Hiệu Minh
Bài dịch của bác TamHmong.TS, Mikhail Deliagin. Ảnh: Internet=>
Người Nga trong lịch sử hiện đại thế kỷ 20,21 đã trải qua nhiều vinh quang và cay đắng. Trong mọi cuộc chơi họ luôn giữ được một qui tắc vàng là tìm hiểu kỹ kẻ thù, đối thủ, đối tác, đồng minh. Trong đàm phán họ thường làm tốt công tác chuẩn bị.
Xin phép giới thiệu bài viết của TS Mikhail Deliagin, Giám đốc Viện các vấn đề Toàn cầu hóa của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, một nhà kinh tế và chính luận Nga nổi tiếng thuộc thế hệ 7x.
“Chúng ta cần quái gì Trung Quốc nhỉ?”
Báo Moskovsky Komsomolets ngày 15.10.2014.Cuộc bứt phá ngoạn mục của TQ là sự kiện toàn cầu hàng đầu sau khi Liên Xô sụp đổ. TQ đã phát triển nhanh gấp nhiều lần so với các quốc gia khác. Nếu 1990 tỷ trọng của TQ trong toàn phần kinh tế thế giới là 1,7% thì năm 2004 đã là 13,15%. Năm 2007 TQ qua mặt Đức, năm 2010 qua mặt Nhật. Đến 2020 thậm chí với tốc độ phát triển giảm đi thì TQ vẫn qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số một thế giới.
Ngay trong 2014 nếu tính theo sức mua thì TQ đã vượt Mỹ. Theo tính toán của Quĩ Tiền tệ Quốc tế tỷ trọng của TQ và Mỹ trong Tổng sản phẩm thế giới tính theo sức mua là 16,48% và 16,28% tương ứng.
Trung Quốc hiện nay hoàn toàn không đơn thuần chỉ là “công xưởng thế giới’ mà còn như người khổng lồ Atlant (vị khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp đở trên vai mình cả bầu trời-ND) đở trên vai mình toàn bộ kinh tế toàn cầu, không cho nền kinh tế toàn cầu sụp đổ trong cuộc suy thoái vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại (khủng hoảng kinh tế 2008-2009?-ND)
Như chúng ta biết, người TQ có 4800 năm lịch sử thành văn, liên tục. Khi có vấn đề phát sinh, người TQ với nghệ thuật điều hành quản trị lâu đời của mình luôn tìm cách giải quyết cúng. Khác với kiểu Châu Âu sống chung với lũ, kiểu Hoa Kỳ tìm cách đặt lên vai người khác, Và càng khác kiểu Nga biến chúng thành cơ sở để làm giàu cho cá nhân.
Tuy nhiên, những khó khăn bất cập của kinh tế TQ là quá rõ ràng và có lẽ chúng sẽ bộc phát trong những năm 2017-2019 sắp tới.
Từ đầu những năm 2000, TQ đã bắt đầu “chiến đấu’’ với sự phụ thuôc quá mức vào xuất khẩu bằng cách kích cầu thị trường nội địa. Sao cho thị trường này đủ lớn để làm cơ sở cho TQ tiếp tục phát triển. Đây hoàn toàn không phải là chiến dịch “Gìn giữ chủ quyền dân tộc’ ».
Lý do thực sự là do nhu cầu hàng hóa ở tất cả các nước phát triển giảm nên các nước này thi hành nhiều biện pháp bảo hộ hàng hóa của chính họ làm hạn chế khả năng xuất khẩu của TQ.
Việc chuyển định hướng sản xuất sang thị trường nội địa cũng đầy hệ lụy vì nó làm giảm hiệu quả kinh doanh nói chung. Điều này cùng với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm tất yếu (một phần là do ngày càng thiếu nước, năng lượng và đất đai) sẽ phá tan hy vọng của rất nhiều người TQ chỉ trong vòng một thế hệ đã kịp quen với việc ngày mai bắt buộc cuộc sống phải tốt hơn hôm nay.
Khi quá trình này phát sinh, tất nhiên, bức xúc nhất sẽ chính là tầng lớp năng động nhất trong xã hội TQ. Tầng lớp thu được nhiều lợi ích nhất từ cải tổ kinh tế. Họ sẽ cố mọi cách duy trì tăng trưởng thu nhập của cá nhân mình cho dù điều này phương hại đến quyền lợi, làm thoái hóa tầng lớp thụ động và nghèo khổ trong xã hội.
Đây chính là hệ lụy của việc tự do hóa kinh tế. Các nhà lãnh đạo TQ hiện nay tiến hành dân chủ hóa không chỉ nhằm chống tham nhũng mà còn để hạn chế quá trinh này. Để hạn chế lòng tham của giới kinh doanh họ chỉ có mỗi cách kích động “quần chúng rộng rãi’’.
Từ đó có thể thấy là sự thất bại của cánh “cải tổ tự do” do Hồ Cẩm Đào cầm đầu trên đại hội lần thứ 18 ĐCS TQ là không ngẫu nhiên. Ông Hồ Cẩm Đào trái với truyền thống không giữ được chức Bí thư Quân ủy TW khi rời chức TBT. Trong Thường vụ Bộ chính trị cơ quan quyền lực tối cao của ĐCS trong số những người thuộc cánh “cải tổ tự do” chỉ còn mình ông Lý Khắc Cường giữ được chức Ủy viên Thường vụ.
Ông giữ được chức cũng không phải nhờ những phẩm chất nổi trội mà nhờ chức Thủ tướng trong chính quyền của ông. Một chức vụ “vật thí” tiềm năng trường hợp cải tổ kinh tế tiếp tục bị thất bại (điều này nhiều khả năng sẽ là hiện thực vì các lý do khách quan).
Việc tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng thu hẹp đòi hỏi sự bình đẳng hơn trong phân chia, nghĩa là dân chủ hơn, hạn chế ý muốn của các nhà cải tổ tự do chuyển giao tài nguyên chỉ cho các chủ sở hữu và nhà quản trị “hiệu quả nhất’.
Dân chủ hóa xã hội một cách hạn chế là hoàn toàn không đủ. Để quá trình này không dẫn đến xáo trộn trong xã hội chính quyền lại phải tăng cường giám sát “xiết ốc’. Quá trình này sẽ bị giới tinh hoa coi là hạn chế tự do dân chủ, tự do cá nhân.
Việc đó lại dẫn đến việc quá trình xã hội hóa tự do sáng tạo gặp khó khăn. Điều mà lãnh đạo TQ đã bắt đầu xúc tiến từ đầu những năm 2000. Điều này cũng là cốt tử trong cuộc đua tranh vị trí dẫn đầu của TQ trong thế giới hậu công nghiệp hóa (thế giới kinh tế tri thức-ND).
Như chúng ta biết cho đến nay văn hóa tập thể kiểu bày đàn ở TQ vẫn chỉ thuận chiều đối với việc sao chép và cải tiến tinh vi.
Bài toán vốn chưa có lời giải này lại còn bị nhu cầu tăng cường giám sát việc phân chia của cải xã hội (về mức độ phân hóa giầu nghèo TQ đã bằng Mỹ!) làm phức tạp thêm.
Việc tăng cường giám sát phân chia của cải xã hội cộng với tình trạng chênh lệch giới tính (hiện ở TQ đã “thừa’’ vài chục triệu chú rể) làm cho xã hội trở nên rất căng thẳng và bạo lực.
Mặt khác thì tình trạng sinh một con kéo dài làm cho xã hội trở thành xã hội của “cậu ấm cô chiêu’’.
Cuối cùng là ta phải nói đến tình trạng nguy hiểm đang diễn ra trong việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo TQ. Một số lượng rất lớn cán bộ lãnh đạo trung cao cấp trong bộ máy chính quyền TQ hiện nay đã là những người tốt nghiệp các Đại học Phương Tây (hoặc tương đương về phương diện giáo dục nhân cách). Đó là những nhà quản trị quan tâm hang đầu của họ là các lợi ích cá nhân, sau mới đến lợi ích chung.
Nói trắng phớ ra là nếu thế hệ tiền bối của họ phục vụ cống hiến cho TQ vì đất nước TQ. Thì thế hệ này phục vụ và cống hiến cho TQ vì điều đó có lợi cho họ. Hầu như chắc chắn người kế nhiệm Tập Cận Bình đã thuộc thế hệ này.
Sự thay đổi thế hệ này dần dần sẽ dẫn đến việc thay đổi bản chất cơ chế quản lý nhà nước. Một cơ chế quản lý nhà nước mà hoạt động Bộ máy Nhà nước chủ yếu nhằm phục vụ quyền lợi của các Cty đa quốc gia của giới tài phiệt quốc tế.
Tại sao những điều gì xảy ra ở TQ hiện nay lại quan trọng với người Nga chúng ta? Cúng quan trọng trước hế bởi sự yếu kém khủng khiếp của nước Nga. Hôm nay chúng ta rất khó mà ti rằng vào những năm 1940 vùng Mãn Châu dân cư còn rất thưa thớt. Hệt như vùng Zabaicane của Nga.
Chính sách xem nhẹ viêc phát triển vùng Viễn Đông Nga có thể dẫn đến việc vùng này sẽ mất hoàn toàn khỏi tay nước Nga vì những nguyên nhân kinh tế dân số tự nhiên. Không cần đến sự can thiệp của nhà nước TQ (thời kỳ Liên Xô vùng Viễn Đông với diên tích 1,5 triệu km vuông có dân số hơn 15 triệu. Hiện nay dân số vùng này chỉ còn khoảng 7 triệu. Hơn 60% trẻ em mới sinh có đôi mắt một mí kiểu TQ-ND).
Tinh thần yêu nước tự phát của người TQ ngày một mạnh lên. Sẽ đến lúc tinh thần này không thể “nuôi dưỡng” tiếp tục bằng việc nâng cao đời sống ở chính TQ.
Việc giả tỏa căng thẳng bức xúc bên trong xã hội TQ có thể sẽ được giải quyết bằng cách “xả su páp” ra ngoài TQ. Rất có thể là cả sang nước Nga.
Cắt đường lưỡi bò =>
Vấn đề là ở chỗ để tránh những hành xử loại này (từ phía TQ) chúng ta
không thể xung đột với TQ (và sau đó khởi động lại như kiểu quan hệ
Nga-Mỹ). Ngược lại nước Nga phải cố gắng liên tục củng cố quan hệ với
TQ, cố gắng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và đặc biệt là sự trao đổi
giữa giới trí tuệ tinh hoa hai nước.Việc hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề dự báo chiến lược dài hạn, trong công tác quản lý dân dần sẽ biến quan hệ đối tác thành quan hệ đồng minh (tất nhiên trên cơ sở phải hiểu rằng người TQ luôn có quan điểm cứng rắn trong việc giữ độc lập né tránh mọi hình thức đồng minh).
Theo cách quan niệm như vậy thì việc củng cố quan hệ “có tính bắt buộc’ với TQ (xuất phát từ tình trạng “chiến tranh lạnh’ của Nga với Phương Tây) mang lại lợi ích cho nước Nga cho dù đàm phán với TQ thường là khó khăn đến mức “huyền thoại’ như chúng ta biết.
Hợp đồng dầu khí rất lớn bao gồm cả việc thành lập Tổ hợp hóa dầu ở Zabaicane sẽ là động lực cho việc phát triển Viễn Đông và giúp cho việc đa dạng hóa kinh tế (dù rằng vấn đề giá khí đốt mà Nga sẽ bán cho TQ đo lũ quan chức quan liêu Nga đến nay vẫn còn bỏ ngỏ!).
Việc tăng tỷ lệ đồng rúp và nhân dân tệ trong buôn bán hai chiều nên tiến hành thận trọng cho đến khoảng một nửa khối lượng buốn bán hai chiều Nga-Trung (hiện nay là khoảng 200 tỷ USD-ND). Đó cũng sẽ là một yếu tố tăng thêm chủ quyền quốc gia của Nga trên thế giới.
Một sự liên kết chặt chẽ với TQ còn cần thiết ở khía cạnh khác. Quá trình hiện đại hóa kinh tế Nga trong trường hợp tiến hành thành công sẽ giúp làm giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ TQ. Cũng có ý nghĩa làm chính TQ phải thay đổi cơ cấu sản xuất.
Có thể nói việc TQ bứt phá ngoạn mục là một cái tát như trời giáng đối với nước Nga. Sự phát triển kinh tế thị trường TQ có xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với Nga.
Hơn nữa sự phát triển của TQ phần nào lại còn dựa vào chính mô hình quản trị kiểu “Xô Viết” trong khi những khó khăn hiện nay và sắp tới của TQ lại là những đe dọa nặng nề, gần như nguy hiểm chết người có tính chiến lược đối với Nga.
TQ hiện nay cần một nước Nga mạnh và ổn định như một đối tác chiến lược-hậu phương mà TQ có thể yên tâm dựa vào trong cuộc đối đầu lịch sử với Phương Tây.
Nếu bộ máy quan liêu của nước Nga không tạo cơ hội cho nước Nga phát triển và đóng vai trò này thì nước Nga chúng ta đơn giản sẽ biến thành một món ăn trên cái đĩa của người TQ.
Lời người dịch TamHmong: xin phép nói thêm đây là bản lược dịch và nội dung bài viết hoàn toàn không phản ánh quan điểm cá nhân của người dịch.
TamHmong lược dịch và giới thiệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét