Nguyễn Hưng Quốc -VOA
Mấy tuần vừa qua, tôi gặp một số bạn bè, vốn là những trí thức và cán
bộ trong nước có dịp sang Úc. Đề tài nói chuyện hầu như bao giờ cũng
xoay về với trang blog Chân Dung Quyền Lực. Điều tôi ngạc nhiên nhất là
tất cả họ đều đọc, hơn nữa, đọc rất kỹ các bài báo tố cáo nạn tham nhũng
đăng trên Chân Dung Quyền Lực. Và tất cả đều tin những lời tố cáo ấy là
đúng sự thật. Theo họ, tài sản khổng lồ đến từ tham nhũng của cha con
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải cũng như của Phó
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng đã được rất nhiều người
trong nước ghi nhận và bàn tán từ lâu.
Tất cả những người bạn ấy đều cho vụ tố cáo tham nhũng trên trang Chân Dung Quyền Lực đều, thứ nhất, xuất phát từ trong nội bộ cao cấp của đảng Cộng sản, và thứ hai, gắn liền với các tranh chấp chính trị thời kỳ trước Đại hội đảng vào đầu năm 2016.
Tuy nhiên, khi nói đến tranh chấp quyền lực, có một vấn đề nổi lên: ai tranh chấp với ai?
Dễ thấy nhất, từ trang Chân Dung Quyền Lực, là sự ca ngợi dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đã làm thủ tướng hai nhiệm kỳ, chắc chắn là Nguyễn Tấn Dũng không thể tranh giành chức thủ tướng lần nữa. Chiếc ghế duy nhất mà ông có thể nhắm tới là chức Tổng bí thư đảng thay thế cho Nguyễn Phú Trọng, người, năm tới, đã 71 tuổi, lứa tuổi hầu như bắt buộc phải về hưu. Để cạnh tranh vào chức Tổng bí thư, đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng là ai? Theo thông lệ từ mấy cuộc đại hội vừa rồi, từ Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng, người làm chủ tịch Quốc Hội có khuynh hướng được chọn để làm Tổng bí thư. Tuy nhiên, trong kỳ đại hội vào năm 2016 thì khác. Nguyễn Sinh Hùng sinh năm 1946, sang năm sẽ 70 tuổi, không có khả năng sẽ được lưu dụng. Đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn lại một người: Trương Tấn Sang, người đang giữ chức Chủ tịch nước, cùng tuổi với Nguyễn Tấn Dũng. Để tìm cách loại trừ Trương Tấn Sang, trên trang Chân Dung Quyền Lực có 20 bài viết về ông, không những tố cáo ông tham nhũng mà còn tố cáo việc ông, lúc còn trẻ, bị chính quyền Miền Nam bắt, không chịu đựng được các cuộc tra tấn, đã khai báo nội tình của “cách mạng”. Hơn nữa, ngay cả khi lên làm Chủ tịch nước, ông vẫn có quan hệ với những thành phần đối kháng và đòi hỏi dân chủ. Trương Tấn Sang lại là người chuyên tìm cách để hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, gây mất đoàn kết trong nội bộ đảng, v.v…
Đó là chiếc ghế Tổng bí thư, còn chiếc ghế thủ tướng thì sao? Bình thường, người có khả năng lên làm thủ tướng là một trong các phó thủ tướng. Trong các phó thủ tướng hiện nay, người có nhiều triển vọng nhất là Nguyễn Xuân Phúc, còn khá trẻ (sinh năm 1954) và cũng là người duy nhất hiện nằm trong Bộ Chính trị. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà những người đằng sau Chân Dung Quyền Lực nhắm tới là triệt hạ con đường lên chức Thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc. Không có người nào bị đả kích một cách kịch liệt như ông. Vấn đề là: ai nã súng cối vào Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế thủ tướng? Chỉ có một trong hai hoặc cả hai khả năng: Một, người nào đó đang muốn chạy đua vào chức vụ thủ tướng; trong trường hợp này, người đó, phải đang nắm giữ chức phó thủ tướng; và hai, một người nào đó đang có tham vọng bày lại ván cờ chính trị tại Việt Nam với những khuôn mặt mới nằm trong tay mình để dễ thao túng.
Điều khó giải thích nhất là những cuộc tố cáo nhắm vào Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trên trang Chân Dung Quyền Lực, ngoài Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang, người bị tố cáo nhiều nhất là Phùng Quang Thanh. Tại sao? Chắc chắn không phải tại ông tham nhũng hơn những người khác. Chuyện tham nhũng ở Việt Nam, hầu như không có người nào trong bộ máy chính quyền tránh được. Vấn đề ở đây là: Tại sao người ta chọn tố cáo người này thay vì người khác. Ví dụ dễ thấy nhất: Trang Chân Dung Quyền Lực hoàn toàn không đụng đến Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Ai cũng biết, ở Việt Nam hiện nay, nơi được xem là cái ổ của tham nhũng chính là công an. Không ai tin Trần Đại Quang có bàn tay sạch cả. Vậy tại sao Chân Dung Quyền Lực không hề đụng đến ông mà chỉ tập trung vào Phùng Quang Thanh? Câu hỏi ấy dẫn đến hai khả năng: Một, người ta tìm cách triệt hạ con đường tiến thân của Phùng Quang Thanh và hai, người ta muốn thay đổi cơ cấu quyền lực trong quân đội.
Hai khả năng ấy thật ra chỉ tập trung vào một người: Phùng Quang Thanh. Gần đây, nghe đồn Phùng Quang Thanh có thể sẽ được bầu vào chiếc ghế Chủ tịch nước để thay cho Trương Tấn Sang. Số lượng các bài tố cáo sự tham nhũng của bố con ông nằm trong âm mưu ấy chăng? Nhưng nếu vậy, ai sẽ được lợi trong âm mưu triệt hạ này? Ai đang nuôi tham vọng chạy đua vào chiếc ghế chủ tịch nước? Hơn nữa, cũng không loại trừ khả năng người ta không những ngăn chận con đường leo lên ghế chủ tịch nước của Phùng Quang Thanh mà còn muốn hất ông ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng như cái chân trong Bộ Chính trị nữa.
Tất cả những vấn đề nêu trên, theo tôi, đều đúng. Tuy nhiên, cũng theo tôi,
không nên tập trung quá nhiều vào các cuộc tranh chấp nội bộ trên trang Chân Dung Quyền Lực. Đó chỉ là một khía cạnh; một khía cạnh quan trọng và cực kỳ lý thú, nhưng dù sao cũng chỉ là một khía cạnh. Còn một khía cạnh khác, nổi lên từ trang Chân Dung Quyền Lực là bộ mặt thật của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Không nên vì quá tập trung vào các bài đã đăng để chỉ thấy, trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng cũng như hai bố con Phùng Quang Thanh – Phùng Quang Hải là tham nhũng. Đó chỉ là những kẻ đã bị tố cáo. Còn những kẻ chưa bị tố cáo thì sao? Chắc chắn là họ cũng tham nhũng không thua gì những kẻ kia. Về độ giàu có của con cái và thân nhân, từ lâu ai cũng biết, hầu như không có ai bằng Nguyễn Tấn Dũng cả. Về mức độ tham nhũng, cũng từ lâu, ai cũng thấy không ai bằng công an; vậy tài sản của Trần Đại Quang như thế nào?
Nhìn vào những kẻ chưa được Chân Dung Quyền Lực đề cập, chúng ta dễ dàng thấy trang báo mạng này còn thiếu sót rất nhiều. Nó cố nói lên sự thật. Nhưng đó chỉ là một phần sự thật. Còn những góc cạnh khác, hầu như ai cũng biết, nhưng biết một cách mơ hồ. Chúng ta hy vọng sẽ có những trang báo khác lần lượt phanh phui hết tất cả những tệ nạn tham nhũng của tất cả những người đang nắm giữ quyền lực tại Việt Nam hiện nay.
Tất cả. Chứ không phải chỉ có một số người đang tranh chấp quyền lực với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tất cả những người bạn ấy đều cho vụ tố cáo tham nhũng trên trang Chân Dung Quyền Lực đều, thứ nhất, xuất phát từ trong nội bộ cao cấp của đảng Cộng sản, và thứ hai, gắn liền với các tranh chấp chính trị thời kỳ trước Đại hội đảng vào đầu năm 2016.
Tuy nhiên, khi nói đến tranh chấp quyền lực, có một vấn đề nổi lên: ai tranh chấp với ai?
Dễ thấy nhất, từ trang Chân Dung Quyền Lực, là sự ca ngợi dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đã làm thủ tướng hai nhiệm kỳ, chắc chắn là Nguyễn Tấn Dũng không thể tranh giành chức thủ tướng lần nữa. Chiếc ghế duy nhất mà ông có thể nhắm tới là chức Tổng bí thư đảng thay thế cho Nguyễn Phú Trọng, người, năm tới, đã 71 tuổi, lứa tuổi hầu như bắt buộc phải về hưu. Để cạnh tranh vào chức Tổng bí thư, đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng là ai? Theo thông lệ từ mấy cuộc đại hội vừa rồi, từ Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng, người làm chủ tịch Quốc Hội có khuynh hướng được chọn để làm Tổng bí thư. Tuy nhiên, trong kỳ đại hội vào năm 2016 thì khác. Nguyễn Sinh Hùng sinh năm 1946, sang năm sẽ 70 tuổi, không có khả năng sẽ được lưu dụng. Đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn lại một người: Trương Tấn Sang, người đang giữ chức Chủ tịch nước, cùng tuổi với Nguyễn Tấn Dũng. Để tìm cách loại trừ Trương Tấn Sang, trên trang Chân Dung Quyền Lực có 20 bài viết về ông, không những tố cáo ông tham nhũng mà còn tố cáo việc ông, lúc còn trẻ, bị chính quyền Miền Nam bắt, không chịu đựng được các cuộc tra tấn, đã khai báo nội tình của “cách mạng”. Hơn nữa, ngay cả khi lên làm Chủ tịch nước, ông vẫn có quan hệ với những thành phần đối kháng và đòi hỏi dân chủ. Trương Tấn Sang lại là người chuyên tìm cách để hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, gây mất đoàn kết trong nội bộ đảng, v.v…
Đó là chiếc ghế Tổng bí thư, còn chiếc ghế thủ tướng thì sao? Bình thường, người có khả năng lên làm thủ tướng là một trong các phó thủ tướng. Trong các phó thủ tướng hiện nay, người có nhiều triển vọng nhất là Nguyễn Xuân Phúc, còn khá trẻ (sinh năm 1954) và cũng là người duy nhất hiện nằm trong Bộ Chính trị. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà những người đằng sau Chân Dung Quyền Lực nhắm tới là triệt hạ con đường lên chức Thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc. Không có người nào bị đả kích một cách kịch liệt như ông. Vấn đề là: ai nã súng cối vào Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế thủ tướng? Chỉ có một trong hai hoặc cả hai khả năng: Một, người nào đó đang muốn chạy đua vào chức vụ thủ tướng; trong trường hợp này, người đó, phải đang nắm giữ chức phó thủ tướng; và hai, một người nào đó đang có tham vọng bày lại ván cờ chính trị tại Việt Nam với những khuôn mặt mới nằm trong tay mình để dễ thao túng.
Điều khó giải thích nhất là những cuộc tố cáo nhắm vào Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trên trang Chân Dung Quyền Lực, ngoài Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang, người bị tố cáo nhiều nhất là Phùng Quang Thanh. Tại sao? Chắc chắn không phải tại ông tham nhũng hơn những người khác. Chuyện tham nhũng ở Việt Nam, hầu như không có người nào trong bộ máy chính quyền tránh được. Vấn đề ở đây là: Tại sao người ta chọn tố cáo người này thay vì người khác. Ví dụ dễ thấy nhất: Trang Chân Dung Quyền Lực hoàn toàn không đụng đến Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Ai cũng biết, ở Việt Nam hiện nay, nơi được xem là cái ổ của tham nhũng chính là công an. Không ai tin Trần Đại Quang có bàn tay sạch cả. Vậy tại sao Chân Dung Quyền Lực không hề đụng đến ông mà chỉ tập trung vào Phùng Quang Thanh? Câu hỏi ấy dẫn đến hai khả năng: Một, người ta tìm cách triệt hạ con đường tiến thân của Phùng Quang Thanh và hai, người ta muốn thay đổi cơ cấu quyền lực trong quân đội.
Hai khả năng ấy thật ra chỉ tập trung vào một người: Phùng Quang Thanh. Gần đây, nghe đồn Phùng Quang Thanh có thể sẽ được bầu vào chiếc ghế Chủ tịch nước để thay cho Trương Tấn Sang. Số lượng các bài tố cáo sự tham nhũng của bố con ông nằm trong âm mưu ấy chăng? Nhưng nếu vậy, ai sẽ được lợi trong âm mưu triệt hạ này? Ai đang nuôi tham vọng chạy đua vào chiếc ghế chủ tịch nước? Hơn nữa, cũng không loại trừ khả năng người ta không những ngăn chận con đường leo lên ghế chủ tịch nước của Phùng Quang Thanh mà còn muốn hất ông ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng như cái chân trong Bộ Chính trị nữa.
Tất cả những vấn đề nêu trên, theo tôi, đều đúng. Tuy nhiên, cũng theo tôi,
không nên tập trung quá nhiều vào các cuộc tranh chấp nội bộ trên trang Chân Dung Quyền Lực. Đó chỉ là một khía cạnh; một khía cạnh quan trọng và cực kỳ lý thú, nhưng dù sao cũng chỉ là một khía cạnh. Còn một khía cạnh khác, nổi lên từ trang Chân Dung Quyền Lực là bộ mặt thật của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Không nên vì quá tập trung vào các bài đã đăng để chỉ thấy, trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng cũng như hai bố con Phùng Quang Thanh – Phùng Quang Hải là tham nhũng. Đó chỉ là những kẻ đã bị tố cáo. Còn những kẻ chưa bị tố cáo thì sao? Chắc chắn là họ cũng tham nhũng không thua gì những kẻ kia. Về độ giàu có của con cái và thân nhân, từ lâu ai cũng biết, hầu như không có ai bằng Nguyễn Tấn Dũng cả. Về mức độ tham nhũng, cũng từ lâu, ai cũng thấy không ai bằng công an; vậy tài sản của Trần Đại Quang như thế nào?
Nhìn vào những kẻ chưa được Chân Dung Quyền Lực đề cập, chúng ta dễ dàng thấy trang báo mạng này còn thiếu sót rất nhiều. Nó cố nói lên sự thật. Nhưng đó chỉ là một phần sự thật. Còn những góc cạnh khác, hầu như ai cũng biết, nhưng biết một cách mơ hồ. Chúng ta hy vọng sẽ có những trang báo khác lần lượt phanh phui hết tất cả những tệ nạn tham nhũng của tất cả những người đang nắm giữ quyền lực tại Việt Nam hiện nay.
Tất cả. Chứ không phải chỉ có một số người đang tranh chấp quyền lực với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét