Người Việt miền Bắc nhớ lại cuộc chiến 40 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ
Binh lính tụ họp trong rừng dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh trong phác hoạ thời chiến do Nguyễn Minh Định, người cha quá cố của giáo sư Nguyễn Đại Cổ Việt thuộc đại học Quốc gia Việt Nam (tài liệu của Nguyễn Đại Cổ Việt)Bốn mươi năm trước vào ngày 30 tháng Tư 1975, Nguyễn Đăng Phát đã có được một ngày hạnh phúc nhất đời ông.
Buổi sáng hôm ấy, khi quân đội cộng sản tràn vào thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam và buộc chính quyền do Hoa Kỳ hậu thuẫn đầu hàng, người lính Quân đội Bắc Việt Nam đã ăn mừng cuộc chiến chấm dứt cùng với một đám đông dân chúng tại Hà Nội. Thành phố này sắp trở thành thủ đô của một Việt Nam thống nhất. “Mọi con đường đều đầy ắp người cầm cờ,” Nguyễn, giờ đã 65, kể lại với tôi. “Không còn tiếng máy bay, tiếng bom, hoặc tiếng gào thét. Thời điểm hạnh phúc ấy thật không thể tả được.”
Sự kiện này, còn được biết ở Hoa Kỳ là sự sụp đổ của Sài Gòn cùng những hình ảnh mờ ảo về những người Việt tìm cách chen lên những chiếc trực thăng để được di tản, đang được kỷ niệm như Ngày Thống nhất tại Hà Nội. Ngày lễ không liên quan nhiều đến việc phản ánh rõ rệt cuộc chiến kéo dài hơn 15 năm của đất nước này, trong đó miền Bắc Việt Nam và những người ủng hộ nó ở miền Nam tranh đấu để thống nhất đất nước dưới quyền cộng sản, và Hoa Kỳ can thiệp hộ cho chính quyền chống cộng sản Nam Việt Nam. Hơn 58 nghìn lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến từ 1960 đến 1975; con số ước lượng về binh lính và thường dân Việt Nam của cả hai phía khác biệt rất lớn, từ 2,1 đến 3,8 triệu người trong giai đoạn người Mỹ can thiệp cũng như trong những tranh chấp trước và sau đấy.
Ở Hoa Kỳ, câu chuyện về cuộc thất trận của Mỹ và Nam Việt Nam thì như nhau. Nhưng thế hệ người dân miền Bắc Việt Nam sống trong cuộc chiến lại có trải nghiệm khác về những sự kiện, và vừa qua một số người đã kể lại với tôi cảm giác của “bên thắng cuộc” ra sao.
Hàng chục năm sau cái mà ở đây gọi là “Chiến tranh Chống Mỹ,” Việt Nam vẫn còn là một quốc gia cộng sản. Những nó cũng dần mở cửa cho giới đầu tư nước ngoài, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Á. Là một người Mỹ sống tại thủ đô Việt Nam trong ba năm, hiếm khi tôi nghe được những thảo luận về cuộc chiến. Tại hồ Hữu Tiệp, nằm tại ngã tư yên tĩnh của hai con hẻm dân cư, những người tiểu thương đang bày bán trái cây tươi mà không thèm để ý đến xác chiếc B-52 bị bắn rơi vào năm 1972, vẫn còn nhô lên khỏi mặt nước như một đài tưởng niệm. Và khách bộ hành cũng không dừng lại để đọc tấm bảng viết bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh về “chiến công lừng lẫy” bắn rơi chiếc máy bay ném bom của “đế quốc Mỹ”.
Một công nhân đang nghỉ gần Hồ Hữu Tiệp (Reuters)Thật hiếm hoi khi tìm thấy những chứng tích về chiến thắng của phe cộng sản trên những con phố Hà Nội. Phố Khâm Thiên, một con đường lớn tại trung tâm thành phố, nhộn nhịp xe máy và cửa hàng bán quần áo và iPhone. Có ít bằng chứng cho thấy khoảng 2 nghìn ngôi nhà bị phá huỷ và gần 300 người bị giết gần đấy trong cuộc “dội bom Giáng Sinh” năm 1972, chiến dịch ném bom nặng nề nhất trong cuộc chiến, do chính quyền Nixon ra lệnh nhằm buộc miền Bắc thương lượng để chấm dứt chiến tranh.
“Mảnh thi thể nằm khắp nơi,” Phạm Thái Lan nhớ lại, là một sinh viên ngành y, bà đã phụ giúp trong công tác cứu hộ. Lần đầu tiên bà thấy nhiều xác chết như thế bên ngoài bệnh viện. Giờ là một cụ già vui vẻ ở tuổi 66, bà trở nên trầm tư khi kể về những ngày tháng ấy. Như Nguyễn, người cựu chiến binh ở trên đã nói với tôi: “Nói về chiến tranh là nói về những kỷ niệm đau thương và mất mát.”
* * *Khi tôi trao đổi với người dân Hà Nội về trải nghiệm của họ “trong cuộc chiến,” họ thường hỏi ý tôi đang nói về cuộc chiến nào. Đối với những người thuộc thế hệ của Nguyễn, Chiến tranh Chống Mỹ chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp đầy bạo lực kéo dài hàng chục năm đầy sợ hãi và tranh chấp, nằm giữa cuộc chiến tranh giành độc lập từ người Pháp từ những năm đầu 1940 và cuộc chiến tranh biên giới dài một tháng với Trung Quốc vào năm 1979.
Vũ Văn Vinh, giờ đã 66, chỉ mới năm tuổi khi người Pháp rút khỏi thuộc địa Việt Nam vào năm 1954. Lúc đó ông đã biết sợ những sĩ quan Pháp đi tuần trên những đường phố trong thị trấn quê ông tại Quảng Ninh, đông bắc Hà Nội. “Mỗi khi tôi thấy người nước ngoài, tôi lại sợ,” Vũ nói với tôi. Mười năm sau, Hoa Kỳ bắt đầu đánh bom Bắc Việt Nam.
Lần đầu tiên ông nhìn thấy chiếc B-52, ông há hốc miệng nhìn lên trời, tìm cách hiểu nó là gì: “Tại sao một chiếc máy bay mẹ lại thả ra những chiếc máy bay con?” Một phút sau, ông nói, “Mọi thứ đều rung chuyển. Đá lăn, nhà cửa sụp đổ.” Ông chạy về nhà, hoảng loạn và bối rối: “Trong đầu tôi vẫn không biết điều gì xảy ra.”
Với máy bay ném bom tấn công thị trấn hầu như mỗi tuần, Vũ và gia đình chuyển về một vùng núi cách đấy vài cây số, nơi có những hang đá vôi được dùng làm hầm tránh bom. Vũ từng thấy một thi thể của một người đàn ông không chạy kịp vào hang. “Tôi lật ngửa ông ấy ra,” ông kể. “Mặt ông ấy nổ toác như bỏng ngô.”
Vũ bị bắt nhập ngũ vào Quân đội Bắc Việt nhưng được xuất ngũ sau một tháng huấn luyện vì bị trở ngại về thính giác. Anh trai ông cũng phải nhập ngũ và phải vào Nam chiến đấu. Ở nhà, Vũ và bố mẹ ông chỉ theo dõi được tình hình chiến sự qua báo chí và truyền thanh nhà nước. “Máy ảnh là tài sản quốc gia, vì thế họ chỉ giao cho vài phóng viên để chụp cảnh chiến đấu,” giáo sư Nguyễn Đại Cổ Việt thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam giải thích. Ngăn cấm việc sử dụng máy ảnh giúp chính quyền kiểm soát phần nhiều việc cuộc chiến tranh được người dân hiểu như thế nào. “Cấp trên ra lệnh cho tôi chỉ chụp những gì cho thấy kẻ địch bị thua,” cựu phóng viên chiến trường và nhà làm phim tài liệu Trần Văn Thuỷ nói với tôi.
Tại miền quê Quảng Ninh, Vũ và gia đình chỉ nghe được vài mẩu tin vụn vặt – bao nhiêu máy bay bị bắn rơi hôm ấy, bên nào đang thắng, “bọn lang sói Mỹ ác độc” đang làm gì trên những miền của đất nước. Có ít giải thích về tại sao chiến tranh đang xảy ra. “Người ta không nói về ý nghĩa của cuộc chiến,” ông nói. “Chúng tôi thật sự không hiểu tại sao người Mỹ lại tìm cách xâm lược đất nước chúng tôi. Chúng tôi chẳng làm gì đến họ cả.”
Tôi hỏi Vũ liệu người Việt có hiểu rằng Hoa Kỳ xem chủ nghĩa cộng sản là một đe doạ hay không.
“Người ta còn không biết cộng sản là gì,” Vũ trả lời tôi. “Họ chỉ biết những điều xảy ra trong đời sống họ.”
* * *Cuộc trao đổi giữa tôi và Vũ nhấn mạnh một điểm khác biệt căn bản giữa việc tôi biết về cuộc chiến tranh như thế nào khi lớn lên tại Hoa Kỳ trong những năm 1990, và việc những người Việt tại Hà Nội mà tôi trò chuyện hiểu về nó ra sao khi từng sống qua với nó. “Hoa Kỳ tìm cách đưa cuộc chiến tranh Việt Nam vào chiến dịch Chiến tranh Lạnh của họ,” Thomas Bass, một nhà sử học và giáo sư báo chí tại phân viện Albany thuộc Đại học Tiểu bang New York nói với tôi. “Bắc Việt là những tên cộng sản ác độc, và người dân tự do độc lập ở miền Nam cần được bảo vệ.”
Nhưng tôi hiếm khi nghe thấy người Việt nói như thế. Nguyễn Đăng Phát, một cựu chiến binh Bắc Việt nói với tôi: “Tin tức lúc ấy nói rằng cuộc chiến này là để giành độc lập. Mọi người đều muốn đứng lên chiến đấu và bảo vệ đất nước. Ai cũng muốn giúp miền Nam và thấy đất nước được thống nhất lần nữa.” Đỗ Xuân Sinh, 66 tuổi, từng làm việc trong cơ quan tiếp liệu quân đội, đặt cuộc Chiến tranh Chống Mỹ trong ngữ cảnh của một lịch sử lâu dài đấu tranh chống ngoại xâm, từ “1.000 năm đấu tranh chống Trung Quốc” – ám chỉ việc Trung Quốc chiếm đóng nước này từ năm 111 trước Công Nguyên đến 938 sau Công Nguyên – cho đến cuộc chiến tranh chống Pháp. “Mọi người Việt Nam đều hiểu rằng Đảng Cộng sản đã giúp Việt Nam giành độc lập từ Pháp. Vì thế trong Chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi cũng hiểu rằng đảng cũng giúp chúng tôi giành lại độc lập lần nữa.”
Trần Văn Thuỷ, cựu phóng viên chiến trường, nói với tôi rằng sẽ “khó” để tìm được ai ở Bắc Việt Nam phản đối cuộc chiến, một phần là do cái mà ông gọi là bộ máy tuyên truyền “mạnh mẽ và hiệu quả”. “Bạn sẽ thấy người dân xếp hàng để mua báo đảng hoặc tụ tập chung quanh loa phát thanh để nghe tin,” ông nói. “Người dân đói thông thin và họ tin vào những điều họ nghe được. Tinh thần đồng thuận quốc gia rất mạnh.” Ngược lại ở miền Nam, người dân được quyền truy cập tin tức quốc tế trên đài và những bài hát nổi tiếng than khóc nỗi buồn chiến tranh – có lẽ phản ánh được một thái độ trăn trở hơn. Và ở miền Bắc cũng không có phong trào phản chiến có tổ chức và nổi bật như tại Hoa Kỳ. “Mỹ và Việt Nam không như nhau,” Nguyễn Đại Cổ Việt, vị giáo sư ĐHQGVN nói với tôi. “Đất nước chúng tôi bị xâm lược, và chúng tôi phải chiến đấu để bảo vệ đất nước mình.”
Những ai lên tiếng chống lại cuộc chiến là tự gây hại cho bản thân.
Một cựu tù nhân chính trị yêu cầu giấu tên nói với tôi rằng ông từng lập
ra một tổ chức chống chiến tranh, ông bị bắt giam vài năm. Khi còn là
một thiếu niên ở Hà Nội, ông từng lén nghe các bản phát thanh của đài
BBC. Khi cuộc chiến bắt đầu, ông tập trung khoảng chục bạn bè và in
truyền đơn, theo lời ông kể với tôi, viết rằng “mục đích của cuộc chiến
tranh này không vì lợi ích của nhân dân Việt Nam mà chỉ vì hai chính
quyền miền Bắc và Nam.”
“Người ta gọi đây là Chiến tranh Chống Mỹ, nhưng tôi xem nó là cuộc nội chiến giữa Bắc và Nam Việt Nam. Mỹ chỉ tham gia vào cuộc chiến nhằm hỗ trợ miền Nam chống cộng sản,” ông nói. Sự chia rẽ vùng miền này vẫn còn tiếp diễn. “Đất nước đã thống nhất 40 năm qua nhưng vẫn chưa hoà giải được,” Trần Sơn, 55 tuổi, một chủ doanh nghiệp ở Hà Nội có họ hàng tại miền Nam. “Truyền thông Việt Nam đã đưa ra nhiều hình ảnh lính Mỹ ôm lính Bắc Việt. Nhưng bạn chưa bao giờ thấy được những hình ảnh một người lính miền Bắc ôm một người lính miền Nam.”
* * *Ngày 1 tháng Năm 1975, Vũ và sáu người bạn ăn mừng chiến tranh kết thúc bằng một bữa tiệc, cùng nhau hùn tem phiếu thực phẩm lại để mua được một cân thịt bò và đổ thêm đậu phụ cho đủ bữa. Vì không có nồi nấu nên họ đổ nước vào trong những hộp sữa bột và bỏ thịt vào nấu, “như nồi lẩu,” Vũ kể. Anh trai của ông không có mặt; thi hài của ông, cũng như khoảng 300 nghìn lính Việt Nam vẫn chưa tìm thấy. Các đài truyền hình nhà nước hàng tuần vẫn đăng tải tên tuổi và hình ảnh của những người mất tích cùng với thông tin liên lạc của người thân.
Tinh thần phấn khởi vì chiến tranh chấm dứt được tiếp nối bởi cái mà Bùi Thế Giang, một cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao, gọi là thập niên “tai hoạ” trong những năm 1980. Với việc những quan chức không có trình độ lại có quyền đưa ra những chính sách kinh tế cũng như việc nhà nước kiểm soát mọi lĩnh vực, tăng trưởng bị trì trệ, lạm phát gia tăng và tình trạng nghèo đói tràn lan. Bùi ước tính có khoảng một phần năm dân số bị đói. “Mỗi ngày chúng tôi chỉ có 4 giờ có điện,” Linh Chi, con gái của Vũ, giờ ở tuổi 33, nhớ lại. “Mãi cho đến khi tôi lên năm hoặc sáu tôi mới nhìn thấy cái TV.”
Nhưng kể từ khi có cải cách kinh tế trong những năm cuối 1980, cuộc sống dần dần khấm khá. Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế đều đặn, tỉ lệ nghèo đói trong nước giảm từ gần 60 phần trăm trong những năm 1990 xuống còn khoảng 20 phần trăm vào năm 2010. Hiện tại, Linh Chi là chủ một nhà hàng Mễ thời thượng tại Hà Nội. Thanh niên Việt và dân nước ngoài chen lấn nhau tìm chỗ đậu xe gắn máy và tải ảnh những chiếc bánh burrito giá 6 Mỹ kim lên mạng Instagram.
Trong khi ấy, một thế hệ mới đã trưởng thành mà không có tí trải nghiệm gì về cuộc chiến. Một người bán bánh mì 56 tuổi cho biết tên là Thuận phàn nàn về việc xã hội đã thay đổi quá nhiều: “Thanh niên bây giờ hơi lười biếng. Họ không sẵn sàng nếm mùi khổ cực, như làm việc hầu bàn hay giúp việc nhà chẳng hạn. Họ không trải qua chiến tranh nên họ không biết thời ấy người ta khổ sở rất nhiều. Họ chỉ muốn có địa vị cao mà không phải làm việc quá nhiều.”
Con trai bà, một thanh niên vạm vỡ đang khập khiễng vì một cuộc ẩu đả sau trận bóng đá, cắt ngang để đòi ăn bánh mì. Thuận dùng kéo rạch ổ bánh và trét vào nhiều lớp pâté.
“Bà ấy cứ nói mãi về chiến tranh. Thật chán vô cùng, vì thế tôi cứ bỏ ngoài tai,” cậu nói.
Nguyễn Mạnh Hiệp một cựu chiến binh miền Bắc vừa khai trương một bảo tàng chiến tranh tư nhân đầu tiên tại Hà Nội trong nhà mình, vẫn bị vướng tâm về cuộc chiến và nhu cầu dạy dỗ về nó cho thế hệ trẻ. Ông trưng bày hiện vật của cả hai phía mà ông thu thập trong tám năm chiến đấu cũng như hai thập niên với những chuyến quay lại chiến trường xưa. Các hiện vật gồm quân phục lính Mỹ và máy điện đài, cho đến chiếc chăn mà chỉ huy đưa cho ông khi ông bị thương vì đạn. Ông khoe với tôi một chiếc lọc cà phê mà một đồng đội của ông chế từ xác máy bay Mỹ bị rơi. Chúng tôi uống trà trong vườn sau nhà ông, chung quanh đầy những mảnh máy bay và vỏ tên lửa.
“Tôi muốn giữ lại những món đồ từ chiến tranh để các thế hệ sau có thể hiểu về nó,” ông bảo tôi. “Họ không biết đầy đủ.”
Binh lính tụ họp trong rừng dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh trong phác hoạ thời chiến do Nguyễn Minh Định, người cha quá cố của giáo sư Nguyễn Đại Cổ Việt thuộc đại học Quốc gia Việt Nam (tài liệu của Nguyễn Đại Cổ Việt)Bốn mươi năm trước vào ngày 30 tháng Tư 1975, Nguyễn Đăng Phát đã có được một ngày hạnh phúc nhất đời ông.
Buổi sáng hôm ấy, khi quân đội cộng sản tràn vào thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam và buộc chính quyền do Hoa Kỳ hậu thuẫn đầu hàng, người lính Quân đội Bắc Việt Nam đã ăn mừng cuộc chiến chấm dứt cùng với một đám đông dân chúng tại Hà Nội. Thành phố này sắp trở thành thủ đô của một Việt Nam thống nhất. “Mọi con đường đều đầy ắp người cầm cờ,” Nguyễn, giờ đã 65, kể lại với tôi. “Không còn tiếng máy bay, tiếng bom, hoặc tiếng gào thét. Thời điểm hạnh phúc ấy thật không thể tả được.”
Sự kiện này, còn được biết ở Hoa Kỳ là sự sụp đổ của Sài Gòn cùng những hình ảnh mờ ảo về những người Việt tìm cách chen lên những chiếc trực thăng để được di tản, đang được kỷ niệm như Ngày Thống nhất tại Hà Nội. Ngày lễ không liên quan nhiều đến việc phản ánh rõ rệt cuộc chiến kéo dài hơn 15 năm của đất nước này, trong đó miền Bắc Việt Nam và những người ủng hộ nó ở miền Nam tranh đấu để thống nhất đất nước dưới quyền cộng sản, và Hoa Kỳ can thiệp hộ cho chính quyền chống cộng sản Nam Việt Nam. Hơn 58 nghìn lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến từ 1960 đến 1975; con số ước lượng về binh lính và thường dân Việt Nam của cả hai phía khác biệt rất lớn, từ 2,1 đến 3,8 triệu người trong giai đoạn người Mỹ can thiệp cũng như trong những tranh chấp trước và sau đấy.
Ở Hoa Kỳ, câu chuyện về cuộc thất trận của Mỹ và Nam Việt Nam thì như nhau. Nhưng thế hệ người dân miền Bắc Việt Nam sống trong cuộc chiến lại có trải nghiệm khác về những sự kiện, và vừa qua một số người đã kể lại với tôi cảm giác của “bên thắng cuộc” ra sao.
Hàng chục năm sau cái mà ở đây gọi là “Chiến tranh Chống Mỹ,” Việt Nam vẫn còn là một quốc gia cộng sản. Những nó cũng dần mở cửa cho giới đầu tư nước ngoài, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Á. Là một người Mỹ sống tại thủ đô Việt Nam trong ba năm, hiếm khi tôi nghe được những thảo luận về cuộc chiến. Tại hồ Hữu Tiệp, nằm tại ngã tư yên tĩnh của hai con hẻm dân cư, những người tiểu thương đang bày bán trái cây tươi mà không thèm để ý đến xác chiếc B-52 bị bắn rơi vào năm 1972, vẫn còn nhô lên khỏi mặt nước như một đài tưởng niệm. Và khách bộ hành cũng không dừng lại để đọc tấm bảng viết bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh về “chiến công lừng lẫy” bắn rơi chiếc máy bay ném bom của “đế quốc Mỹ”.
Một công nhân đang nghỉ gần Hồ Hữu Tiệp (Reuters)Thật hiếm hoi khi tìm thấy những chứng tích về chiến thắng của phe cộng sản trên những con phố Hà Nội. Phố Khâm Thiên, một con đường lớn tại trung tâm thành phố, nhộn nhịp xe máy và cửa hàng bán quần áo và iPhone. Có ít bằng chứng cho thấy khoảng 2 nghìn ngôi nhà bị phá huỷ và gần 300 người bị giết gần đấy trong cuộc “dội bom Giáng Sinh” năm 1972, chiến dịch ném bom nặng nề nhất trong cuộc chiến, do chính quyền Nixon ra lệnh nhằm buộc miền Bắc thương lượng để chấm dứt chiến tranh.
“Mảnh thi thể nằm khắp nơi,” Phạm Thái Lan nhớ lại, là một sinh viên ngành y, bà đã phụ giúp trong công tác cứu hộ. Lần đầu tiên bà thấy nhiều xác chết như thế bên ngoài bệnh viện. Giờ là một cụ già vui vẻ ở tuổi 66, bà trở nên trầm tư khi kể về những ngày tháng ấy. Như Nguyễn, người cựu chiến binh ở trên đã nói với tôi: “Nói về chiến tranh là nói về những kỷ niệm đau thương và mất mát.”
* * *Khi tôi trao đổi với người dân Hà Nội về trải nghiệm của họ “trong cuộc chiến,” họ thường hỏi ý tôi đang nói về cuộc chiến nào. Đối với những người thuộc thế hệ của Nguyễn, Chiến tranh Chống Mỹ chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp đầy bạo lực kéo dài hàng chục năm đầy sợ hãi và tranh chấp, nằm giữa cuộc chiến tranh giành độc lập từ người Pháp từ những năm đầu 1940 và cuộc chiến tranh biên giới dài một tháng với Trung Quốc vào năm 1979.
Vũ Văn Vinh, giờ đã 66, chỉ mới năm tuổi khi người Pháp rút khỏi thuộc địa Việt Nam vào năm 1954. Lúc đó ông đã biết sợ những sĩ quan Pháp đi tuần trên những đường phố trong thị trấn quê ông tại Quảng Ninh, đông bắc Hà Nội. “Mỗi khi tôi thấy người nước ngoài, tôi lại sợ,” Vũ nói với tôi. Mười năm sau, Hoa Kỳ bắt đầu đánh bom Bắc Việt Nam.
Lần đầu tiên ông nhìn thấy chiếc B-52, ông há hốc miệng nhìn lên trời, tìm cách hiểu nó là gì: “Tại sao một chiếc máy bay mẹ lại thả ra những chiếc máy bay con?” Một phút sau, ông nói, “Mọi thứ đều rung chuyển. Đá lăn, nhà cửa sụp đổ.” Ông chạy về nhà, hoảng loạn và bối rối: “Trong đầu tôi vẫn không biết điều gì xảy ra.”
Với máy bay ném bom tấn công thị trấn hầu như mỗi tuần, Vũ và gia đình chuyển về một vùng núi cách đấy vài cây số, nơi có những hang đá vôi được dùng làm hầm tránh bom. Vũ từng thấy một thi thể của một người đàn ông không chạy kịp vào hang. “Tôi lật ngửa ông ấy ra,” ông kể. “Mặt ông ấy nổ toác như bỏng ngô.”
Vũ bị bắt nhập ngũ vào Quân đội Bắc Việt nhưng được xuất ngũ sau một tháng huấn luyện vì bị trở ngại về thính giác. Anh trai ông cũng phải nhập ngũ và phải vào Nam chiến đấu. Ở nhà, Vũ và bố mẹ ông chỉ theo dõi được tình hình chiến sự qua báo chí và truyền thanh nhà nước. “Máy ảnh là tài sản quốc gia, vì thế họ chỉ giao cho vài phóng viên để chụp cảnh chiến đấu,” giáo sư Nguyễn Đại Cổ Việt thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam giải thích. Ngăn cấm việc sử dụng máy ảnh giúp chính quyền kiểm soát phần nhiều việc cuộc chiến tranh được người dân hiểu như thế nào. “Cấp trên ra lệnh cho tôi chỉ chụp những gì cho thấy kẻ địch bị thua,” cựu phóng viên chiến trường và nhà làm phim tài liệu Trần Văn Thuỷ nói với tôi.
Tại miền quê Quảng Ninh, Vũ và gia đình chỉ nghe được vài mẩu tin vụn vặt – bao nhiêu máy bay bị bắn rơi hôm ấy, bên nào đang thắng, “bọn lang sói Mỹ ác độc” đang làm gì trên những miền của đất nước. Có ít giải thích về tại sao chiến tranh đang xảy ra. “Người ta không nói về ý nghĩa của cuộc chiến,” ông nói. “Chúng tôi thật sự không hiểu tại sao người Mỹ lại tìm cách xâm lược đất nước chúng tôi. Chúng tôi chẳng làm gì đến họ cả.”
Tôi hỏi Vũ liệu người Việt có hiểu rằng Hoa Kỳ xem chủ nghĩa cộng sản là một đe doạ hay không.
“Người ta còn không biết cộng sản là gì,” Vũ trả lời tôi. “Họ chỉ biết những điều xảy ra trong đời sống họ.”
* * *Cuộc trao đổi giữa tôi và Vũ nhấn mạnh một điểm khác biệt căn bản giữa việc tôi biết về cuộc chiến tranh như thế nào khi lớn lên tại Hoa Kỳ trong những năm 1990, và việc những người Việt tại Hà Nội mà tôi trò chuyện hiểu về nó ra sao khi từng sống qua với nó. “Hoa Kỳ tìm cách đưa cuộc chiến tranh Việt Nam vào chiến dịch Chiến tranh Lạnh của họ,” Thomas Bass, một nhà sử học và giáo sư báo chí tại phân viện Albany thuộc Đại học Tiểu bang New York nói với tôi. “Bắc Việt là những tên cộng sản ác độc, và người dân tự do độc lập ở miền Nam cần được bảo vệ.”
Nhưng tôi hiếm khi nghe thấy người Việt nói như thế. Nguyễn Đăng Phát, một cựu chiến binh Bắc Việt nói với tôi: “Tin tức lúc ấy nói rằng cuộc chiến này là để giành độc lập. Mọi người đều muốn đứng lên chiến đấu và bảo vệ đất nước. Ai cũng muốn giúp miền Nam và thấy đất nước được thống nhất lần nữa.” Đỗ Xuân Sinh, 66 tuổi, từng làm việc trong cơ quan tiếp liệu quân đội, đặt cuộc Chiến tranh Chống Mỹ trong ngữ cảnh của một lịch sử lâu dài đấu tranh chống ngoại xâm, từ “1.000 năm đấu tranh chống Trung Quốc” – ám chỉ việc Trung Quốc chiếm đóng nước này từ năm 111 trước Công Nguyên đến 938 sau Công Nguyên – cho đến cuộc chiến tranh chống Pháp. “Mọi người Việt Nam đều hiểu rằng Đảng Cộng sản đã giúp Việt Nam giành độc lập từ Pháp. Vì thế trong Chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi cũng hiểu rằng đảng cũng giúp chúng tôi giành lại độc lập lần nữa.”
Trần Văn Thuỷ, cựu phóng viên chiến trường, nói với tôi rằng sẽ “khó” để tìm được ai ở Bắc Việt Nam phản đối cuộc chiến, một phần là do cái mà ông gọi là bộ máy tuyên truyền “mạnh mẽ và hiệu quả”. “Bạn sẽ thấy người dân xếp hàng để mua báo đảng hoặc tụ tập chung quanh loa phát thanh để nghe tin,” ông nói. “Người dân đói thông thin và họ tin vào những điều họ nghe được. Tinh thần đồng thuận quốc gia rất mạnh.” Ngược lại ở miền Nam, người dân được quyền truy cập tin tức quốc tế trên đài và những bài hát nổi tiếng than khóc nỗi buồn chiến tranh – có lẽ phản ánh được một thái độ trăn trở hơn. Và ở miền Bắc cũng không có phong trào phản chiến có tổ chức và nổi bật như tại Hoa Kỳ. “Mỹ và Việt Nam không như nhau,” Nguyễn Đại Cổ Việt, vị giáo sư ĐHQGVN nói với tôi. “Đất nước chúng tôi bị xâm lược, và chúng tôi phải chiến đấu để bảo vệ đất nước mình.”
“Người ta gọi đây là Chiến tranh Chống Mỹ, nhưng tôi xem nó là cuộc nội chiến giữa Bắc và Nam Việt Nam. Mỹ chỉ tham gia vào cuộc chiến nhằm hỗ trợ miền Nam chống cộng sản,” ông nói. Sự chia rẽ vùng miền này vẫn còn tiếp diễn. “Đất nước đã thống nhất 40 năm qua nhưng vẫn chưa hoà giải được,” Trần Sơn, 55 tuổi, một chủ doanh nghiệp ở Hà Nội có họ hàng tại miền Nam. “Truyền thông Việt Nam đã đưa ra nhiều hình ảnh lính Mỹ ôm lính Bắc Việt. Nhưng bạn chưa bao giờ thấy được những hình ảnh một người lính miền Bắc ôm một người lính miền Nam.”
* * *Ngày 1 tháng Năm 1975, Vũ và sáu người bạn ăn mừng chiến tranh kết thúc bằng một bữa tiệc, cùng nhau hùn tem phiếu thực phẩm lại để mua được một cân thịt bò và đổ thêm đậu phụ cho đủ bữa. Vì không có nồi nấu nên họ đổ nước vào trong những hộp sữa bột và bỏ thịt vào nấu, “như nồi lẩu,” Vũ kể. Anh trai của ông không có mặt; thi hài của ông, cũng như khoảng 300 nghìn lính Việt Nam vẫn chưa tìm thấy. Các đài truyền hình nhà nước hàng tuần vẫn đăng tải tên tuổi và hình ảnh của những người mất tích cùng với thông tin liên lạc của người thân.
Tinh thần phấn khởi vì chiến tranh chấm dứt được tiếp nối bởi cái mà Bùi Thế Giang, một cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao, gọi là thập niên “tai hoạ” trong những năm 1980. Với việc những quan chức không có trình độ lại có quyền đưa ra những chính sách kinh tế cũng như việc nhà nước kiểm soát mọi lĩnh vực, tăng trưởng bị trì trệ, lạm phát gia tăng và tình trạng nghèo đói tràn lan. Bùi ước tính có khoảng một phần năm dân số bị đói. “Mỗi ngày chúng tôi chỉ có 4 giờ có điện,” Linh Chi, con gái của Vũ, giờ ở tuổi 33, nhớ lại. “Mãi cho đến khi tôi lên năm hoặc sáu tôi mới nhìn thấy cái TV.”
Nhưng kể từ khi có cải cách kinh tế trong những năm cuối 1980, cuộc sống dần dần khấm khá. Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế đều đặn, tỉ lệ nghèo đói trong nước giảm từ gần 60 phần trăm trong những năm 1990 xuống còn khoảng 20 phần trăm vào năm 2010. Hiện tại, Linh Chi là chủ một nhà hàng Mễ thời thượng tại Hà Nội. Thanh niên Việt và dân nước ngoài chen lấn nhau tìm chỗ đậu xe gắn máy và tải ảnh những chiếc bánh burrito giá 6 Mỹ kim lên mạng Instagram.
Trong khi ấy, một thế hệ mới đã trưởng thành mà không có tí trải nghiệm gì về cuộc chiến. Một người bán bánh mì 56 tuổi cho biết tên là Thuận phàn nàn về việc xã hội đã thay đổi quá nhiều: “Thanh niên bây giờ hơi lười biếng. Họ không sẵn sàng nếm mùi khổ cực, như làm việc hầu bàn hay giúp việc nhà chẳng hạn. Họ không trải qua chiến tranh nên họ không biết thời ấy người ta khổ sở rất nhiều. Họ chỉ muốn có địa vị cao mà không phải làm việc quá nhiều.”
Con trai bà, một thanh niên vạm vỡ đang khập khiễng vì một cuộc ẩu đả sau trận bóng đá, cắt ngang để đòi ăn bánh mì. Thuận dùng kéo rạch ổ bánh và trét vào nhiều lớp pâté.
“Bà ấy cứ nói mãi về chiến tranh. Thật chán vô cùng, vì thế tôi cứ bỏ ngoài tai,” cậu nói.
Nguyễn Mạnh Hiệp một cựu chiến binh miền Bắc vừa khai trương một bảo tàng chiến tranh tư nhân đầu tiên tại Hà Nội trong nhà mình, vẫn bị vướng tâm về cuộc chiến và nhu cầu dạy dỗ về nó cho thế hệ trẻ. Ông trưng bày hiện vật của cả hai phía mà ông thu thập trong tám năm chiến đấu cũng như hai thập niên với những chuyến quay lại chiến trường xưa. Các hiện vật gồm quân phục lính Mỹ và máy điện đài, cho đến chiếc chăn mà chỉ huy đưa cho ông khi ông bị thương vì đạn. Ông khoe với tôi một chiếc lọc cà phê mà một đồng đội của ông chế từ xác máy bay Mỹ bị rơi. Chúng tôi uống trà trong vườn sau nhà ông, chung quanh đầy những mảnh máy bay và vỏ tên lửa.
“Tôi muốn giữ lại những món đồ từ chiến tranh để các thế hệ sau có thể hiểu về nó,” ông bảo tôi. “Họ không biết đầy đủ.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét