VOA
Theo tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc, hiện có khoảng hơn 400 Viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ đặt tại các trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ và nhiều nước châu Phi.
Việt Nam đã chính thức khánh thành Học viện Khổng Tử và đích thân ông
Du Chính Thanh, nhân vật đứng hàng thứ tư trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc, đã dự lễ gắn biển tại Đại học Hà Nội.
Trong buổi lễ diễn ra sáng hôm nay, 27/12, hiệu trưởng trường đại học này nói rằng việc thành lập Học viện Khổng Tử sẽ “góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt – Trung”.
Trong khi đó, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam gọi Học viện này là “cầu nối góp phần làm sinh động quan hệ” giữa hai nước.
Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng quan chức chủ nhà ký vào bản thỏa thuận về việc thành lập Học viện Khổng Tử, nhưng dự án này đã vấp phải phản ứng của các học giả cũng như người dân trong nước.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà sử học có nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Viện Khổng tử là “một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam”.
Theo ông Nhã, sự mở rộng văn hóa của Trung Quốc “không phải là hướng có lợi cho Việt Nam”.
Trong khi đó, blogger Paulo Thành Nguyễn cho rằng Viện Khổng tử là một trong những công cụ để Trung Quốc “thể hiện mộng bá quyền”.
Tin cho hay, ý tưởng thành lập Viện này ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009, nhưng theo nhận định của giới quan sát, những mối căng thẳng ở biển Đông đã làm cho dự án này bị trì hoãn.
Theo tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc, hiện có khoảng hơn 400 Viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ đặt tại các trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ và nhiều nước châu Phi.
Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài ba ngày và kết thúc hôm nay, ông Du, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh muốn mối bang giao với Việt Nam “đi đúng hướng”.
Ông cũng được báo chí Trung Quốc trích lời nói rằng ông đã được Chủ tịch Tập Cận Bình cử tới Việt Nam để “củng cố lòng tin giữa hai nước, thiết lập sự đồng thuận”.
Theo VGP, VnExpress, VOA
Trong buổi lễ diễn ra sáng hôm nay, 27/12, hiệu trưởng trường đại học này nói rằng việc thành lập Học viện Khổng Tử sẽ “góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt – Trung”.
Trong khi đó, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam gọi Học viện này là “cầu nối góp phần làm sinh động quan hệ” giữa hai nước.
Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng quan chức chủ nhà ký vào bản thỏa thuận về việc thành lập Học viện Khổng Tử, nhưng dự án này đã vấp phải phản ứng của các học giả cũng như người dân trong nước.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà sử học có nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Viện Khổng tử là “một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam”.
Theo ông Nhã, sự mở rộng văn hóa của Trung Quốc “không phải là hướng có lợi cho Việt Nam”.
Trong khi đó, blogger Paulo Thành Nguyễn cho rằng Viện Khổng tử là một trong những công cụ để Trung Quốc “thể hiện mộng bá quyền”.
Tin cho hay, ý tưởng thành lập Viện này ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009, nhưng theo nhận định của giới quan sát, những mối căng thẳng ở biển Đông đã làm cho dự án này bị trì hoãn.
Theo tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc, hiện có khoảng hơn 400 Viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ đặt tại các trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ và nhiều nước châu Phi.
Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài ba ngày và kết thúc hôm nay, ông Du, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh muốn mối bang giao với Việt Nam “đi đúng hướng”.
Ông cũng được báo chí Trung Quốc trích lời nói rằng ông đã được Chủ tịch Tập Cận Bình cử tới Việt Nam để “củng cố lòng tin giữa hai nước, thiết lập sự đồng thuận”.
Theo VGP, VnExpress, VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét