(Giáo dục)
- “Dư luận bức xúc với Bộ Giáo dục cũng
có lý của họ , nhưng nếu công bằng mà suy xét thì "sơ xuất" như vậy đâu
riêng ngành giáo dục”.
- Bộ Giáo dục "không nhớ" 35.000 tỷ sẽ chi thế nào?
- Bộ Giáo dục: Chống "sốc" nên... chia 70.000 tỷ thành hai gói
Tính toán 34.000 tỷ của Bộ Giáo dục
Con
số 34.000 tỷ đồng nhằm đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông,
là con số được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nêu ra tại phiên họp của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, ngày 14/4.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "34.000 tỷ chỉ là "sơ suất". |
Theo
ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo, khi xây dựng đề
án thì kinh phí dự trù 34.275 tỷ đồng không chỉ dành riêng cho việc đổi
mới sách giáo khoa mà còn bao gồm cả việc đào tạo, tái đào tạo đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp thiết dạy
học cho các trường.
Sau những chất vấn trực tiếp
của dư luận về từng khoản chi tiêu trong gói đề án cả mấy chục nghìn tỷ
ấy thì dư luận mới té ngửa, 34.000 tỷ đồng đó có nhiều hạng mục khác
nhau: sách giáo khoa và chương trình chỉ khoảng 5.000 tỷ thôi, còn 29
nghìn tỷ là dùng cho những việc khác như là bổi dưỡng giáo viên...
Sau
đó, chính các lãnh đạo ngành giáo dục giải thích là 5.000 tỷ ấy thực
chất là sách giáo khoa và chương trình chỉ chiếm độ 100 tỷ thôi còn
ngoài ra làm những việc khác. Đặc biệt trong 34.000 tỷ ấy thì có 20 ngàn
tỷ dùng cho việc sắm sửa các thiết bị dạy học.
Vậy
mà đã hết đâu? Trả lời trong cuộc họp báo, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, thường trực Ban soạn thảo Đề án cho
biết: “con số khái toán lúc đầu, tạm hình dung ra” và “trong 34.275 tỷ
đồng có đến 7-8 đầu việc”. Mà bản thân người xây dựng đề án cũng không
nhớ chính xác được khái toán chi tiết cho từng đầu việc.
Thế
đấy, hơn 34.000 tỷ đồng mà các vị lãnh đạo ngành giáo dục nói cứ như
thế đang tính toán chi tiêu vài triệu đồng tiền lương công chức. Mà
người viết dám chắc 100% rằng, vài triệu tiền lương vào tay các bà nội
trợ trong thời buổi thóc cao gạo kém như hiện nay cũng được cân, đong,
đo, đếm đâu ra đấy, chứ không thể "tạm hình dung" với "khái toán" như
các vị lãnh đạo đang hướng đạo học sinh cả nước.
Đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận chính thức lên tiếng thừa nhận “con số đó là sơ xuất đáng tiếc”, chỉ là “khái toán”.
Bộ
trưởng khẳng định, đó chỉ là con số ước tính của các nhóm chuyên gia và
"cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi
phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận còn cho biết con số này không có trong trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan.
Bởi
lẽ, đó mới là chủ trương, sau khi có chủ trường còn phải xây dựng đề án
chi tiết, lấy ý kiến dư luận, chuyên gia, các bộ ngành rồi Bộ mới hoàn
thiện xin ý kiến Thủ tướng, Quốc hội.
Dư luận cũng
chỉ đành ngậm ngùi lau mồ hôi hột. Và ai ai cũng đồng cảm với nỗi thất
vọng lớn nhất của ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Lương Thế
Vinh (Hà Nội) về nỗ lực đổi mới chương trình giảng dạy và SGK bởi: “Ra
là tất cả những dự án ấy cũng hết sức mơ hồ về chuyện tiền nong chi tiêu
như thế nào và cách thức làm việc như thế nào"”. Vả lại, Bộ trưởng cũng
đã xin lỗi.
Buồn vì... không chỉ mình Bộ Giáo dục
Người
xưa đã có câu, "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại". Bộ
trưởng Bộ Giáo dục đã đàng hoàng nhận lỗi đến như vậy, xem ra, dư luận
cũng không nên bàn đi tán lại thêm nữa làm gì.
Đó là chưa kể, hiện tượng “đếm đầu việc, tạm tính tiền” thời gian gần đây xảy ra không chỉ riêng ở Bộ Giáo dục.
Này
nhé, vụ lùm xùm đăng cai ASIAD 18 còn bị chỉ trích là ảnh hưởng tới
hình ảnh quốc gia, tới cả quan hệ quốc tế chứ không đơn giản chỉ là bài
“lật kèo” trong nước xảy ra như thế nào? Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch nói
chắc như đinh đóng cột, đăng cai chỉ với 150 triệu USD (3.000 tỷ đồng).
Bộ trưởng điểm rõ các đầu việc đây: “Vấn đề thứ
nhất là các khâu tổ chức thi đấu, khâu khai mạc, bế mạc mà kinh nghiệm
chúng ta đã tổ chức thành công. Chúng ta tổ chức ASIAD gắn liền với
chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội. Như vậy, sân bay,
đường xá Hà Nội sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn của Trung ương và địa
phương. Cơ sở vật chất như thế nếu chúng ta biết tiết kiệm, căn cơ thì
có thể sẽ tổ chức thành công ASIAD…”.
Tuy nhiên, Bộ
Tài chính cho rằng số tiền trên là không đủ, kinh phí có thể đội lên
gấp nhiều lần. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng khẳng
định: "Số tiền gấp đôi 150 triệu USD cũng không đủ tổ chức". Tất nhiên,
trước lập luận này, Bộ Văn hóa một lần nữa khẳng định con số 150 triệu
USD.
Thế nhưng, nói thế là chưa tính tới sự nhanh
nhạy của Hà Nội. Chỉ vừa khởi động ASIAD, thì ngay lập tức Hà Nội đã
nhanh nhảu quyết định chi 19.500 tỷ đồng ( khoảng 100 triệu USD) cho dự
án tinh thần thể dục của Hà Nội.
Điểm đáng chú ý
tại quy hoạch giai đoạn này, Hà Nội đã đưa vào những đề xuất tính toán
cụ thể cho nhu cầu vốn phục vụ ASIAD 18 tổ chức tại đây vào năm 2019.
Theo
tính toán của UBND TP Hà Nội, để thực hiện quy hoạch phát triển thể dục
thể thao giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn cho các mục tiêu cần thực
hiện phải có từ 5.600-6.300 tỉ đồng. Trong tổng nhu cầu nguồn vốn của
giai đoạn này, UBND TP Hà Nội xác định cần có khoảng 1.100 tỉ đồng từ
ngân sách TP đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp các công trình thể thao
cấp TP và các nhà thi đấu thuộc trung tâm thể dục thể thao quận, huyện,
thị xã phục vụ tổ chức ASIAD 18.
Nguồn vốn gần
1.100 tỉ đồng là “gói” ngân sách đầu tiên được UBND TP Hà Nội đề nghị để
thực hiện kế hoạch tổ chức ASIAD 18. Kế hoạch cụ thể này được chính Phó
Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thông qua.
Hiển
nhiên, dư luận lại buộc phải đặt câu hỏi, vậy tổ chức ASIAD 18 thật sự
hết bao nhiêu tiền? Nếu 150 triệu USD theo đề án của Bộ Văn hóa là khả
thi thì số tiền chi cho tinh thần thể dục của Hà Nội chẳng lẽ lại để...
cho vui.
Việc tổ chức hay xin rút đăng cai ASIAD
18 đang trở thành cuộc tranh luận lớn trong dư luận và kết luận cuối
cùng của Thủ tướng Chính phủ là rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại
Hà Nội khiến dư luận thở phào nhẹ nhõm. Tất nhiên, người ta cũng buộc
phải đặt câu hỏi về "đề án khả thi" mà Bộ Văn hóa đã dũng cảm khẳng định
trước đây.
Mới điểm sơ sơ những sự kiện xảy ra
thời gian gần đây đã thấy "bệnh khái toán của các đề án, dự án ở Việt
Nam hẳn nhiên không phải là "bệnh lạ". Cho nên, người dân phải biết
khoan dung với vị tư lệnh ngành giáo dục, thật tình là "oan" cho Bộ Giáo
dục lắm thay.
Thái An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét