Người
dân xếp hàng mua nước đóng chai tại Lan Châu, Cam Túc ngày 11/04/2014
sau khi phát hiện nước máy có chứa benzen, hóa chất có thể gây ung thư,
cao gấp 20 lần mức an toàn.
REUTERS/Stringer
Bộ Bảo vệ Môi trường cho biết, trên tổng diện tích 6,3 triệu
km2 được nghiên cứu - tương đương hai phần ba diện tích Trung Quốc - có
hơn một triệu km2 bị ô nhiễm, chiếm tỉ lệ 16,1%. Công nghiệp mỏ và nông
nghiệp là hai lãnh vực chính gây ra tình trạng xuống cấp này. Theo công
trình nghiên cứu tiến hành trong tám năm từ 2005 đến 2013, trên 80% chất
ô nhiễm có trong đất không mang xuất xứ sinh học.
Cuộc điều tra mà người ta biết đến từ lâu, đã gây ra nhiều tin đồn vì chính quyền Bắc Kinh hồi năm ngoái đã từ chối công khai, cho rằng đây là bí mật quốc gia. Người dân Trung Quốc hiện rất quan tâm đến việc môi trường thiên nhiên bị xuống cấp, và ngày càng khó thể chấp nhận hy sinh môi trường cho tăng trưởng bằng mọi giá.
Đại đa số nguồn nước tại Trung Quốc đều đang bị ô nhiễm ở mức từ trung bình đến trầm trọng, và các xì-căng-đan về các vụ nguồn nước mặt bị nhiễm độc thường xuyên xảy ra. Chưa kể đến những tranh cãi về chất lượng không khí xấu đi một cách khó thể tưởng tượng, ảnh hưởng đến toàn bộ những vùng miền của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Tổ chức phi chính phủ Greenpeace trong những năm gần đây đã cảnh báo về tác hại của tro than. Là quốc gia tiêu thụ than đá hàng đầu và đang có xu hướng tăng lên, Trung Quốc mỗi năm sản xuất hàng trăm triệu tấn than đá.
Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc mãi đến năm 2013 mới chịu nhìn nhận sự hiện diện của các « làng ung thư », sau rất nhiều năm có thông tin về số trường hợp bị ung thư cao hơn mức trung bình rất nhiều, tại một số vùng bị ô nhiễm nhiều nhất trên toàn quốc.
Cuộc điều tra mà người ta biết đến từ lâu, đã gây ra nhiều tin đồn vì chính quyền Bắc Kinh hồi năm ngoái đã từ chối công khai, cho rằng đây là bí mật quốc gia. Người dân Trung Quốc hiện rất quan tâm đến việc môi trường thiên nhiên bị xuống cấp, và ngày càng khó thể chấp nhận hy sinh môi trường cho tăng trưởng bằng mọi giá.
Đại đa số nguồn nước tại Trung Quốc đều đang bị ô nhiễm ở mức từ trung bình đến trầm trọng, và các xì-căng-đan về các vụ nguồn nước mặt bị nhiễm độc thường xuyên xảy ra. Chưa kể đến những tranh cãi về chất lượng không khí xấu đi một cách khó thể tưởng tượng, ảnh hưởng đến toàn bộ những vùng miền của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Tổ chức phi chính phủ Greenpeace trong những năm gần đây đã cảnh báo về tác hại của tro than. Là quốc gia tiêu thụ than đá hàng đầu và đang có xu hướng tăng lên, Trung Quốc mỗi năm sản xuất hàng trăm triệu tấn than đá.
Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc mãi đến năm 2013 mới chịu nhìn nhận sự hiện diện của các « làng ung thư », sau rất nhiều năm có thông tin về số trường hợp bị ung thư cao hơn mức trung bình rất nhiều, tại một số vùng bị ô nhiễm nhiều nhất trên toàn quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét