Không quân Ấn Độ qua đó giành được nhiều ngân sách hơn.
Theo ông Hàn Húc Đông, tại Ấn Độ, vì Không quân, Lục quân, Hải quân đều độc lập với nhau và không có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của Nhà nước, cho nên các binh chủng này luôn phải đấu tranh để có thêm ngân sách.
Theo ông Raha : « Trọng tâm chiến lược thế giới đã chuyển dịch qua Châu Á và Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng đang có những thách thức rất lớn về an ninh trong khu vực, và trước tiên hết là một nước Trung Quốc quyết đoán ». Theo nhân vật này đó là một tình hình không hay vì sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc vẫn còn là một giấc mơ xa vời : « Một Trung Quốc quyết đoán đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển sức mạnh quân sự…, tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển quốc tế, các hải đảo và không phận tại Biển Đông và Biển Hoa Đông ».
Trích dẫn một bài viết của một chuyên gia phân tích an ninh tên tuổi tại Hồng Kông, Tư lệnh không quân Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự để thôn tính Đài Loan và miền Nam Tây Tạng (tức là vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ), đánh chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang được Nhật Bản quản lý, chiếm luôn quần đảo Trường Sa (đang có Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Philippines tuyên bố chủ quyền), và phục hồi các vùng lãnh thổ bị mất vào tay Nga và Mông Cổ.
Viên tướng Ấn Độ đã không tránh khỏi bi quan khi nhận định rằng : « Tôi hy vọng khả năng đó không trở thành sự thật, nhưng hiện giờ đang có những nghi vấn là liệu sự vươn lên của Trung Quốc có mang tính chất hòa bình hay không. » Trong tình hình đó, viên tướng này kết luận : « Chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải chuẩn bị để đối phó với thách thức đó trong một tương lai gần ».
Theo tờ Want China Time, ông Hàn Húc Đông (Han Xudong), một chuyên gia thuộc Đại học Quốc phòng của Quân đội Trung Quốc, đã bác bỏ ý kiến của viên tướng Ấn Độ, cho rằng nhân vật này đã phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để làm nổi bật tầm quan trọng của lực lượng Không quân Ấn Độ qua đó giành được nhiều ngân sách hơn.
Theo ông Hàn Húc Đông, tại Ấn Độ, vì Không quân, Lục quân, Hải quân đều độc lập với nhau và không có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của Nhà nước, cho nên các binh chủng này luôn phải đấu tranh để có thêm ngân sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét