Motthegioi
Lãnh
đạp CSIS, ông Murray Hiebert cho rằng Việt Nam nên nắm thời cơ khi thị
trường vũ khí Mỹ đã từng bước mở cửa đối với Việt Nam
Ông Murray Hiebert – Phó
GĐ Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS và là chuyên gia hàng
đầu của Mỹ về Đông Nam Á lý giải tại sao Mỹ lên tiếng và hành động mạnh
tại Ukraine nhưng lại chỉ trích yếu ớt Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.
Bài phỏng vấn do Báo Một Thế Giới thực hiện:
MTG- Thưa ông Murray Hiebert, như ông đã nói,
VN càng ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ. Vậy ông nhận định gì về
phản ứng của TQ khi thấy VN và Mỹ có những hoạt động trao đổi, hợp tác
trong bối cảnh Mỹ – Trung đang có mối quan hệ ở tầm nước lớn với nhau?
TQ từng cắm Dàn khoan HD981 vào sâu lãnh hải VN hồi tháng 5.2014 |
Tôi cho rằng tạo áp lực về mặt ngoại giao với TQ là cần thiết, và
viêc sử dụng biện pháp quân sự không phải là phương sách tốt khi đối phó
với họ.
Các quan chức Hà Nội hỏi tôi là tại sao Mỹ phản ứng gay gắt với Nga
và ra các đòn trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine nhưng
khi TQ đưa dàn khoan vào vùng lãnh hải của VN thì Mỹ chỉ chỉ trích chút
ít bằng lời nói chứ không ra tay hành động gì cả.
Theo tôi, hai tình huống này hoàn toàn khác nhau xuất phát từ những
mối quan hệ ràng buộc lắt léo của nền kinh tế Mỹ. Trong vấn đề Biển
Đông, không thể dùng giải pháp cấm vận. Thay vào đó, những biện pháp
ngoại giao gây áp lực đối với TQ là cần thiết khi mà nước này có những
hành động để thể hiện sức mạnh mang tầm vóc toàn cầu của họ.
Vấn đề là phải bắt TQ hành động theo chuẩn mực của một nước lớn và
họ phải cam kết có những hành động tương xứng với tầm vóc “anh cả” của
mình chứ không ỷ mạnh hiếp yếu đối với những nước nhỏ trong khu vực.
Ông Murray Hiebert: Trung Quốc không nên ỷ mạnh hiếp yếu. |
MTG: -Ông nhận xét gì về triển vọng của tiến trình đàm phán COC1
Chuyên gia Murray Hiebert: -Tiến đến COC
là một điều tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi cũng không mấy lạc quan về chuyện
TQ sẽ hăng hái đẩy nhanh tiến trình đám phán COC quá chậm chạp như hiện
nay.
Trước đây cũng đã mất đến 10 năm mới ra được DOC2 . Việc triển khai các quy tắc của DOC đến nay cũng chẳng tiến triển gì.
Các nhà ngoại giao TQ luôn nói rằng việc triển khai DOC có nhiều
bước tiến. Trong khi đó, những các nhà ngoại giao của khối Asean cho là
mọi việc dẫm chân tại chỗ.
Tôi không hề lạc quan rằng COC sẽ trở thành hiện thực trong một thời gian ngắn ngủi.
Tôi nghĩ đến một số giải pháp mà VN có thể tiến hành để hóa giải những vấn đề ở Biển Đông như sau:
VN cần liên kết với các nước có tranh chấp lãnh hải với TQ trong
khu vực như Philippines và Malaysia. Khi những nước này vượt qua những
sự khác biệt để đạt được sự đồng thuật thông qua đàm phán, họ sẽ chứng
tỏ được với TQ là đây là cách dùng để hóa giải vấn đề xung đột ở Biển
Đông và cũng để cô lập TQ.
Theo ý kiến của tôi, VN và một số nước khác cần phải khảo sát hiện
trạng quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đang xây dựng nhiều hạng mục. Nếu
chúng ta chần chừ chờ đợi thì 5 năm sau TQ đã hoàn toàn thay đổi hiện
trạng quần đảo này.
MTG: Như vậy, theo ông là các nước Asean cần hợp tác để hóa giái ý đồ chiến thuật cắt lát salami của TQ phải không ạ?
- Vâng, đúng thế. Chúng ta gồm có VN,
Philippines, Malaysia, Brunei có thể hợp tác với Mỹ để thông qua các
biện pháp ngoại giao tiến tới giải quyết xung đột giữa những nước trong
khối Asean với nhau.
Quan trọng là phải phối hợp để khảo sát hiện trạng Biển Đông. Vì TQ
có thể dùng chiến thuật cắt lát salami của họ để thay đổi mọi thứ.
MTG: Trong bối cảnh Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí
đối với VN, ông nghĩ sao về triển vọng Mỹ đáp ứng yêu cầu từ Việt Nam?
- Tôi chỉ có thể nói là một khi lệnh cấm
bán vũ khí cho VN được dỡ bỏ một phần, điều đó đồng nghĩa là chúng ta
nhìn thấy một cửa hàng. Theo tôi được biết, thì cửa hàng đó vẫn chưa có
khách đến mua.
Hiện tại, thì Mỹ có thể cung cấp cho VN các loại vũ khí rơi vào
nhóm nâng cao năng lực giám sát lãnh hải như các loại radar, máy bay
P3-Orion. Riêng đối với một số loại vũ khí có tính năng tác chiến cao
thì lệnh cấm vẫn chưa được dỡ bỏ.
Ưu tiên số một của Mỹ là làm sao cung cấp cho VN những loại khí tài
để nâng cao năng lực giám sát lãnh hải. Theo tôi,TQ có thể có những
hành động mà VN không hề hay biết.
MTG: Nhưng dòng máy bay chống tàu ngầm P3-Orion vốn được sản
xuất từ những năm 60, dù sau này có nhiều cải tiến, có quá lỗi thời
không thưa ông?
- Dòng máy bay này vẫn được Mỹ và một số nước sử dụng. Các bạn cũng có thể cần đến dòng P8 hiện đại hơn.
Việc trang bị những thiết bị giám sát rất cần thiết để bảo vệ lãnh
hải VN nhưng theo tôi, phía VN dường như đang tỏ ra không vội vàng gì.
Trong khi đó, phía Mỹ chỉ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho VN theo từng
bước. Nên nhớ là tiến độ dỡ bỏ lệnh cấm lại phải căn cứ vào nhu cầu của
VN mà thôi.
Vấn đề tùy thuộc vào VN phải xác định mình muốn cái gì. Nếu VN tiếp
cận Mỹ và tuyên bố VN cần loại vũ khí X, phía Mỹ buộc phải xem xét lời
đề nghị của VN.
Theo hiểu biết của tôi, VN chưa có một đề xuất cụ thể cho phía Mỹ. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng động thái của VN là hơi chậm.
Theo tôi, VN cần tỏ ra quan tâm muốn mua một số loại vũ khí nào đó
từ Mỹ. Nếu không thì chẳng có lí do gì để Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm
bán vũ khí cho VN.
Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ, một phần lệnh cấm đã được dỡ bỏ có nghĩa
là cửa hàng vũ khí đã khai trương, VN hãy đến mà mua sắm đi thôi!
- Vâng, tôi nghĩ ông ấy có thể đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên ông ấy là người của đảng đối lập với đảng đang cầm quyền. Dù ông ấy là một người theo phe cộng hòa nhưng tôi nghĩ ông ấy vẫn có thể là người ủng hộ nhiệt tình cho sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và VN.
Ngoài ra, đối với P3-Orion, VN có thể dùng để giám sát từ trên không.
Quân đội Mỹ vẫn dùng loại máy bay này để giám sát Biển Đông. Đây là
loại máy bay có thể giám sát các hoạt động của những tàu ngầm.
Tôi muốn đề cập đến động thái của một số công ty vũ khí Mỹ muốn
tiếp cận thị trường VN. Tuần trước, một nhà sản xuất vũ khí Mỹ đã làm
việc với một vị tướng ở Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
MTG: Ý ông muốn nói đến công ty Lockheed, nhà sản xuất P3-Orion?
- Đúng, tuy nhiên, tôi không có thông tin gì về cuộc tiếp xúc giữa Lockheed và lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng VN 3.
MTG: Theo ông, nếu Mỹ có tân Tổng Thống vào năm 2016 là người
không thuộc đảng Dân chủ như hiện nay, liệu chính sách của Mỹ đối với VN
có nhất quán, hay sẽ có một sự thay đổi nào đó?
- So sánh giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, họ không có nhiều khác biệt về quan điểm đường lối chính sách của Mỹ đối với VN.
Nếu Tổng thống mới của Mỹ là bà Clinton, bà ấy sẽ tiếp tục những
chính sách từ trước đến nay mà Mỹ áp dụng đối với VN. Nếu Tổng Thống
mới là Jeb Bush, một chính khách đến từ bang Florida, tôi nghĩ việc đầu
tiên ông ấy sẽ làm sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng là nhìn về biên
giới phía Nam của nước Mỹ. Ý tôi muốn nói là ông Jeb Bush sẽ dành nhiều
mối quan tâm đến khu vực Mỹ La tinh hơn là các khu vực khác trên thế
giới. Nhưng bây giờ là quá sớm để dự đoán ai là Tổng thống tiếp theo.
Theo tôi, nếu đảng của Obama thắng thì chính sách xoay trục về châu
Á sẽ được chú trọng, nhưng nhìn chung đảng nào lên nắm quyền thì quan
điểm của Mỹ đối với VN vẫn không thay đổi.
MTG: Hiện có nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ khá bối rối trong
chính sách xoay trục về châu Á bởi có quá nhiều sự việc khác làm Mỹ phân
tâm như cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hay vấn đề phiến quân nhà nước hồi
giáo IS, ông có cho rằng Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Ashton Carter
sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách của ông Chuck Hagel trong việc làm ấm
mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ không, thưa ông?
|
- Tôi nghĩ ông Carter 4 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách với VN của ông Hagel5 Tuy
nhiên, tôi cũng phải nói thẳng thắn rằng ông Carter không có sự gắn bó
về mặt cá nhân với VN như ông Hagel. Ông Carter thậm chí chưa từng là
quân nhân.
Trong khi đó, ông Hagel từng là cựu binh tham chiến ở VN, ông ấy
từng bị thương ở đây. Tôi ước ông ấy có thể sang thăm VN trước khi từ
chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, lẽ ra ông Hagel phải có một chuyến viếng
thăm thú vị tới VN.
Tôi có người bạn từng tham gia chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này nên tôi biết được những điều ông Hagel định làm tại VN.
Người ta không thể thực hiện những điều này nếu VN chưa từng hiện
diện trong trái tim họ. Ông Carter là người có thể dùng trí tuệ để hiểu
VN, nhưng việc hiểu VN bằng trái tim lại là một chuyện khác với việc
nhìn nhận VN như theo kiểu “lại thêm một đất nước quan trọng khác”
Tôi có nghe thông tin ông Carter qua thăm VN vào cuối năm nay.
Chiến lược gia về Đông Nam Á hàng đầu của Mỹ ông Murray Hiebert cho rằng ông AshtonCarter sẽ tiếp tục thực hiện chính sách với VN của ông Chuck Hagel |
MTG: Cá nhân tôi từng nghe một câu chuyện hài chính trị, vâng,
tôi nghĩ chỉ là chuyện hài, là Trung Quốc có tác động đến việc ông Hagel
mất ghế Bộ trưởng. Ông có biết về mẩu chuyện hài hước này không?
- (Cười lớn) Bây giờ tôi mới
nghe lần đầu. Đương nhiên chỉ là chuyện hài. Thực ra, ông Hagel là người
rất năng động trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và
VN. Nếu bạn còn nhớ, thì ông ấy đã dùng ngôn từ mang tính đả kích mạnh
mẽ Trung Quốc tại đối thoại Shangri-la 2014.
MTG: Còn một chính khách Mỹ gắn bó với VN khác là ông John
McCain, Chủ tich Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông ấy vẫn duy trì ảnh
hưởng lớn của mình chứ thưa ông?
- Vâng, tôi nghĩ ông ấy có thể đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên ông ấy là người của đảng đối lập với đảng đang cầm quyền. Dù ông ấy là một người theo phe cộng hòa nhưng tôi nghĩ ông ấy vẫn có thể là người ủng hộ nhiệt tình cho sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và VN.
Trên thực tế, John McCain5 là quân nhân cuối cùng từng
tham chiến tại VN đang đảm đương chức vụ quan trọng trên chính trường
Mỹ. Nay thì Chuck Hagel đã ra đi. Cựu Thượng nghị sĩ Richard Lugar6, từng là Chủ tịch của Ủy ban đối ngoại Thượng viện, và cả Jim Webb7 nữa, những người am hiểu VN cuối cùng đã rời bỏ chức vụ.
Chính trường Mỹ cần phải có một thế hệ những người am hiểu VN mới.
Những người am hiểu VN hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, như trường
hợp của John McCain và John Kerry8. Đây quả là một việc đáng phải lo ngại.
Theo nhà nghiên cứu Đông Nam Á Murray Hiebert Ngoại trưởng John Kerry là một trong những chính khách hiếm hoi có mối quan hệ gắn bó với VN đang tại vị |
MTG: Ông có nghĩ thực trạng này sẽ là một thách thức
đối với chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ khi mà những chuyên gia am
hiểu về khu vực này không còn nắm quyền?
- Hoàn toàn đúng như thế! Những
kiến trúc sư của chính sách xoay trục về châu Á đang ra đi.Chính điều
này sẽ làm giảm mức độ lan tỏa áp lực để thực thi chính sách này. Tôi
không nói là chính sách này sẽ không được kéo dài. Nhưng một khi John
McCain hay Jim Webb ra đi thì tiếng nói ủng hộ cho chính sách này cũng
giảm trọng lượng.
Chiến lược gia hàng đầu về Đông Nam Á Murray Hiebert bày tỏ sự tiếc nuối khi cựu TNS phe Cộng Hòa Richard Lugar vốn rất được lòng TT Obama đã rờiT hượng viện Mỹ . Ông Richard Lugar là TNS Mỹ từng có những đánh giá tích cực về triển vọng mở cửa nền kinh tế VN từ những năm đầu của thập niên 1990. |
Cựu TNS Jim Webb từng là Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sau một thời gian rời Thượng Viện Mỹ, ông tuyên bố muốn được xem xét đủ điều kiện để trở thành ứng viên tranh cử Tổng Thống Mỹ của Đảng Dân chủ vào cuối năm 2014.Trong thông điệp tranh cử của mình, ông Jim Webb đề cập đến Việt Nam như một quốc gia quan trọng trong chiến dịch gầy dựng lại thanh thế của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Ông nói giỏi tiếng Việt và có vợ làmột nữ luật sư gốc Việt- bà Hồng Lê Webb. |
TNS John McCain được truyền thông Mỹ đánh giá là người có tư duy độc lập và có tầm nhìn xa trong việc nhận ra vị trí quan trọng của VN trong đối sách cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực châu Á. Ông Murray Hiebert nhận định John McCain, đương kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel9có vai trò lớn trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ |
Theo ông Hiebert, Bộ Quốc Phòng VN có thể mua máy bay P3-Orion của Lockheed để tăng cường năng lực giám sát và bảo vệ chủ quyền lãnh hải |
MTG: Thưa ông, vừa qua tin tức về vụ rớt máy
bay trực thăng UH1 khiến dư luận VN đau lòng trước thực tế nhiều trang
thiết bị quốc phòng của VN đang rất cũ. Ông có theo dõi chuyện này
không?
Chuyên gia Murray Hiebert:
Có chứ, nhưng tôi không muốn có những bình luận liên quan đến vụ
việc này. Tôi muốn nhắc lại cho bạn nhớ là cách đây hai tháng, Mỹ đã
bán những máy bay C130 đã qua sử dụng cho Philippines . Tôi nghĩ là VN
cũng có thể mua những thiết bị này của Mỹ.
MTG: Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện của chúng ta, tôi vẫn
bị ám ảnh bởi một câu hỏi, liệu những chiêc máy bay từ những năm 60 có
an toàn không?
Chuyên gia Murray Hiebert: Có thể P-8 là sự thay thế tốt hơn. nhưng nhiều nước vẫn còn dùng P-3.
MTG: Cám ơn ông vì cuộc trao đổi cởi mở này!
Nguyễn Thị Quỳnh Như (Thực hiện)
Chú thích của tác giả:
1. Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
2. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
3. Tiến Sĩ Ashton Carter, một nhà vật lý lý thuyết từng giữ chức
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ. Ông được Tổng Thống Obama đề cử làm người
đứng đầu Lầu Năm Góc thay thế cho cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck
Hagel bị buộc phải từ nhiệm vào cuối tháng 11.2014. Ông Carter đã yêu
cầu Thượng viện lùi thời hạn phê chuẩn việc ông làm Tân Bộ Trưởng Bộ
Quốc Phòng Mỹ đến tháng 2.2015 vì ông bị chấn thương cột sống. Ngày
22.2, ông được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu vào vị trí Bộ Trưởng Quốc phòng
Mỹ.
.5. Thượng Nghị Sĩ John McCain: Đương kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân Vụ
Thượng viện Mỹ, từng là cựu tù nhân chiến tranh tại VN. Cùng với TNS
John Kerry, ông John McCain vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan
hệ ngoại giao với VN. Ông cũng là một trong những chính khách Mỹ đầu
tiên xem Việt Nam là một đối trọng đáng giá trong khu vực mà Mỹ có thể
hợp tác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
John McCain cùng với các ông Jim Webb, Chuck Hagel thuộc lứa quân nhân đầu tiên của Mỹ tham chiến ở VN.
6.Cựu Thượng Nghị Sĩ Richard Lugar, từng làm việc trong Ủy ban đối
ngoại Thượng viện Mỹ, là một trong những nhà lập pháp đầu tiên của Mỹ
tới VN sau năm 1975.
7. Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, tác giả của nhiều cuốn sách đề tài
chiến tranh bán chạy. Một trong những cuốn tiểu thuyết đáng chú ý của
ông là Fields of Fire (Những cánh đồng lửa). Ông Jim Webb có vợ là người Việt Nam
8.Thượng Nghĩ Sĩ John Kerry, đương kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ là
người có công hàn gắn quan hệ Việt – Mỹ. Ông là một trong những người
tiên phong ủng hộ việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam . Năm
1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và John McCain yêu cầu gỡ
bỏ cấm vận Việt Nam.
9. Tại Hội Nghị Shangri-la lần thứ 13, Bộ trưởng Chuck Hagel đăng
đàn với những chỉ trích gay gắt Trung Quốc hành động đơn phương, gây
bất ổn để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh cam kết
của Washington là việc tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương là một
thực tế chứ không chỉ là ý định
Tiểu sử ông Murray Hiebert:
Ông Murray Hiebert là nhà nghiên cứu cao cấp, là Phó giám đốc chương
trình Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế ở
Washington D.C. (CSIS)Trước khi gia nhập CSIS, ông Murray Hiebert là Phó Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương Mại Mỹ, nơi ông có nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Châu Á.
Ông làm việc cho Phòng Thương Mại Mỹ vào năm 2006, sau khi thôi việc ở tòa soạn tờ Wall Street Journal.
Lúc còn làm phóng viên cho tờ Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), ông là cây bút chuyên đưa tin tức liên quan thương mại, sở hữu trí tuệ và quá trình Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Trước khi được cử đi công tác tại Bắc Kinh, ông Murray Hiebert từng làm việc cho tờ Wall Street Journal , ấn bản Châu Á, và tờ Far Eastern Economic Review (Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông) ở Washington, chuyên trách mảng quan hệ đối ngoại của Mỹ với các nước châu Á.
Từ năm 1995 đến 1999, ông Hiebert làm việc cho tờ tạp chí này ở Kuala Lumpur
Ông có nhiều bài viết xung quanh khủng hoảng tài chính châu Á và tường thuật về sự phát triển ở Singapore.
Trong những năm đầu của thập niên 1990, ông được ban biên tập tạp chí biệt phái đến Hà Nội để tường thuật về quá trình cải cách kinh tế của VN.
Ông gia nhập văn phòng của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông vào năm 1986, chuyên trách mảng thông tin về phát triển kinh tế-chính trị ở VN, Cam-pu-chia và Lào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét