RFA 11.03.2015
Một viên chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ giấu tên nói rằng
Washington có yêu cầu Hà nội ngưng cho phép Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh
để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom trong các chuyến phô tương
sức mạnh tại khu vực Thái Bình Dương.
Hãng thông tấn Reuters loan tin này hôm qua và dẫn thêm lời viên chức ngoại giao vừa nêu rằng nước Mỹ tôn trọng quyền của Việt Nam được hợp tác với bất cứ quốc gia nào, nhưng Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam bảo đảm không để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh nhằm tiến hành những hoạt động có thể làm tăng căng thẳng trong vùng.
Phát biểu của viên chức ngoại giao giấu tên của Hoa Kỳ được đưa ra vào khi tướng Vincent Brooks chỉ huy lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương nói là các máy bay ném bom của Nga gia tăng những chuyến bay tại một khu vực đầy căng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á. Ông này còn nói rõ máy bay Nga còn có những chuyến bay mang tính khiêu khích đến quanh đảo Guam, nơi có căn cứ không quân lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tướng Vincent Brooks không nói rõ là có bao nhiêu chiếc máy bay Nga thực hiện các chuyến bay khiêu khích như thế, và thực hiện vào lúc nào. Nhưng ông khẳng định rằng điều đó bắt đầu xảy ra sau khi bắt đầu có căng thẳng giữa Nga và Mỹ sau những diễn biến chính trị tại Ukraine, nơi Nga sát nhập bán đảo Crimea và trợ giúp quân ly khai tại miền đông nước này.
Cũng theo lời tướng Brooks thì những chuyến bay này ngoài việc phô trương sức mạnh còn dùng để thu thập tin tức tình báo.
Hãng thông tấn Reuters nhắc lại là hồi tháng giêng năm nay Bộ quốc phòng Nga có nói rằng một máy bay tiếp liệu kiểu Ilyushin 78 đã sử dụng căn cứ không quân Cam Ranh của Việt Nam để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom Con Gấu Tupolev 95.
Chưa thấy Việt Nam lên tiếng về lời đề nghị của phía Hoa Kỳ mà viên chức ngoại giao giấu tên vừa được Reuters loan đi.
Căn cứ Cam Ranh vốn là căn cứ quân sự của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành một căn cứ của hải quân Liên Xô. Vào năm 2001, tổng thống Vladimir Putin loan báo chấm dứt hợp đồng, rời khỏi căn cứ Cam Ranh.
Trong thời gian gần đây căn cứ này cũng đã mở cửa cho các tàu chiến Mỹ vào để sửa chữa.
Hãng thông tấn Reuters loan tin này hôm qua và dẫn thêm lời viên chức ngoại giao vừa nêu rằng nước Mỹ tôn trọng quyền của Việt Nam được hợp tác với bất cứ quốc gia nào, nhưng Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam bảo đảm không để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh nhằm tiến hành những hoạt động có thể làm tăng căng thẳng trong vùng.
Phát biểu của viên chức ngoại giao giấu tên của Hoa Kỳ được đưa ra vào khi tướng Vincent Brooks chỉ huy lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương nói là các máy bay ném bom của Nga gia tăng những chuyến bay tại một khu vực đầy căng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á. Ông này còn nói rõ máy bay Nga còn có những chuyến bay mang tính khiêu khích đến quanh đảo Guam, nơi có căn cứ không quân lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tướng Vincent Brooks không nói rõ là có bao nhiêu chiếc máy bay Nga thực hiện các chuyến bay khiêu khích như thế, và thực hiện vào lúc nào. Nhưng ông khẳng định rằng điều đó bắt đầu xảy ra sau khi bắt đầu có căng thẳng giữa Nga và Mỹ sau những diễn biến chính trị tại Ukraine, nơi Nga sát nhập bán đảo Crimea và trợ giúp quân ly khai tại miền đông nước này.
Cũng theo lời tướng Brooks thì những chuyến bay này ngoài việc phô trương sức mạnh còn dùng để thu thập tin tức tình báo.
Hãng thông tấn Reuters nhắc lại là hồi tháng giêng năm nay Bộ quốc phòng Nga có nói rằng một máy bay tiếp liệu kiểu Ilyushin 78 đã sử dụng căn cứ không quân Cam Ranh của Việt Nam để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom Con Gấu Tupolev 95.
Chưa thấy Việt Nam lên tiếng về lời đề nghị của phía Hoa Kỳ mà viên chức ngoại giao giấu tên vừa được Reuters loan đi.
Căn cứ Cam Ranh vốn là căn cứ quân sự của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành một căn cứ của hải quân Liên Xô. Vào năm 2001, tổng thống Vladimir Putin loan báo chấm dứt hợp đồng, rời khỏi căn cứ Cam Ranh.
Trong thời gian gần đây căn cứ này cũng đã mở cửa cho các tàu chiến Mỹ vào để sửa chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét